[CCCĐ] Đường Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây - Hè 2019

peace_park

Xe buýt
Biển số
OF-142543
Ngày cấp bằng
19/5/12
Số km
892
Động cơ
381,201 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lần này, dễ là lần thứ 5, 6 gì đó em chạy Tây TS.
Và cũng là lần đầu tiên chạy ban ngày. Các lần trước, toàn đêm. Như có lần đi từ thiện cùng Of ở Đakrong (huyện của QTri), về đến đường 9, là 18h, 2 thằng quyết tâm rẽ trái lên Khe Sanh, đi Tây TS thay vì rẽ phải về Đông Hà đi HCM Đông. Lần đó, mùa hè, toàn chặng mưa to khủng khiếp, may đi Triton vì có điểm sạt lở tưởng không qua nổi.
Chạy đêm, dù bất cứ tháng nào trong năm, đặc biệt tháng Xuân, thì dò dẫm đường trong sương đặc quánh vài chục km là không tránh khỏi.
Cụ chạy ngày là đúng, vì có trẻ con. Từ Phong Nha, cụ thể từ cầu Trạ Ang, đường cua, dốc...xoắn quẩy liên tục. Mất khoảng 150km như vậy. Em hôm rồi, chạy Exploer, kéo đoàn 2 xe, chạy ngày không mù, nên tốc độ được 60km/h. Bình thường, đoạn này chạy đêm hoặc lái yếu, không quá 40km/h.
Hết 150km này, là đường tương đối dễ đi, nhưng mù thì cực khủng khiếp, nếu đêm.
Đường sau mưa lũ đã cơ bản khắc phục xong. Vì đã đi tuyến này cả chục năm trước đây, vài năm lại đi 1 lần, nên mới thấy mưa, lũ, sạt lở năm ngoái tàn khốc ra sao. Đoạn từ Tăng Ký, đến Hướng Phùng, hai bên, tìm thấy 1 quả núi còn nguyên gần như không có. Quả bay nửa, quả bay cả...dù không phải núi trọc, mà thảm rừng trên tất cả các quả núi này rất dày.
Có 2 điểm ra HCM Đông: ngã 3 cầu Zìn Zìn cách khe Gát khoảng 70 80km (ra HCMĐ tại Quảng Bình), và ngã 3 cầu Tăng Ký (ra HCM Đ tại Quảng Trị), cách Khe Sanh đâu đó tầm gần 100km (không chụp ảnh cột km nên không nhớ). Đây là 2 điểm làm mình dao động nhất, là quay ra HCM Đông hay tiếp HCM Tây? Nếu quá mệt, quá nản, hoặc không còn đủ an toàn, nên tính để quay ra tại 2 điểm này. Cả 2 điểm này, ra HCMĐ mất khoảng 30-40km.

Về xe, gầm thấp chiến thoải mái, nhất là đi mùa hè, ban ngày.
Đường bê tông, đương nhiên là ồn hơn, nhưng cụ sẽ không còn để ý đến nó nữa vì cảm xúc cung đường mang lại. Em chạy Ex, nổi tiếng ồn vậy, mà xi nhê gì đâu :D.
Đặc biệt lưu ý: các đoạn cua trong 150km đầu, điểm do có sạt lở, được san gạt ủi đất tràn xuống, nhưng do đổ BT không kịp (?), chỉ trải toàn đá mạt. Vào cua đây, không cẩn thận, văng xe nguy hiểm. Ông em lái xe 2, ranger, bám theo xe em kinh quá, mất lái 1 góc cua như vậy, dù đã dặn "đừng bám sát vì xe Ex chạy đèo thì Ran ăn sao nổi mà cố". Sau phát ấy, em phải chạy chậm lại, để an toàn cho xe nó.

Tôm hùm biển Cửa Việt- Cửa Tùng, tự nhiên, up cho đỡ đọc lắm chữ :D
Cảm ơn chia sẻ rất chi tiết của cụ, em cũng đã đi Hà Giang, Sapa, Sơn La rồi nên đường đèo cũng không ngại. Trên đường đi có nhiều điểm thăm quan kiểu di tích ko cụ nhỉ? để e cho bọn trẻ con vào học lịch sử ạ?

