• Trong bài viết về kinh nghiệm đi xe ban đêm, tôi cũng có tham gia 1chút, nhưng thiết nghĩ cần có 1 bài tổng hợp hơn, nên lập cái topic này, có thể những kinh nghiệm của tôi các bác có rồi, thậm chí có thể cũng như là tập đọc, tập viết với các bác đã là cao tăng đắc đạo, nhưng tôi hi vọng với bài viết này, sẽ giúp ích được phần nào đó, một vài bác mới cầm vô lăng, hoặc ít đi đường trường.
• Tôi bắt đầu với loại xe và đoạn đường các bác sẽ đi. ở đây chỉ lưu ý nhỏ với dòng xe cỏ (mô phật- có đụng chạm tí nhưng các bác thông cảm,tôi không biết diễn đạt thế nào với Matiz, Kia - pirde,xe trung quốc, "cóc"....) các bác nên cẩn thận kiểm tra áp xuất lốp, dầu phanh, nước máy - rửa kính, dầu máy, hệ thống đèn, bi-mai o, láp , hệ thống lái....... vì các loại xe này những thứ đó hay hỏng lặt vặt và bất thường. còn với các dòng xe trung và sang (từ 28k $ đổ lên) thì không cần thiết, kiểm tra & bảo dưỡng định kỳ là ok rồi.
• Tiếp theo là đoạn đường các bác sẽ đi. Mật độ xe - Loại xe tham gia chủ yếu - địa hình và chất lượng đường xá => sẽ cho các bác những phương án xử lý khác nhau.
• Tôi lấy ví dụ trên đoạn đường từ Gia Lâm đi sân bay nội bài, tuyến này đường đẹp - rộng - xe tham gia đa phần là xe con (65-75%),xe khách (16-54 chỗ : 10-15%), xe tải (5-10%), vì vậy nên các bác có thể đi thoải mái (miễn là đúng đường),và kể cả trong các tình huống xử lý đặc biệt (gia súc qua đường ,xe hướng đột ngột) thì các bác cũng an tâm, chất lượng đường rất tốt, đảm bảo các bác kết hợp rà phanh và đánh lái (7-10 độ vô lăng) mà xe không bị liệng ở tốc độ 80 km/h, và lề đường cũng sạch sẽ và có khoảng 1m (làn xe thô sơ, xe máy - đạp) ven đường là đường nhựa để lấn vào trong trường hợp cần thiết.
• Nhưng nếu như là đoạn đường Sóc Sơn - Thái Nguyên thì các bác phải đặc biệt lưu tâm. Đoạn đường này rất hẹp, mà nhà dân thì gần như toàn lề đường (chiếm khoảng 35-40 km/ tổng 60 km) và lề đường thì đa phần chất lượng rất kém (sỏi đá, rơm cỏ - rất rễ trượt bánh với xe lốp bé), đường chỉ đủ cho 2 xe tránh nhau, nhưng lưu lượng xe thì đông, mà đủ thể loại. từ xe cỏ đến xe sang, từ xe tải, xe khách..... và cả xe đạp, xe máy cũng rât đông. Đi trên cung đường này các bác nên chú ý quan sát rộng, và căn đường cũng như tầm quan sát phía trước phải thoải mái, không thể thiếu nữa là tốc độ tăng tốc khi vượt xe, đặc biệt lưu ý khi vượt xe contener, với các dòng xe phân khối thấp (1,1 đổ lại) khuyến cáo khi vượt nên tắt điều hoà. Tầm quan sát ở đây nên lưu ý là quan sát được Toàn - Bộ - đường - phía trước - của xe sẽ vượt, vì chỉ cần 1 cái xe máy đi ngay trước đầu 1 xe contener, khi bác đang vượt nó có thể lách để tránh xe máy, khi đó phần đường còn lại sẽ không đủ cho bác + một xe máy nữa (điều đáng buồn là hiện nay các bác chạy CÔNG (contener) không ra hiệu khi không đủ an toàn để vượt). một điều nữa cần lưu tâm là một số tình huống các bác phải bó sát lề đường, lúc này phải chắc lái và tránh phanh chết, kể cả ABS cũng không nên chủ quan, rất có thể chỉ lệch lái chút xíu, những viên đá sỏi hoặc cỏ sẽ làm xe bác bị trượt đi.
• Điều tiếp theo tôi muốn các bác lưu ý đó là tốc độ. Khuyến cáo ở những đoạn giới hạn tốc độ đừng bao giờ chủ quan, dù có là 3-4h sáng. Đầu tiên là không an toàn cho chính mình, hoàn toàn có thể có 1 cái xe máy phóng ngang qua đường với tốc độ 60-70 (say rượu, chủ quan hoặc buồn ngủ, vội....) thậm chí là đi ngược chiều (1 số đoạn đường có khoảng cách đường rẽ đến vài km - vd : hà nội - hải phòng). Với những đoạn không có hạn chế, các bác nên chủ động hỏi xe ngược chiều xem có xxx không (tuyến lạng sơn - hà nội uy tín nhất vẫn là xe ford transit, với 2 xe liên tiếp các bác sẽ có thông tin chính xác), khi chạy với tốc độ cao các bác nên chắc chắn là mình nắm được rõ cung đường. Ví dụ như đoạn Dốc Quýt - Lạng sơn nếu bác nào chủ quan hoàn toàn có thể bị chửa cua, không bó kịp.Đối với các đoạn đường, cung đường các bác chưa tự tin lắm, tốt nhất nên bám sau với khoảng cách an toàn (tùy từng tốc độ và tùy loại xe bác đi để có khoảng cách an toàn tối ưu) các xe khách chạy tuyến đó.
• Một điều nữa cũng cần lưu ý khi đi đường trường đó là quan sát, nhất là đi một mình. Không nên quan sát vào 1 điểm, vừa dễ buồn ngủ lại không hoàn toàn chủ động.Đi đường trường, tầm quan sát RẤT QUAN TRỌNG, nó giúp các bác chủ động tình huống xử lý hơn rất nhiều, và cũng đơn giản tình huống đi rất nhiều. Với một số tuyến đường có gia súc, nên giảm tốc độ và thận trọng tối đa, dù có người chăn dắt và đi ở lề đường. Điều nhỏ nữa cũng nên lưu ý là kính râm khi đi ban ngày. Nó sẽ giúp bác đỡ nhức và mỏi mắt dẫn tới buồn ngủ, tôi không bao giờ đi đường trường ban ngày mà không có kính (tất nhiên là chọn cái kính tốt một chút, nếu không sẽ phản tác dụng). Một thứ cũng nên để trên xe nữa đó là nước khoáng (thường tôi để 1 thùng trong cốp sau), vừa để uống, vừa để rửa mặt khi buổn ngủ, nghỉ ngơi với những cung đường có thời gian chạy trên 3h đồng hồ.
• Điều cuối cùng tôi xin nhắc các bác đó là TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN CHỦ QUAN, dù ở bất cứ thời điểm nào (vd 3-4h sáng), bất cứ cung đường nào (những đoạn mà bác đã đi 3-4 năm). Chạy xe thì không ai nói hay, nói giỏi được, 10 năm chạy xe an toàn không 1 vết sước sát, nhưng sang năm 11 vẫn có thể có điều không may, vào đúng những thời điểm hy hữu nhất, chỉ là càng cẩn thận càng hạn chế được rủi ro.
Bài này tôi viết cũng với hy vọng giúp được một vài bác, cũng rất mong các bác bổ sung những điều tôi chưa biết.Chúc các bác luôn luôn an toàn trên từng cây số
Thân chào
• Tôi bắt đầu với loại xe và đoạn đường các bác sẽ đi. ở đây chỉ lưu ý nhỏ với dòng xe cỏ (mô phật- có đụng chạm tí nhưng các bác thông cảm,tôi không biết diễn đạt thế nào với Matiz, Kia - pirde,xe trung quốc, "cóc"....) các bác nên cẩn thận kiểm tra áp xuất lốp, dầu phanh, nước máy - rửa kính, dầu máy, hệ thống đèn, bi-mai o, láp , hệ thống lái....... vì các loại xe này những thứ đó hay hỏng lặt vặt và bất thường. còn với các dòng xe trung và sang (từ 28k $ đổ lên) thì không cần thiết, kiểm tra & bảo dưỡng định kỳ là ok rồi.
• Tiếp theo là đoạn đường các bác sẽ đi. Mật độ xe - Loại xe tham gia chủ yếu - địa hình và chất lượng đường xá => sẽ cho các bác những phương án xử lý khác nhau.
• Tôi lấy ví dụ trên đoạn đường từ Gia Lâm đi sân bay nội bài, tuyến này đường đẹp - rộng - xe tham gia đa phần là xe con (65-75%),xe khách (16-54 chỗ : 10-15%), xe tải (5-10%), vì vậy nên các bác có thể đi thoải mái (miễn là đúng đường),và kể cả trong các tình huống xử lý đặc biệt (gia súc qua đường ,xe hướng đột ngột) thì các bác cũng an tâm, chất lượng đường rất tốt, đảm bảo các bác kết hợp rà phanh và đánh lái (7-10 độ vô lăng) mà xe không bị liệng ở tốc độ 80 km/h, và lề đường cũng sạch sẽ và có khoảng 1m (làn xe thô sơ, xe máy - đạp) ven đường là đường nhựa để lấn vào trong trường hợp cần thiết.
