Sai rồi.
Giá XD cầu tính theo m2.
Đối với cầu BTCT dạng này chỉ ~30 triệu/m2.
Nhân với chiều rộng (19m) và chiều dài (1000m) thì chỉ khoảng 570 tỷ/1km thôi.
Để dễ so sánh, chúng ta lấy cầu cạn Mai Dịch - Thăng Long (cầu cạn VĐ 3) cũng đang thi công đồng thời với cầu cạn VĐ2, có 2 gói thầu của liên danh Việt-Nhật (Sumitomo Mitsui - Cienco 4) và Nhật-Nhật (Tokyu - Taisei) thực hiện. Tổng mức đầu tư là 5343 tỷ, xây dựng 4,73 km cầu cạn và 600m đường dẫn; tổng cộng khoảng 5,36km. Cầu cạn có 4 làn xe, tốc độ thiết kế là 100km/h. Tính ra là khoảng 1000 tỷ/km cầu cạn. Đây là giá thị trường tham chiếu mà tôi đã nhắc đến trong comment trước.
Tuy nhiên nếu soi kỹ, thì cầu cạn VĐ3 rộng 24m (TB), nên tính ra m2 xây dựng cầu cạn thì sẽ là 41,6 triệu/m2 cầu cạn. Mức giá 30T/m2 của cụ là khả thi nhưng ở HN thì phải cỡ 40T/m2, vì HN làm cái gì cũng đắt ...
Cầu cạn VĐ 2 chỉ rộng 19m nên đơn giá thị trường có lẽ ở mức 760-800 tỷ cho 1km cầu cạn (tính theo đơn giá khoảng 40T/m2). Cầu cạn VĐ 2 dài 5km nên giá thị trường có lẽ ở mức 3800-4000 tỷ.
Tổng dự án đường VĐ 2 là 9400 tỷ, trong đó bồi thường GPMB là 4200 tỷ. Như vậy phần xây dựng chỉ có 5200 tỷ, bao gồm cả mở rộng đường dưới mặt đất và XD cầu cạn trên cao. Nếu như xây dựng mở rộng đường dưới mặt đất hết 1000 tỷ, thì phần đầu tư cho cầu cạn là 4200 tỷ. Như vậy đơn giá của VIN chỉ cao hơn khoảng 5%-10% so với đơn giá của các nhà thầu quốc tế.
Đơn giá XD của VIN không phải là vấn đề đáng chú ý. Vấn đề lớn đáng chú ý là việc định giá 500 héc ta đất đối ứng, đổi lấy 9400 tỷ có sát giá thị trường hay không? Nếu tính trung bình thì đơn giá đất đối ứng là 1,9 T/m2, có lẽ giá đất đã tính theo bảng giá đất của TP.
Giá đất đối ứng đó có thể chỉ bằng 1/3, 1/4 giá thị trường.
Như vậy phần định giá tài sản công có thể thiếu chính xác, không bám sát giá thị trường, sẽ gây ra thất thoát tài sản công nghiêm trọng.