Ông nội em cùng anh em bạn bè của ông đã từng chiến đấu ở Khe Sanh và chiến trường Quảng Trị, ông nội em cũng hy sinh ở đây. Năm 94 thì tìm đc hài cốt và chuyển về quê, nên em cũng muốn bọn trẻ con nhà e đc đi trên con đường máu lửa 1 thời của cha ông ta.
 
  • Vodka
Reactions: j23

Ne0_Njcky

Xe tải
Biển số
OF-36071
Ngày cấp bằng
27/5/09
Số km
274
Động cơ
472,453 Mã lực
Nơi ở
Far away from you
Phải nói là chạy Tây Trường Sơn rất vắng và thích. Em đã từng đi rồi tuy nhiên phải rẽ ngang sang đường 1 trước khi trời tốt vì 1 lý do duy nhất: hỏng xe thì ngủ đâu bây giờ. Xe thì chỉ có vợ và F1 và không ai khác nữa biết lái xe.
Hồi đấy thì xe chỉ có bánh phụ với dăm ba kích, cle,... chứ, xe hơn 15 năm rồi nên em cũng run.
 
Chỉnh sửa cuối:

bocubau

Xe tăng
Biển số
OF-47109
Ngày cấp bằng
21/9/09
Số km
1,523
Động cơ
479,462 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em phải bỏ chiếc Explorer cho bạn để mua chiếc Everest chính vì cái sự ồn ào của nó. Tiếng lốp vọng lên từ mặt đường là không thể chấp nhận và không thể chịu đựng được luôn. Tất nhiên, độ bám đường thì không khác gì dòng sedan.
Đúng. Ngoại trừ ồn thì ex là 1 con xe tuyệt vời để chạy những cung thế này. Prado 4.0 của em còn vứt nhà, đi con này cho rộng, cho ôm cua phê vì tốc độ cao.
Ex 2021 sắp có, là 1 nghiên cứu đáng cân nhắc.
 

bocubau

Xe tăng
Biển số
OF-47109
Ngày cấp bằng
21/9/09
Số km
1,523
Động cơ
479,462 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cảm ơn chia sẻ rất chi tiết của cụ, em cũng đã đi Hà Giang, Sapa, Sơn La rồi nên đường đèo cũng không ngại. Trên đường đi có nhiều điểm thăm quan kiểu di tích ko cụ nhỉ? để e cho bọn trẻ con vào học lịch sử ạ?

Ông nội em cùng anh em bạn bè của ông đã từng chiến đấu ở Khe Sanh và chiến trường Quảng Trị, ông nội em cũng hy sinh ở đây. Năm 94 thì tìm đc hài cốt và chuyển về quê, nên em cũng muốn bọn trẻ con nhà e đc đi trên con đường máu lửa 1 thời của cha ông ta.
Cung bọn em hay chạy sau Tết âm (cứ 2 3 năm làm lại) là:
- 12h đêm thứ 5, QL1A, 4h sáng đến đền ông Hoàng Mười. Lễ xong, 7h xuất phát, đến Thị trấn Nghèn, Can Lộc, rẽ vào viếng ngã 3 Đồng Lộc. Có dừng đầu tránh Vinh ăn cháo lươn đêm.
- 9h, chạy HCM Đông, vượt đèo Đá Đẽo. Thắp hương bia di tích đỉnh đèo, rồi tới nhà hàng chuyên "gia súc" cực ngon, trước khi tới Phong Nha khoảng 1km, bên trái.
- Tầm 13h, đi theo đg 20 QT, viếng hang Tám Cô.
- Quay ngược ra ngã tư Trạ Ang, vào tiếp Tây TS tầm 15h.
- Chạy lúc này, Tây TS sau Tết 16h là đã âm u lắm rồi. Sương mù 1 số điểm đã có, nhưng vẫn 40km/h ngon choét, vì thấy được lề đường.
- Tầm qua Tăng Ký là khoảng 19 20h, bắt đầu sương mù dày đặc. Trước mũi xe không còn nhìn thấy gì. Vẫn phải qua, vì muốn hết sương, phải đợi sáng mai, 9 10h. Cách qua: 2 ông cầm 2 đèn pin, dò theo 2 mép đường. Xe đầu bám. Xinh nhan 2 bên. Cả đoàn theo xe đầu. Tết 2017, đội em mất gần 1 tiếng vượt đoạn mù này gần đèo Sa Mù. Cũng chưa năm nào mù như năm ấy, về đến Khe Sanh 1h sáng, mà cả thị trấn sương cuồn cuộn, cũng không nhìn quá mũi xe 2m. Sương từ thung lũng thốc ngược lên lòng đường, do đèn xe chiếu, nên thấy như từng lớp sóng ào lên, đặc như có thể sắn tay được từng mảng..
- Khe Sanh nên dừng ít nhất nửa ngày, ngược Lao Bảo thăm căn cứ Làng Vei. Ăn quán nghé rừng, trước dân Hn hay vào Siêu thị Thiên niên kỷ mua hàng Thái miễn thuế, sau phát hiện hàng Tàu nhái, nên giờ sập rồi. Lao Bảo, nọ lên, vắng như chùa bà Đanh.
- Thăm sân bay Tà Cơn, trên đường Tây TS, cách KS 4 5km trước khi tới.
- Dọc QL9, từ Khe Sanh về Đông Hà, mỗi tấc đất là một địa danh khốc liệt thời chiến. Có thể thăm căn cứ Đầu Mầu, căn cứ Caroll, cầu Dark rong.
- Viếng NTLSQG đường 9 trên QL9.
- Thành cổ QT.
- Viếng lô cốt đầu cầu Thạch Hãn, nơi trung đội Mai Quốc Ca 20 người, hy sinh tới người cuối cùng trong trận chiến bảo vệ Thành Cổ:


