- Biển số
- OF-14406
- Ngày cấp bằng
- 31/3/08
- Số km
- 6,257
- Động cơ
- 566,260 Mã lực
Vì tầm nhìn không quá ngọn cỏ bác ạ.Ngày nào e cũng đi làm đường Phạm Hùng, chứng kiến cây cầu cạn sắp hoàn thành. Nghe đài báo nói làm đường trên cao tốn kém lắm, những 1500 tỷ cho một km . Cơ mà đắt như thế thì làm làm gì nhỉ ? Để tiết kiệm không gian chăng ? Chả phải vì phía dưới gầm cầu người ta xây vỉa hè cao lên. Làn đường 2 bên Nguyễn Y Vân kô mở rộng thêm chút nào. Hay là...hay là thành phố có kế hoạch mở khu dân cư dưới gầm cầu Nếu đây cho thuê kios rẻ có khi em đăng ký một cái bán quần áo SV chọn xổm cũng hay phết.
Cái đường của ta
Đường ở bển (trên cao làm líu gì cho tốn xèng)
Các cụ nào giải ngố cho e với
Ở nước ngoài họ làm đường trên cao nhưng phía bên dưới lại là con đường khác, thậm chí chồng lên nhau mấy tầng. Muốn làm thế họ phải nhìn xa, dự kiến con đường phía dưới đi thế nào, ví dụ các trụ đỡ đường trên cao đều phải đặt ở chính giữa phần đường bên dưới (hoăc đặt hẳn sang 2 bên), tại mỗi điểm lên/xuống, trụ đỡ các nhánh lên/xuống cũng phải xắp sếp để tránh phần đường phía dưới.
Nhưng đường trên cao ở HN thì khác: Một số đoạn đường có 1 hàng cột trụ nằm ở chính giữa; một số đoạn đường có 2 hàng cột trụ 2 bên; những chỗ lên/xuống thì các cột trụ mọc lên tua tủa. Với cách thiết kế này thì không thể tận dụng được phần đất phía dưới để làm đường, bởi nếu có con đường phía dưới nó sẽ phải uốn lượn như con rắn để tránh các cột trụ lúc nằm giữa, lúc nằm 2 bên. Cuối cùng, tuy đất nước còn nghèo, Thủ đô đang thiếu đất làm đường nghiêm trọng, phần đất phía dưới được sử dụng vào mục đích khá nhân văn: Cho người lao động nghèo có chỗ nghỉ trưa.
Còn bọn tư bản, đã giầu, nhưng lại chẳng nghĩ đến chỗ ngả lưng buổi trưa cho người lao động.