• Nhưng nếu như là đoạn đường Sóc Sơn - Thái Nguyên thì các bác phải đặc biệt lưu tâm. Đoạn đường này rất hẹp, mà nhà dân thì gần như toàn lề đường (chiếm khoảng 35-40 km/ tổng 60 km) và lề đường thì đa phần chất lượng rất kém (sỏi đá, rơm cỏ - rất rễ trượt bánh với xe lốp bé), đường chỉ đủ cho 2 xe tránh nhau, nhưng lưu lượng xe thì đông, mà đủ thể loại. từ xe cỏ đến xe sang, từ xe tải, xe khách..... và cả xe đạp, xe máy cũng rât đông. Đi trên cung đường này các bác nên chú ý quan sát rộng, và căn đường cũng như tầm quan sát phía trước phải thoải mái, không thể thiếu nữa là tốc độ tăng tốc khi vượt xe, đặc biệt lưu ý khi vượt xe contener, với các dòng xe phân khối thấp (1,1 đổ lại) khuyến cáo khi vượt nên tắt điều hoà. Tầm quan sát ở đây nên lưu ý là quan sát được Toàn - Bộ - đường - phía trước - của xe sẽ vượt, vì chỉ cần 1 cái xe máy đi ngay trước đầu 1 xe contener, khi bác đang vượt nó có thể lách để tránh xe máy, khi đó phần đường còn lại sẽ không đủ cho bác + một xe máy nữa (điều đáng buồn là hiện nay các bác chạy CÔNG (contener) không ra hiệu khi không đủ an toàn để vượt). một điều nữa cần lưu tâm là một số tình huống các bác phải bó sát lề đường, lúc này phải chắc lái và tránh phanh chết, kể cả ABS cũng không nên chủ quan, rất có thể chỉ lệch lái chút xíu, những viên đá sỏi hoặc cỏ sẽ làm xe bác bị trượt đi.
• Điều tiếp theo tôi muốn các bác lưu ý đó là tốc độ. Khuyến cáo ở những đoạn giới hạn tốc độ đừng bao giờ chủ quan, dù có là 3-4h sáng. Đầu tiên là không an toàn cho chính mình, hoàn toàn có thể có 1 cái xe máy phóng ngang qua đường với tốc độ 60-70 (say rượu, chủ quan hoặc buồn ngủ, vội....) thậm chí là đi ngược chiều (1 số đoạn đường có khoảng cách đường rẽ đến vài km - vd : hà nội - hải phòng). Với những đoạn không có hạn chế, các bác nên chủ động hỏi xe ngược chiều xem có xxx không (tuyến lạng sơn - hà nội uy tín nhất vẫn là xe ford transit, với 2 xe liên tiếp các bác sẽ có thông tin chính xác), khi chạy với tốc độ cao các bác nên chắc chắn là mình nắm được rõ cung đường. Ví dụ như đoạn Dốc Quýt - Lạng sơn nếu bác nào chủ quan hoàn toàn có thể bị chửa cua, không bó kịp.Đối với các đoạn đường, cung đường các bác chưa tự tin lắm, tốt nhất nên bám sau với khoảng cách an toàn (tùy từng tốc độ và tùy loại xe bác đi để có khoảng cách an toàn tối ưu) các xe khách chạy tuyến đó.
• Một điều nữa cũng cần lưu ý khi đi đường trường đó là quan sát, nhất là đi một mình. Không nên quan sát vào 1 điểm, vừa dễ buồn ngủ lại không hoàn toàn chủ động.Đi đường trường, tầm quan sát RẤT QUAN TRỌNG, nó giúp các bác chủ động tình huống xử lý hơn rất nhiều, và cũng đơn giản tình huống đi rất nhiều. Với một số tuyến đường có gia súc, nên giảm tốc độ và thận trọng tối đa, dù có người chăn dắt và đi ở lề đường. Điều nhỏ nữa cũng nên lưu ý là kính râm khi đi ban ngày. Nó sẽ giúp bác đỡ nhức và mỏi mắt dẫn tới buồn ngủ, tôi không bao giờ đi đường trường ban ngày mà không có kính (tất nhiên là chọn cái kính tốt một chút, nếu không sẽ phản tác dụng). Một thứ cũng nên để trên xe nữa đó là nước khoáng (thường tôi để 1 thùng trong cốp sau), vừa để uống, vừa để rửa mặt khi buổn ngủ, nghỉ ngơi với những cung đường có thời gian chạy trên 3h đồng hồ.
• Điều cuối cùng tôi xin nhắc các bác đó là TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN CHỦ QUAN, dù ở bất cứ thời điểm nào (vd 3-4h sáng), bất cứ cung đường nào (những đoạn mà bác đã đi 3-4 năm). Chạy xe thì không ai nói hay, nói giỏi được, 10 năm chạy xe an toàn không 1 vết sước sát, nhưng sang năm 11 vẫn có thể có điều không may, vào đúng những thời điểm hy hữu nhất, chỉ là càng cẩn thận càng hạn chế được rủi ro.
Bài này tôi viết cũng với hy vọng giúp được một vài bác, cũng rất mong các bác bổ sung những điều tôi chưa biết.Chúc các bác luôn luôn an toàn trên từng cây số
Thân chào
Chỉnh sửa cuối: