[Thảo luận] Đường Giải Phóng - Vượt mặt được rất nhiều xe mà lại thấy buồn

X-trails

Xe cút kít
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
19,696
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt
Dạo này xxx ra đường nhiều thía, mà toàn xxx giao thông, trong khi tình trạng xã hội bất ổn ngày càng tăng thì chẳng thấy xxx chuyển biến gì.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Em cũng thấy buồn vì cụ không thuộc đường lại còn lên đây than buồn, nhà em gần đấy, chưa thấy có cái ngã ba Kim Đồng- Trương Định bao giờ

Có chăng là ngã ba Đuôi cá
Bác lại ăn bớt của tôi chữ "với" rồi. Nguyên văn nhé: " Trên đường Giải Phóng...Tại ngã ba với Kim Đồng và Trương Định..."
 

cam07

Xe buýt
Biển số
OF-15080
Ngày cấp bằng
25/4/08
Số km
505
Động cơ
517,410 Mã lực
Bác lại ăn bớt của tôi chữ "với" rồi. Nguyên văn nhé: " Trên đường Giải Phóng...Tại ngã ba với Kim Đồng và Trương Định..."
Vâng, xin lỗi cụ :)

Vì đoạn trước cụ chấm hết câu rôi mở câu mới "Tại ngã ba với Kim Đồng và Trương Định.." em đọc chả hiểu
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Nhà em hiểu biết vẫn còn hạn chế nên vào hóng các cụ mãi mà vẫn chưa hiểu được đoạn


đoạn này là cụ chinhatm dựa vào đâu ạ? Cụ khai sáng cho nhà cháu với.
1. Luật GTĐB là văn bản pháp lý cao nhất về GTĐB không quy định phân làn theo loại phương tiện, mà quy định xe chạy chậm hơn phải đi về phía bên phải, nghĩa là xe chạy chậm hơn phải đi ở làn bên phải, không tính đến loại xe.
2. Trước đây, trong Điều lệ báo hiệu đường bộ hoàn toàn không có các loại biển báo phân làn theo loại phương tiện mà Sở GTVT Hà Nội bịa ra, vẫn cắm ở trên đường. Gần đây Quy chuẩn 41 đã đưa một số biển chỉ dẫn làn đường cho từng loại xe (hình loại xe với mũi tên hướng lên trên) vào phần phụ lục (biển 412), nhưng nó lại mâu thuẫn với quy định tại phần nội dung chính là "Biển chỉ dẫn có hiệu lực với tất cả các làn của một chiều xe chạy", nghĩa là biển chỉ dẫn không thể có hiệu lực với một làn nào cụ thể, mà nếu được cắm trên đường, nó có hiệu lực với tất cả các làn như nhau.

Tóm lại:
- Biển phân làn theo hướng đi 411 có đầy đủ hiệu lực pháp lý, cần phải tuân thủ tuyệt đối.
- Biển phân làn theo loại phương tiện 412 không có đủ hiệu lực pháp lý nên chỉ mang tính khuyến cáo.
 

laogiahamchoi

Xe hơi
Biển số
OF-144246
Ngày cấp bằng
2/6/12
Số km
101
Động cơ
363,460 Mã lực
Dân mình bị vịn nhiều rồi nên cẩn thận cụ ạ.
Vào em,em cũng đứng ở làn 2 vì e cũng k nắm rõ luật lắm:P

Em cũng nghĩ như Cụ, Tết nhất rồi, xuống cãi nhau mới XXX mất việc lắm. Thôi thì chọn giải pháp an toàn. Mới lại đường đông nhiều lúc nhìn biển rất khó.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
1. Luật GTĐB là văn bản pháp lý cao nhất về GTĐB không quy định phân làn theo loại phương tiện, mà quy định xe chạy chậm hơn phải đi về phía bên phải, nghĩa là xe chạy chậm hơn phải đi ở làn bên phải, không tính đến loại xe.
2. Trước đây, trong Điều lệ báo hiệu đường bộ hoàn toàn không có các loại biển báo phân làn theo loại phương tiện mà Sở GTVT Hà Nội bịa ra, vẫn cắm ở trên đường. Gần đây Quy chuẩn 41 đã đưa một số biển chỉ dẫn làn đường cho từng loại xe (hình loại xe với mũi tên hướng lên trên) vào phần phụ lục (biển 412), nhưng nó lại mâu thuẫn với quy định tại phần nội dung chính là "Biển chỉ dẫn có hiệu lực với tất cả các làn của một chiều xe chạy", nghĩa là biển chỉ dẫn không thể có hiệu lực với một làn nào cụ thể, mà nếu được cắm trên đường, nó có hiệu lực với tất cả các làn như nhau.

Tóm lại:
- Biển phân làn theo hướng đi 411 có đầy đủ hiệu lực pháp lý, cần phải tuân thủ tuyệt đối.
- Biển phân làn theo loại phương tiện 412 không có đủ hiệu lực pháp lý nên chỉ mang tính khuyến cáo.
Nếu cụ muốn tranh luận với xxx về vấn đề " Phân làn theo phương tiện", đúng hay sai, thì em mời cụ có dịp đến Hải Phòng, đi trên đường Lê Hồng Phong. Họ phân làn rõ: xe con, xe khách: làn giữa, xe tải: làn sát phải, 2b đi đường ngoài. Cụ đi 2b hoặc xe con vào làn xe tải, đảm bảo xxx xuất hiện ngay. Em cũng rất mong cụ thắng vì trên đất nước này, cực nhiều nơi phân làn theo phương tiện và hầu như không ai có thể tránh. Đơn giản nhất, liệu mấy ông 2b trèo lên đường cao tốc trên cao để đi cho nhanh, có thể cãi theo cụ không ?


Theo cụ, cái biển phân làn như trong hình này sai hay đúng. xxx SG bắt rất nhiều phương tiện đi sai biển này:

 
Chỉnh sửa cuối:

chuacoxehoi

Xe tải
Biển số
OF-82770
Ngày cấp bằng
14/1/11
Số km
368
Động cơ
416,638 Mã lực
Em thường xuyên đi đường này vào giờ cao điểm, như cụ gì nói ở trên thì nếu đi 2 làn trong để qua ngã ba thì việc chuyển làn ra ngoài có khi còn mất thời gian hơn là xếp hàng ở làn 2, mấy ông xe khách thì cứ rề rà 10km/h, tạt ngang ngửa, có khi đèn đỏ rồi vẫn trong giao lộ. Nên em chọn phương án chờ lâu tí nhưng đến lượt là thoát ngay.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Nếu cụ muốn tranh luận với xxx về vấn đề " Phân làn theo phương tiện", đúng hay sai, thì em mời cụ có dịp đến Hải Phòng, đi trên đường Lê Hồng Phong. Họ phân làn rõ: xe con, xe khách: làn giữa, xe tải: làn sát phải, 2b đi đường ngoài. Cụ đi 2b hoặc xe con vào làn xe tải, đảm bảo xxx xuất hiện ngay. Em cũng rất mong cụ thắng vì trên đất nước này, cực nhiều nơi phân làn theo phương tiện và hầu như không ai có thể tránh. Đơn giản nhất, liệu mấy ông 2b trèo lên đường cao tốc trên cao để đi cho nhanh, có thể cãi theo cụ không ?


Theo cụ, cái biển phân làn như trong hình này sai hay đúng. xxx SG bắt rất nhiều phương tiện đi sai biển này:

Hiện nay hai khái niệm "đường" và "làn đường" đang bị nhầm lẫn.
- Về khái niệm đường, đã có trong Luật, có biển báo đường dành riêng cho ô tô/xe máy, có biển báo đường dành riêng cho xe thô sơ...Đặc điểm của các con đường này là cách biệt hẳn với nhau. Đường trên cao ở HN là một trong các loại đường dành riêng này.
- Về khái niệm làn đường, đơn giản chỉ là các phần đường xe chạy được phân cách nhau bằng vạch sơn. Luật không có khái niệm làn đường dành riêng. Chí có các loại biển báo cấm, chỉ dẫn và hiệu lệnh dành cho toàn bộ chiều rộng mặt đường của một chiều xe chạy. Việc ép buộc các loại phương tiện đi theo làn hoàn toàn là do ý muốn chủ quan của cơ quan quản lý giao thông địa phương mà không có cơ sở pháp lý.

Biển báo mà bác đưa ra ở trên hoàn toàn sai, đơn giản vì nó không được quy định trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào cả. Tuy vậy nó cũng mang ý nghĩa khuyến cáo: Xe máy nên đi trong cùng, xe tải nên đi làn giữa...
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
6,587
Động cơ
361,897 Mã lực
Muốn cắm biển trên những làn đường thì phải đặt biển cấm mới chuẩn, kèm theo cái biển phụ 504 hình mũi tên chỉ xuống làn đường tương ứng.
 

KEI Car

Xe đạp
Biển số
OF-114470
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
44
Động cơ
387,740 Mã lực
Hiện nay hai khái niệm "đường" và "làn đường" đang bị nhầm lẫn.
- Về khái niệm đường, đã có trong Luật, có biển báo đường dành riêng cho ô tô/xe máy, có biển báo đường dành riêng cho xe thô sơ...Đặc điểm của các con đường này là cách biệt hẳn với nhau. Đường trên cao ở HN là một trong các loại đường dành riêng này.
- Về khái niệm làn đường, đơn giản chỉ là các phần đường xe chạy được phân cách nhau bằng vạch sơn. Luật không có khái niệm làn đường dành riêng. Chí có các loại biển báo cấm, chỉ dẫn và hiệu lệnh dành cho toàn bộ chiều rộng mặt đường của một chiều xe chạy. Việc ép buộc các loại phương tiện đi theo làn hoàn toàn là do ý muốn chủ quan của cơ quan quản lý giao thông địa phương mà không có cơ sở pháp lý.

Biển báo mà bác đưa ra ở trên hoàn toàn sai, đơn giản vì nó không được quy định trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào cả. Tuy vậy nó cũng mang ý nghĩa khuyến cáo: Xe máy nên đi trong cùng, xe tải nên đi làn giữa...
vậy, cụ ơi! Nếu em đi đường 5, đoạn có 2 làn, mặc định từ trước của em là xe con đi làn ngoài cùng bên trái sát dải phân cách, xe tải đi làn bên phải. Em hỏi cụ là liệu khi em đi xe con, muốn chạy chậm, em đi làn bên phải, bám đuôi xe tải liệu khi bị vịn, em cãi như cụ có qua được không nhỉ :|
 

minhnc

Xe máy
Biển số
OF-170859
Ngày cấp bằng
10/12/12
Số km
86
Động cơ
344,260 Mã lực
Như trước đây tôi đã nêu quan điểm, chủ trương phân làn ô tô - xe máy bằng các biển báo tự bịa ra và các cột, tấm bê tông đặt giữa đường của Sở GTVT Hà Nội là chính sách ngu dân, đến nay rõ ràng chính sách này đã làm méo mó nhận thức về Luật GTĐB, làm cho người tham gia giao thông ngày càng xa rời Luật GTĐB (của Quốc gia) để tuân theo những quy định bừa bãi, trái Luật của địa phương.
Vấn để ở chỗ
Một số người không hoặc chưa hiểu
Một số người đi theo người đi trước (tâm lý đám đông mà)
Hơn nữa, bọn thi hành luật nó cũng có hiểu đâu hoặc cố tình không hiểu, nếu không theo cái biển ấy thì nó hành cho cũng khổ hoặc chí ít ra cũng mất thời gian
 

matizsuper1

Xe tải
Biển số
OF-178563
Ngày cấp bằng
25/1/13
Số km
395
Động cơ
342,560 Mã lực
Buồn một điều nhưng là sự thật: Dân mình ra đường bây giờ phần lớn là k biết luật, toàn chạy luật khi thi lái xe.
Điều nữa là xxx quá bựa, dọa dẫm cho dân mình bây giờ ai đi ra đường nhìn thấy xxx như nhìn thấy Hủi ý, phải tránh cho thật xa ra.
BUỒN!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hiện nay hai khái niệm "đường" và "làn đường" đang bị nhầm lẫn.
- Về khái niệm đường, đã có trong Luật, có biển báo đường dành riêng cho ô tô/xe máy, có biển báo đường dành riêng cho xe thô sơ...Đặc điểm của các con đường này là cách biệt hẳn với nhau. Đường trên cao ở HN là một trong các loại đường dành riêng này.
- Về khái niệm làn đường, đơn giản chỉ là các phần đường xe chạy được phân cách nhau bằng vạch sơn. Luật không có khái niệm làn đường dành riêng. Chí có các loại biển báo cấm, chỉ dẫn và hiệu lệnh dành cho toàn bộ chiều rộng mặt đường của một chiều xe chạy. Việc ép buộc các loại phương tiện đi theo làn hoàn toàn là do ý muốn chủ quan của cơ quan quản lý giao thông địa phương mà không có cơ sở pháp lý.

Biển báo mà bác đưa ra ở trên hoàn toàn sai, đơn giản vì nó không được quy định trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào cả. Tuy vậy nó cũng mang ý nghĩa khuyến cáo: Xe máy nên đi trong cùng, xe tải nên đi làn giữa...
Nếu cái biển trong hình bác cho là sai, bác có thể kiện, hoặc viết báo để đòi lại sự đúng đắn. Hiện nay em nghĩ gần 100% người Việt tuân thủ luật GT đều tuân thủ những cái biển tương tự.
Em không rõ nếu không thể cấm 2b lên cầu cạn thì các cụ 4b đi như thế nào. Cụ có nghĩ ra sáng kiến nào không vì nếu kô cấm theo phương tiện thì cấm theo kiểu gì bây giở ?
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Nếu cái biển trong hình bác cho là sai, bác có thể kiện, hoặc viết báo để đòi lại sự đúng đắn. Hiện nay em nghĩ gần 100% người Việt tuân thủ luật GT đều tuân thủ những cái biển tương tự.
Em không rõ nếu không thể cấm 2b lên cầu cạn thì các cụ 4b đi như thế nào. Cụ có nghĩ ra sáng kiến nào không vì nếu kô cấm theo phương tiện thì cấm theo kiểu gì bây giở ?
-Đúng là gần 100% tuân thủ cái biển do cơ quan quản lý đường bịa ra, mà không phải do Luật pháp quy định. Đó chính là điều đáng buồn!
-Biển cấm theo loại phương tiện có trong luật mà bác. Biển cấm ô tô, biển cấm xe tải, biển cấm xe khách, biển cấm xe máy... đều có trong Quy chuẩn 41 cả. Các loại biển cấm này có hiệu lực với toàn bộ con đường, chứ không phải cấm ở một làn đường cụ thể nào. Đối với đường trên cao chỉ cần cắm biển cấm xe máy, xe thô sơ và người đi bộ thôi mà

Ngoài ra, luật cũng có quy định, chỉ có biển cấm hoặc biển hiệu lệnh mới có thể có hiệu lực với làn đường cụ thể (còn biển chỉ dẫn và biển báo nguy hiểm có hiệu lực với tất cả các làn của một chiều xe chạy), nhưng phải treo ngay phía trên làn đường, và có biển phụ 504 ngay bên dưới biển chính (Trước đây còn quy định, phân cách các làn bằng vạch liền)
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
vậy, cụ ơi! Nếu em đi đường 5, đoạn có 2 làn, mặc định từ trước của em là xe con đi làn ngoài cùng bên trái sát dải phân cách, xe tải đi làn bên phải. Em hỏi cụ là liệu khi em đi xe con, muốn chạy chậm, em đi làn bên phải, bám đuôi xe tải liệu khi bị vịn, em cãi như cụ có qua được không nhỉ :|
Bác cãi được, nếu nắm vững luật. Chú ý một số ý sau nhé:
- Nếu có biển chỉ dẫn phân làn, cãi như tôi đã nói ở trên
- Nếu không có biển phân làn, cãi rằng tôi đi theo luật, chạy chậm nên đi về phía bên phải.
- Nếu xxx giở Quy chế sử dụng Đường 5 ra thì nói Quy chế này không bắt buộc xe con phải đi ở làn sát bên trái, mà nó chỉ nói rằng xe tải phải đi ở làn bên phải, còn làn bên trái dành cho xe con và để vượt nhau. Như vậy là làn bên phải không cấm xe con, làn bên trái xe tải cũng có thể đi khi vượt nhau.
- Ngoài ra, Quy chế sử dụng Đường 5 là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thấp hơn Luật GTĐB nên nếu có vấn đề chưa rõ thì phải tuân thủ văn bản pháp luật có hiệu lực cao hơn - Luật GTĐB: Đi chậm nên đi về phía bên phải
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
-Đúng là gần 100% tuân thủ cái biển do cơ quan quản lý đường bịa ra, mà không phải do Luật pháp quy định. Đó chính là điều đáng buồn!
-Biển cấm theo loại phương tiện có trong luật mà bác. Biển cấm ô tô, biển cấm xe tải, biển cấm xe khách, biển cấm xe máy... đều có trong Quy chuẩn 41 cả. Các loại biển cấm này có hiệu lực với toàn bộ con đường, chứ không phải cấm ở một làn đường cụ thể nào. Đối với đường trên cao chỉ cần cắm biển cấm xe máy, xe thô sơ và người đi bộ thôi mà

Ngoài ra, luật cũng có quy định, chỉ có biển cấm hoặc biển hiệu lệnh mới có thể có hiệu lực với làn đường cụ thể (còn biển chỉ dẫn và biển báo nguy hiểm có hiệu lực với tất cả các làn của một chiều xe chạy), nhưng phải treo ngay phía trên làn đường, và có biển phụ 504 ngay bên dưới biển chính (Trước đây còn quy định, phân cách các làn bằng vạch liền)
Vấn đề là nếu dùng biển cấm thì thực sự nhiều chỗ không khả thi hoặc sẽ làm rắc rối thêm cho giao thông (ví dụ phải có 2 biển : cấm ô tô ở làn phải, và cấm xe máy ở làn trái, biển phân làn thì chỉ cần 1 mà đủ các loại xe). Thực tình em đi trong SG cảm thấy rất thoải mái khi không bị 2b làm phiền (hoặc ngược lại). Luật cứng nhắc không phải là hợp lý trong trường hợp này. Ngoài HN phân làn theo phương tiện đôi khi lại làm cản trở (ví dụ đường 5 hoặc đường Bắc ninh). Nhưng trong phố, nếu 2b cứ đi bên phải và 2b đi tràn lan thì giao thông rất khó.
Nếu cần, có thể bổ sung vào luật về hiệu lực của biển phân làn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Thanh Lam

Xe buýt
Biển số
OF-106910
Ngày cấp bằng
27/7/11
Số km
558
Động cơ
398,898 Mã lực
Nơi ở
ngã 3 hoặc ngã 4
Làm cho lái xe ức chế ngại ra đường là hạn chế phương tiện tham gia giao thông là thành công của GT và XXX.
 

0la

Xe hơi
Biển số
OF-168118
Ngày cấp bằng
23/11/12
Số km
120
Động cơ
346,300 Mã lực
Năm nào cũng đi công tác nước ngoài học hỏi kinh nghiệm, nhưng về vẫn "lệ làng" cho nó bản sắc....
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Vấn đề là nếu dùng biển cấm thì thực sự nhiều chỗ không khả thi hoặc sẽ làm rắc rối thêm cho giao thông (ví dụ phải có 2 biển : cấm ô tô ở làn phải, và cấm xe máy ở làn trái, biển phân làn thì chỉ cần 1 mà đủ các loại xe). Thực tình em đi trong SG cảm thấy rất thoải mái khi không bị 2b làm phiền (hoặc ngược lại). Luật cứng nhắc không phải là hợp lý trong trường hợp này. Ngoài HN phân làn theo phương tiện đôi khi lại làm cản trở (ví dụ đường 5 hoặc đường Bắc ninh). Nhưng trong phố, nếu 2b cứ đi bên phải và 2b đi tràn lan thì giao thông rất khó.
Nếu cần, có thể bổ sung vào luật về hiệu lực của biển phân làn.
Thực ra tôi biết thừa ý đồ của ngành Giao thông. Họ bịa ra những cái biển mập mờ, một mặt muốn dân phải tuân thủ, mặt khác thì lại muốn dân tự vi phạm. Ví dụ, khi ùn tắc tại làn đường ô tô, họ muốn ô tô tự lấn sang làn đường xe máy để đi cho thoát và ngược lại. Hay tại các ngã ba, ngã tư, họ cũng muốn các loại xe tự lấn làn của nhau để đi theo hướng rẽ, tránh ách tắc. Cách làm này nghe có vẻ tốt, nhưng thực chất là đẩy mọi cái sai, mọi cái khó cho dân và trao cho CSGT quyền làm luật, nghĩa là phạt hay không tùy thuộc vào xxx, tùy trường hợp, chứ không căn cứ vào pháp luật. Đây là biểu hiện của một xã hội mà pháp luật không được tôn trọng.
Đồng ý là tách xe máy và ô tô ra khỏi nhau thì giao thông sẽ dễ chịu và an toàn hơn nhiều, nhưng bất kỳ biện pháp nào cũng phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng nhân dân.
 

Hoathanhtao

Xe điện
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
4,779
Động cơ
410,300 Mã lực
Thực ra tôi biết thừa ý đồ của ngành Giao thông. Họ bịa ra những cái biển mập mờ, một mặt muốn dân phải tuân thủ, mặt khác thì lại muốn dân tự vi phạm. Ví dụ, khi ùn tắc tại làn đường ô tô, họ muốn ô tô tự lấn sang làn đường xe máy để đi cho thoát và ngược lại. Hay tại các ngã ba, ngã tư, họ cũng muốn các loại xe tự lấn làn của nhau để đi theo hướng rẽ, tránh ách tắc. Cách làm này nghe có vẻ tốt, nhưng thực chất là đẩy mọi cái sai, mọi cái khó cho dân và trao cho CSGT quyền làm luật, nghĩa là phạt hay không tùy thuộc vào xxx, tùy trường hợp, chứ không căn cứ vào pháp luật. Đây là biểu hiện của một xã hội mà pháp luật không được tôn trọng.
Đồng ý là tách xe máy và ô tô ra khỏi nhau thì giao thông sẽ dễ chịu và an toàn hơn nhiều, nhưng bất kỳ biện pháp nào cũng phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng nhân dân.
Chuẩn luôn!điều này thể hiện rất rõ ở ngã tư hàng bài/tràng tiền!
Mỗi người tham gia GT đã là một tội phạm dự khuyết.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top