- Ra cửa Việt, thăm tượng đài chiến thắng cửa Việt.
Tắm và ăn hải sản đánh bắt tại nơi này.


- Khi về, trên HCM Đông vào viếng NTLSQG Trường Sơn.







Ảnh trên, thì ai đi tuyến này, đều nhớ: ngã 4 ngầm Trạ Ang. Đi thẳng, tiếp vào Tây Ts. Rẽ phải, đi đường 20 Quyết Thắng viếng hang Tám Cô, lên biên giới Lào. Rẽ trái, theo đường 20, về Phong Nha tới điểm cuối là bến phà Xuân Sơn, 1 trong những bến vượt của bộ đội ta từ Bắc vào.

Bến phà Xuân Sơn:


(St)
ĐƯỜNG 20 QUYẾT THẮNG
Đúng như tên gọi, Đường 20 Quyết Thắng được xây dựng để đảm bảo thế chủ động trên mặt trận vận chuyển lương thực, vũ khí chi viện cho miền Nam, 17h30 ngày 30 Tết Bính Ngọ 1966 (ngày 21/01/1966), Quân ủy Trung ương phát lệnh khởi công tuyến đường huyết mạch nối đông Trường Sơn với tây Trường Sơn trên đường mòn Hồ Chí Minh, xuất phát từ thôn Phong Nha, tỉnh Quảng Bình xuyên qua dãy Trường Sơn đến ngã ba Lùm Bùm đường 128 thuộc tỉnh Khăm Muộn, Lào và ra chỉ lệnh thời gian mở đường không quá 105 ngày, một ngày phải mở xong 1 km đường.


Đường 20 Quyết Thắng len lõi giữa rừng già Phong Nha – Kẻ Bàng

Lực lượng chính mở đường là bộ đội Đoàn 559 và các Đội thanh niên xung phong. Với lực lượng, vị trí ý nghĩa trọng yếu đó, tuyến đường đã được đặt tên là Đường 20 Quyết Thắng. Tuyến đường thi công bí mật, mở đến đâu, ngụy trang đến đó, sau gần 100 ngày lao động quên mình, vừa đánh địch, vừa xẻ núi, bạt đèo, đào đắp hàng triệu khối đất đá để mở đường của hàng ngàn cán bộ chiến sĩ bộ đội, TNXP và công nhân, dân công hỏa tuyến, tuyến đường dài 125 km chính thức khai thông ngày 14/4/1966.


Con đường 20 quanh co bên sườn núi


Nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc, suốt từ năm 1966 – 1973, Đường 20 Quyết Thắng đã bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt. Số lượng bom đạn ném xuống con đường này nhiều không kể xiết. Rất nhiều chiến sĩ bộ đội, TNXP, dân công hỏa tuyến đã hy sinh trên con đường này. Máu của họ đã thấm đỏ mỗi thước đường. Mỗi cung đường, địa danh như: cua chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Pu-la-nhích, Trạ Ang, Cà Roòng, km 12, km 16, dốc Ba Thang… trở thành những tọa độ lửa.


Với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, “Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, “Địch phá, ta sửa, ta đi”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” các Đội TNXP, điển hình là Đội N25 và C255 – N25 anh hùng và các anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Thị Vân Liệu, Nguyễn Thị Nhạ…; nhất là sự kiện hy sinh bi hùng của 8 TNXP tại Km 16 đã làm xúc động hàng triệu trái tim.

Ngày 14/11/1972, trong khi đang thực hiện nhiệm vụ san lấp hố bom, chuẩn bị thông xe thì máy bay Mỹ ập đến đánh phá. Còi báo động vang lên, 8 TNXP chạy vào ẩn nấp ở một hang đá lớn, nơi họ thường trú ẩn mỗi khi máy bay địch đánh phá. Hôm đó, máy bay B52 rải thảm xuống trọng điểm 16+200 ba đợt liên tục với 180 quả bom.


Xe chi viện cho chiến trường miền Nam trên đường 20 Quyết Thắng

Không gian rung chuyển, đất đá tung lên mù mịt, những vách núi dựng đứng lắc lư. Và bất ngờ, chúng quay lại bắn thêm tên lửa làm một khối đá khổng lồ nặng khoảng 1.000 tấn lăn xuống lấp kín cửa hang mà 8 TNXP (4 nam, 4 nữ) đang trú ẩn.

Ngay khi mới dứt bom, đồng đội tìm mọi cách để cứu nhưng đành bất lực trước khối đá khổng lồ quái ác đương bít chặt cửa hang. Một, rồi hai ngày đêm nặng nề trôi qua. Âm thanh xa xăm yếu ớt vọng ra từ khối đá “Mẹ ơi con tức thở quá. Các anh chị ơi cứu chúng em…”.

Tiếng kêu cứu từ trong hang vẫn vọng ra, mà cửa hang thì bị lấp kín! Mặc dù toàn đơn vị đã tìm mọi biện pháp để cứu đồng đội, nhưng do chiến tranh khốc liệt, khối đá quá lớn, mà nhiệm vụ phải thông tuyến cho đoàn xe 150 chiếc chở hàng đi qua trọng điểm lại rất cấp bách, nên không thể có cách nào cứu được.


Mọi cố gắng trở nên vô vọng. Suốt một tuần liền, đồng đội đau đớn chứng kiến 8 TNXP đuối sức từng ngày rồi hy sinh. Sự hy sinh dũng cảm của 8 liệt sĩ TNXP là tấm gương tiêu biểu về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đã gây chấn động toàn mặt trận, tăng thêm sức mạnh cho cán bộ, chiến sĩ biến đau thương thành hành động cách mạng, tiếp tục giữ vững tuyến đường cho đến ngày chiến thắng. Mãi đến nhiều năm sau, tảng đá quái ác ấy mới được các phương tiện cơ giới hiện đại dịch đi…

Ngày nay, Hang Tám Cô trở thành địa danh lịch sử, di tích về nguồn của các thế hệ trẻ và nhân dân với lòng biết ơn và tự hào.

Đường 20 Quyết Thắng đã làm nên những chiến công oanh liệt trên đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá Đường 20 Quyết Thắng “Là một kỳ công, kỳ tích, kỳ quan do ý chí vì độc lập tự do của chiến sỹ và thanh niên xung phong làm nên”.
 
Chỉnh sửa cuối:

homthurac

Xe tăng
Biển số
OF-64563
Ngày cấp bằng
20/5/10
Số km
1,541
Động cơ
450,986 Mã lực
Cung bọn em hay chạy sau Tết âm (cứ 2 3 năm làm lại) là:
- 12h đêm thứ 5, QL1A, 4h sáng đến đền ông Hoàng Mười. Lễ xong, 7h xuất phát, đến Thị trấn Nghèn, Can Lộc, rẽ vào viếng ngã 3 Đồng Lộc. Có dừng đầu tránh Vinh ăn cháo lươn đêm.
- 9h, chạy HCM Đông, vượt đèo Đá Đẽo. Thắp hương bia di tích đỉnh đèo, rồi tới nhà hàng chuyên "gia súc" cực ngon, trước khi tới Phong Nha khoảng 1km, bên trái.
- Tầm 13h, đi theo đg 20 QT, viếng hang Tám Cô.
- Quay ngược ra ngã tư Trạ Ang, vào tiếp Tây TS tầm 15h.
- Chạy lúc này, Tây TS sau Tết 16h là đã âm u lắm rồi. Sương mù 1 số điểm đã có, nhưng vẫn 40km/h ngon choét, vì thấy được lề đường.
- Tầm qua Tăng Ký là khoảng 19 20h, bắt đầu sương mù dày đặc. Trước mũi xe không còn nhìn thấy gì. Vẫn phải qua, vì muốn hết sương, phải đợi sáng mai, 9 10h. Cách qua: 2 ông cầm 2 đèn pin, dò theo 2 mép đường. Xe đầu bám. Xinh nhan 2 bên. Cả đoàn theo xe đầu. Tết 2017, đội em mất gần 1 tiếng vượt đoạn mù này gần đèo Sa Mù. Cũng chưa năm nào mù như năm ấy, về đến Khe Sanh 1h sáng, mà cả thị trấn sương cuồn cuộn, cũng không nhìn quá mũi xe 2m. Sương từ thung lũng thốc ngược lên lòng đường, do đèn xe chiếu, nên thấy như từng lớp sóng ào lên, đặc như có thể sắn tay được từng mảng..
- Khe Sanh nên dừng ít nhất nửa ngày, ngược Lao Bảo thăm căn cứ Làng Vei. Ăn quán nghé rừng, trước dân Hn hay vào Siêu thị Thiên niên kỷ mua hàng Thái miễn thuế, sau phát hiện hàng Tàu nhái, nên giờ sập rồi. Lao Bảo, nọ lên, vắng như chùa bà Đanh.
- Thăm sân bay Tà Cơn, trên đường Tây TS, cách KS 4 5km trước khi tới.
- Dọc QL9, từ Khe Sanh về Đông Hà, mỗi tấc đất là một địa danh khốc liệt thời chiến. Có thể thăm căn cứ Đầu Mầu, căn cứ Caroll, cầu Dark rong.
- Viếng NTLSQG đường 9 trên QL9.
- Thành cổ QT.
- Viếng lô cốt đầu cầu Thạch Hãn, nơi trung đội Mai Quốc Ca 20 người, hy sinh tới người cuối cùng trong trận chiến bảo vệ Thành Cổ:


- Ra cửa Việt, thăm tượng đài chiến thắng cửa Việt.
Tắm và ăn hải sản đánh bắt tại nơi này.


- Khi về, trên HCM Đông vào viếng NTLSQG Trường Sơn.







Ảnh trên, thì ai đi tuyến này, đều nhớ: ngã 4 ngầm Trạ Ang. Đi thẳng, tiếp vào Tây Ts. Rẽ phải, đi đường 20 Quyết Thắng viếng hang Tám Cô, lên biên giới Lào. Rẽ trái, theo đường 20, về Phong Nha tới điểm cuối là bến phà Xuân Sơn, 1 trong những bến vượt của bộ đội ta từ Bắc vào.

Bến phà Xuân Sơn:


(St)
ĐƯỜNG 20 QUYẾT THẮNG
Đúng như tên gọi, Đường 20 Quyết Thắng được xây dựng để đảm bảo thế chủ động trên mặt trận vận chuyển lương thực, vũ khí chi viện cho miền Nam, 17h30 ngày 30 Tết Bính Ngọ 1966 (ngày 21/01/1966), Quân ủy Trung ương phát lệnh khởi công tuyến đường huyết mạch nối đông Trường Sơn với tây Trường Sơn trên đường mòn Hồ Chí Minh, xuất phát từ thôn Phong Nha, tỉnh Quảng Bình xuyên qua dãy Trường Sơn đến ngã ba Lùm Bùm đường 128 thuộc tỉnh Khăm Muộn, Lào và ra chỉ lệnh thời gian mở đường không quá 105 ngày, một ngày phải mở xong 1 km đường.


Đường 20 Quyết Thắng len lõi giữa rừng già Phong Nha – Kẻ Bàng

Lực lượng chính mở đường là bộ đội Đoàn 559 và các Đội thanh niên xung phong. Với lực lượng, vị trí ý nghĩa trọng yếu đó, tuyến đường đã được đặt tên là Đường 20 Quyết Thắng. Tuyến đường thi công bí mật, mở đến đâu, ngụy trang đến đó, sau gần 100 ngày lao động quên mình, vừa đánh địch, vừa xẻ núi, bạt đèo, đào đắp hàng triệu khối đất đá để mở đường của hàng ngàn cán bộ chiến sĩ bộ đội, TNXP và công nhân, dân công hỏa tuyến, tuyến đường dài 125 km chính thức khai thông ngày 14/4/1966.


Con đường 20 quanh co bên sườn núi


Nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc, suốt từ năm 1966 – 1973, Đường 20 Quyết Thắng đã bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt. Số lượng bom đạn ném xuống con đường này nhiều không kể xiết. Rất nhiều chiến sĩ bộ đội, TNXP, dân công hỏa tuyến đã hy sinh trên con đường này. Máu của họ đã thấm đỏ mỗi thước đường. Mỗi cung đường, địa danh như: cua chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Pu-la-nhích, Trạ Ang, Cà Roòng, km 12, km 16, dốc Ba Thang… trở thành những tọa độ lửa.


Với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, “Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, “Địch phá, ta sửa, ta đi”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” các Đội TNXP, điển hình là Đội N25 và C255 – N25 anh hùng và các anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Thị Vân Liệu, Nguyễn Thị Nhạ…; nhất là sự kiện hy sinh bi hùng của 8 TNXP tại Km 16 đã làm xúc động hàng triệu trái tim.

Ngày 14/11/1972, trong khi đang thực hiện nhiệm vụ san lấp hố bom, chuẩn bị thông xe thì máy bay Mỹ ập đến đánh phá. Còi báo động vang lên, 8 TNXP chạy vào ẩn nấp ở một hang đá lớn, nơi họ thường trú ẩn mỗi khi máy bay địch đánh phá. Hôm đó, máy bay B52 rải thảm xuống trọng điểm 16+200 ba đợt liên tục với 180 quả bom.


Xe chi viện cho chiến trường miền Nam trên đường 20 Quyết Thắng

Không gian rung chuyển, đất đá tung lên mù mịt, những vách núi dựng đứng lắc lư. Và bất ngờ, chúng quay lại bắn thêm tên lửa làm một khối đá khổng lồ nặng khoảng 1.000 tấn lăn xuống lấp kín cửa hang mà 8 TNXP (4 nam, 4 nữ) đang trú ẩn.

Ngay khi mới dứt bom, đồng đội tìm mọi cách để cứu nhưng đành bất lực trước khối đá khổng lồ quái ác đương bít chặt cửa hang. Một, rồi hai ngày đêm nặng nề trôi qua. Âm thanh xa xăm yếu ớt vọng ra từ khối đá “Mẹ ơi con tức thở quá. Các anh chị ơi cứu chúng em…”.

Tiếng kêu cứu từ trong hang vẫn vọng ra, mà cửa hang thì bị lấp kín! Mặc dù toàn đơn vị đã tìm mọi biện pháp để cứu đồng đội, nhưng do chiến tranh khốc liệt, khối đá quá lớn, mà nhiệm vụ phải thông tuyến cho đoàn xe 150 chiếc chở hàng đi qua trọng điểm lại rất cấp bách, nên không thể có cách nào cứu được.


Mọi cố gắng trở nên vô vọng. Suốt một tuần liền, đồng đội đau đớn chứng kiến 8 TNXP đuối sức từng ngày rồi hy sinh. Sự hy sinh dũng cảm của 8 liệt sĩ TNXP là tấm gương tiêu biểu về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đã gây chấn động toàn mặt trận, tăng thêm sức mạnh cho cán bộ, chiến sĩ biến đau thương thành hành động cách mạng, tiếp tục giữ vững tuyến đường cho đến ngày chiến thắng. Mãi đến nhiều năm sau, tảng đá quái ác ấy mới được các phương tiện cơ giới hiện đại dịch đi…

Ngày nay, Hang Tám Cô trở thành địa danh lịch sử, di tích về nguồn của các thế hệ trẻ và nhân dân với lòng biết ơn và tự hào.

Đường 20 Quyết Thắng đã làm nên những chiến công oanh liệt trên đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá Đường 20 Quyết Thắng “Là một kỳ công, kỳ tích, kỳ quan do ý chí vì độc lập tự do của chiến sỹ và thanh niên xung phong làm nên”.
Cảm ơn cụ về những thông tin rất hữu ích. Mấy lần ghé thăm hang Tám Cô nhưng em cứ quên, hoặc không để ý, rằng đến hang là đường cụt rồi, mà rõ ràng trên bản đồ có chỉ ra tới tận cửa khẩu với Lào luôn. Cụ nào xác nhận hộ em cái! :D
 

bocubau

Xe tăng
Biển số
OF-47109
Ngày cấp bằng
21/9/09
Số km
1,523
Động cơ
479,462 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cảm ơn cụ về những thông tin rất hữu ích. Mấy lần ghé thăm hang Tám Cô nhưng em cứ quên, hoặc không để ý, rằng đến hang là đường cụt rồi, mà rõ ràng trên bản đồ có chỉ ra tới tận cửa khẩu với Lào luôn. Cụ nào xác nhận hộ em cái! :D
Cụ đọc k kỹ com của em.
Ảnh ngã tư này:

Lào 39km, chính là đường qua hang Tám Cô (20QT), nghĩa là, từ ngã 4 Trạ Ang cắm biển này, tới Lào 39km nữa.

Hay, biển này đặt tại ngã tư khoanh màu xanh như bản đồ dưới, hướng Bắc vào Nam:
 
Chỉnh sửa cuối:

homthurac

Xe tăng
Biển số
OF-64563
Ngày cấp bằng
20/5/10
Số km
1,541
Động cơ
450,986 Mã lực
Cụ đọc k kỹ com của em.
Ảnh ngã tư này:

Lào 39km, chính là đường qua hang Tám Cô (20QT), nghĩa là, từ ngã 4 Trạ Ang cắm biển này, tới Lào 39km nữa.

Hay, biển này đặt tại ngã tư khoanh màu xanh như bản đồ dưới, hướng Bắc vào Nam:
Em hiểu ý cụ, ý em là tới Hang tám Cô xong em không để ý xem có đường thực tế có đi tiếp được hay không ý, chứ biển chỉ dẫn hay bản đồ thì em thấy nó có đi qua ạ.
 

Happy4ever

Xe điện
Biển số
OF-181462
Ngày cấp bằng
21/2/13
Số km
3,597
Động cơ
371,878 Mã lực
Nơi ở
Đâu cũng là nhà
Ngày 17/3 vừa rồi em lại chạy từ HN vào Đà Nẵng. Đoạn Đông Hà - Đà Nẵng em chạy đường Trường Sơn. Gửi các cụ mấy cái ảnh tham khảo

Cafe trên đỉnh Trường Sơn (Khe Sanh, Hướng Hoá, Quảng Trị)
5D80EAAE-C362-45B6-8E56-A199C332DEF0.jpeg
E2795254-771E-402C-B504-7C3506149F3D.jpeg
6437D6B5-9E2B-4EC1-8D55-B808D01BA73A.jpeg
B630D12F-7443-4836-A4A8-7866DDF83C55.jpeg
 

Happy4ever

Xe điện
Biển số
OF-181462
Ngày cấp bằng
21/2/13
Số km
3,597
Động cơ
371,878 Mã lực
Nơi ở
Đâu cũng là nhà
Tháng 4/2021 em chạy qua đèo Sa Mù theo hướng từ Đà Nẵng ra Hà Nội, theo những gì em thấy thì đèo Sa Mù đã bị sạt lở nghiêm trọng trong đợt mưa lũ cuối năm 2020. Qua Cam hành trình các cụ có thể thấy các đoạn đèo đã được sửa chữa/khắc phục nối tiếp nhau trên đỉnh đèo.

 
Thông tin thớt
Đang tải
Top