- Biển số
- OF-301558
- Ngày cấp bằng
- 13/12/13
- Số km
- 3,197
- Động cơ
- 328,910 Mã lực
Quá sợ hãi mất rồi các cụ à, đến chạy thử không dám cho thử thì e rằng chỉ có nước vứt đi mà thôi chứ chả đỡ được đâu!
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lại phải hoãn chạy thử vì thiếu thủ tục an toàn
TPO - Dù dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) đã xong việc xây dựng và lắp đặt thiết bị, kế hoạch ban đầu sẽ chạy thử toàn hệ thống từ cuối tháng 11 vừa qua để đánh giá, nghiệm thu, nhưng sau đó phải dừng do Tổng thầu EPC chưa xây dựng phương án an toàn.
Tới nay vẫn chưa thể biết khi nào dự án đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam có thể khai thác thương mại.
Đường sắt đô thị Hà Nội: Đội vốn gấp đôi ngay từ trên giấy
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Sẽ thuê chuyên gia nước ngoài giám sát
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Tháng 12/2019 khai thác thương mại, có khả thi?
Lãnh đạo Ban quản lý Dự án đường sắt (Bộ GTVT) – đại diện Chủ đầu tư dù dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông cho hay, theo kế hoạch, từ ngày 29/11, Tổng thầu EPC (Cty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc) bắt đầu thực hiện các công tác cho việc vận hành thử toàn hệ thống, thời gian chuẩn bị khoảng 5 ngày.
Sau đó, trong 20 ngày, các bộ phận, nhân sự liên quan tới vận hành tuyến đường sắt sau này sẽ được đưa vào để thực hiện công việc như vận hành như khi khai thác thương mại sau này, với các đoàn tàu chạy liên tục. Đây là cơ sở để thực hiện nghiệm thu, bàn giao dự án cho phía Hà Nội khai thác thương mại.
Tuy nhiên, sau 5 ngày, phía Tổng thầu EPC vẫn chưa xây dựng phương án an toàn cho dự án. Nên phía chủ đầu tư không đồng ý cho Tổng thầu thực hiện vận hành thử toàn hệ thống. Do đó, tới nay dự án vẫn chưa thể vận hành thử, và gần như chắc chắn dự án sẽ không thể hoàn thành đưa vào vận hành thương mại trong năm 2019.
Lý giải cho quyết định trên, lãnh đạo Ban quản lý Dự án đường sắt cho hay, đường sắt đô thị là loại hình hoàn toàn mới ở Việt Nam, công nghệ lần đầu tiên Việt Nam tiếp nhận. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho đường sắt đô thị vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Vì vậy, bắt buộc phải có phương án an toàn khai thác do Tổng thầu xây dựng để làm căn cứ giám sát, nghiệm thu, quy trách nhiệm.
“Dù chịu nhiều áp lực, nhưng không vì tiến độ mà chúng ta bỏ qua vấn đề an toàn”, lãnh đạo Ban quản lý Dự án đường sắt khẳng định. Vì vậy, phía chủ đầu tư đang yêu cầu Tổng thầu hoàn thiện phương án an toàn, sau đó mới cho chạy thử toàn hệ thống trong 20 ngày. Sau thời gian chạy thử này, đơn vị kiểm định độc lập tiếp tục đánh giá để làm cơ sở tiến tới nghiệm thu dự án và ban giao cho Hà Nội khai thác thương mại.
Tới nay, địa diện chủ đầu tư cũng chưa thể khẳng định được khi nào dự án sẽ được nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác thương mại.
Cũng theo đại diện chủ đầu tư, trong thời gian dự án kéo dài, Tổng thầu vẫn phải bố trí nhân sự tại dự án và chịu trách nhiệm trả lương, phía Việt Nam không phải chi thêm phần chi phí này, do đây là hợp đồng trọn gói.
Về giải pháp, ngoài thúc tiến độ với Tổng thầu, Bộ GTVT sẽ tiếp tục làm việc với cơ quan ngoại giao Trung Quốc để đẩy nhanh tiến độ, thúc ép Tổng thầu thực hiện theo đúng các quy định của Việt Nam.
Được biết, hiện 2 tuần/lần, Bộ GTVT sẽ họp với Tham tán công sứ thương mại (Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam) để kiểm điểm tình hình thực hiện dự án. Qua đó đôn đốc, chỉ đạo Tổng thầu và các bên liên quan thực hiện.
Còn ông Vũ Hồng Trường, TGĐ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) cho biết, đã sẵn sàng tiếp nhận dự án để khai thác. Hiện đơn vị đã thuê chuyên gia nước ngoài để thực hiện giám sát vận hành và chuyên giao công nghệ trong 1 năm đầu khai thác.
https://www.tienphong.vn/kinh-te/duong-sat-cat-linh-ha-dong-lai-phai-hoan-chay-thu-vi-thieu-thu-tuc-an-toan-1500221.tpo
PS: Em cũng nói rõ thêm đến giờ phút này họ (Chủ đầu tư) đã quá ư là sợ hãi, ai nghỉ, ai đi được đâu đã đi cả rồi, đến 80% những người liên đới từ đầu dự án đã nghỉ việc làm việc khác rồi, ai phải ngồi im không đi đâu được thì phải ngồi im chờ đem đốt lò. Em luôn đặt niềm tin chắc chắn 100% rằng Đản.g nhà nước mình sẽ khởi tố vụ án, họ (Chủ đầu tư) đã như trứng để đầu gậy, sống vô hồn chờ ngày giờ gọi tên lên thớt mà thôi.
Một trong những yếu tố an toàn là hồ sơ quản lý chất lượng của công trình. Hồ sơ quản lý chất lượng đáng nhẽ ra thi công đến đâu phải đầy đủ ngay đến đó, tại sao đến giờ vẫn còn không làm được? tại sao thiếu? tại sao sau bao nhiêu năm bao nhiêu lần chậm vẫn không thể bổ sung đầy đủ được? Vai trò quản lý điều hành, kiểm soát chất lượng của chủ đầu tư ở đâu? quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của CĐT thế nào? Tại sao toàn bộ hệ thống chính trị hệ thống quản lý nhà nước vai trò của Chủ đầu tư bị tê liệt trong thời gian rất dài trước một nhà thầu nhỏ con Trung Quốc??
Để hậu quả xảy ra đến bây giờ thì Chủ đầu tư còn gì để nói?
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lại phải hoãn chạy thử vì thiếu thủ tục an toàn
TPO - Dù dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) đã xong việc xây dựng và lắp đặt thiết bị, kế hoạch ban đầu sẽ chạy thử toàn hệ thống từ cuối tháng 11 vừa qua để đánh giá, nghiệm thu, nhưng sau đó phải dừng do Tổng thầu EPC chưa xây dựng phương án an toàn.
Tới nay vẫn chưa thể biết khi nào dự án đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam có thể khai thác thương mại.
Đường sắt đô thị Hà Nội: Đội vốn gấp đôi ngay từ trên giấy
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Sẽ thuê chuyên gia nước ngoài giám sát
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Tháng 12/2019 khai thác thương mại, có khả thi?
Lãnh đạo Ban quản lý Dự án đường sắt (Bộ GTVT) – đại diện Chủ đầu tư dù dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông cho hay, theo kế hoạch, từ ngày 29/11, Tổng thầu EPC (Cty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc) bắt đầu thực hiện các công tác cho việc vận hành thử toàn hệ thống, thời gian chuẩn bị khoảng 5 ngày.
Sau đó, trong 20 ngày, các bộ phận, nhân sự liên quan tới vận hành tuyến đường sắt sau này sẽ được đưa vào để thực hiện công việc như vận hành như khi khai thác thương mại sau này, với các đoàn tàu chạy liên tục. Đây là cơ sở để thực hiện nghiệm thu, bàn giao dự án cho phía Hà Nội khai thác thương mại.
Tuy nhiên, sau 5 ngày, phía Tổng thầu EPC vẫn chưa xây dựng phương án an toàn cho dự án. Nên phía chủ đầu tư không đồng ý cho Tổng thầu thực hiện vận hành thử toàn hệ thống. Do đó, tới nay dự án vẫn chưa thể vận hành thử, và gần như chắc chắn dự án sẽ không thể hoàn thành đưa vào vận hành thương mại trong năm 2019.
Lý giải cho quyết định trên, lãnh đạo Ban quản lý Dự án đường sắt cho hay, đường sắt đô thị là loại hình hoàn toàn mới ở Việt Nam, công nghệ lần đầu tiên Việt Nam tiếp nhận. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho đường sắt đô thị vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Vì vậy, bắt buộc phải có phương án an toàn khai thác do Tổng thầu xây dựng để làm căn cứ giám sát, nghiệm thu, quy trách nhiệm.
“Dù chịu nhiều áp lực, nhưng không vì tiến độ mà chúng ta bỏ qua vấn đề an toàn”, lãnh đạo Ban quản lý Dự án đường sắt khẳng định. Vì vậy, phía chủ đầu tư đang yêu cầu Tổng thầu hoàn thiện phương án an toàn, sau đó mới cho chạy thử toàn hệ thống trong 20 ngày. Sau thời gian chạy thử này, đơn vị kiểm định độc lập tiếp tục đánh giá để làm cơ sở tiến tới nghiệm thu dự án và ban giao cho Hà Nội khai thác thương mại.
Tới nay, địa diện chủ đầu tư cũng chưa thể khẳng định được khi nào dự án sẽ được nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác thương mại.
Cũng theo đại diện chủ đầu tư, trong thời gian dự án kéo dài, Tổng thầu vẫn phải bố trí nhân sự tại dự án và chịu trách nhiệm trả lương, phía Việt Nam không phải chi thêm phần chi phí này, do đây là hợp đồng trọn gói.
Về giải pháp, ngoài thúc tiến độ với Tổng thầu, Bộ GTVT sẽ tiếp tục làm việc với cơ quan ngoại giao Trung Quốc để đẩy nhanh tiến độ, thúc ép Tổng thầu thực hiện theo đúng các quy định của Việt Nam.
Được biết, hiện 2 tuần/lần, Bộ GTVT sẽ họp với Tham tán công sứ thương mại (Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam) để kiểm điểm tình hình thực hiện dự án. Qua đó đôn đốc, chỉ đạo Tổng thầu và các bên liên quan thực hiện.
Còn ông Vũ Hồng Trường, TGĐ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) cho biết, đã sẵn sàng tiếp nhận dự án để khai thác. Hiện đơn vị đã thuê chuyên gia nước ngoài để thực hiện giám sát vận hành và chuyên giao công nghệ trong 1 năm đầu khai thác.
https://www.tienphong.vn/kinh-te/duong-sat-cat-linh-ha-dong-lai-phai-hoan-chay-thu-vi-thieu-thu-tuc-an-toan-1500221.tpo
PS: Em cũng nói rõ thêm đến giờ phút này họ (Chủ đầu tư) đã quá ư là sợ hãi, ai nghỉ, ai đi được đâu đã đi cả rồi, đến 80% những người liên đới từ đầu dự án đã nghỉ việc làm việc khác rồi, ai phải ngồi im không đi đâu được thì phải ngồi im chờ đem đốt lò. Em luôn đặt niềm tin chắc chắn 100% rằng Đản.g nhà nước mình sẽ khởi tố vụ án, họ (Chủ đầu tư) đã như trứng để đầu gậy, sống vô hồn chờ ngày giờ gọi tên lên thớt mà thôi.
Một trong những yếu tố an toàn là hồ sơ quản lý chất lượng của công trình. Hồ sơ quản lý chất lượng đáng nhẽ ra thi công đến đâu phải đầy đủ ngay đến đó, tại sao đến giờ vẫn còn không làm được? tại sao thiếu? tại sao sau bao nhiêu năm bao nhiêu lần chậm vẫn không thể bổ sung đầy đủ được? Vai trò quản lý điều hành, kiểm soát chất lượng của chủ đầu tư ở đâu? quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của CĐT thế nào? Tại sao toàn bộ hệ thống chính trị hệ thống quản lý nhà nước vai trò của Chủ đầu tư bị tê liệt trong thời gian rất dài trước một nhà thầu nhỏ con Trung Quốc??
Để hậu quả xảy ra đến bây giờ thì Chủ đầu tư còn gì để nói?
Chỉnh sửa cuối: