Là dân đen thì ai cũng nhìn thấy bất hợp lý.
Nếu iem là LD thì iem lại thấy rất chi là nhìn xa trông rộng
Nếu iem là LD thì iem lại thấy rất chi là nhìn xa trông rộng
Không làm được thế, vì đường cao tốc lại có hình dạng đồ thị hình Sin à. Cao tốc nội đô thì trên cao là hợp lý rồi.Em cũng có băn khoăn như cụ chủ, tội gì phải làm trên cao cho lục tốn, cứ dưới đất mà phi, đến giao nhau thì làm cầu vượt
Đỏ: đúng là dở quá. Sau này còn làm tiếp đoạn trên cao từ MD đến cầu TL nữa.Đường trên cao vành đai 3 sắp thông nhưng em thấy cái thiết kế này sớm lỗi thời vì khó mở rộng được đường dưới gầm cầu, thiết kế chẳng nhìn xa trông rộng cho tương lai gì cả. Toàn bộ bề rộng mặt đường trên cao cũng chính bằng phần trồng cỏ ở dưới, tại sao khi thiết kế không nâng cao tĩnh không và sử dụng trụ cầu dạng thanh mảnh để có thể mở rộng thêm làn xe dưới mặt đất. Ngoài ra sao không để khoảng cách hai làn trên cầu ra xa nhau hơn để sau này có thể bố trí trụ cầu vào khoảng giữa này để làm đường trên cao tầng thứ 3 nữa. Cụ nào biết rõ dự án thì giải thích giúp em và mọi người với! ( cầu vượt Mai Dịch là một ví dụ cho kiểu tư duy ngắn để rồi mấy nữa thông xe vừa đi xuống cầu lại rồi lại đi lên cầu...)
Cụ không qua sát kỹ rồi, tĩnh không cầu không đảm bảo để mở rộng thêm làn xe vào sát trụ cầu được, ngoài ra những đường đi lên và đi xuống của cầu trên cao sẽ cản trở lưu thông cho các làn xe nếu có mở thêm vào phía giáp trụ ( phần đang trồng cỏ)Đường thiết kế chạy 100km/h thì ko thể cứ qua nút lại làm cầu vượt được, độ dốc cầu vượt quá lớn cụ ạ, hơn nữa cả đoạn vành đai III thì phải làm cả chục cái cầu vượt, như vậy sec thành con đường uốn lượn lên xuống, ko thể đi đc với tốc độ 100km/h. mục đích của việc làm đường trên cao để ko phải giao với các đường đồng mức. còn việc trồng cỏ ở dưới là giải pháp tạm thời để giữ quỹ đất, hiện giờ cụ chỉ đi dưới nên thấy đường nó hẹp và chật, khi đi ở trên thì 60=>80% phương tiện đi bên trên với vận tốc cao thì phía dưới gần như là thông thoáng hoàn toàn( điển hình đoạn qua Linh Đàm trước chưa có đg trên cao thì đoạn GP vào LĐ hay ùn xe, nhưng giờ đớ hơn hẳn) vài năm nữa khi mật độ xe tăng thì sẽ có đoạn troingf cỏ để mở vào phía gầm đg trên cao luôn. cá nhân e thấy làm đường trên cao đoaanj vành đai III như vậy là giải pháp hợp lý, ko bàn về những vấn đề khác ạ.
Phương án của TS.Bá cũng chính nâng cao tĩnh không của cầu vượt trên cao để xe lưu thông toàn bộ được dưới gầm cầu, trụ cầu chính đỡ 3 dầm cầu: hai cầu đường bộ và một cầu đường sắt, phương án này theo em nghĩ không phù hợp vì phải đầu tư một lần nên chi phí lớn, mà nước ta quen với việc đầu tư phân kỳ rồi, ý tưởng của em cũng chính là đầu tư phân kỳĐỏ: đúng là dở quá. Sau này còn làm tiếp đoạn trên cao từ MD đến cầu TL nữa.
Xanh: tốn nhiều tiền. Nhưng, đúng ra nên quy hoạch như ý kiến của TS Trần Đình Bá: gộp các dự án ĐB và ĐS, tiện lợi, tiết kiệm rất nhiều không gian và từ đó khả năng tiết kiệm vốn đầu tư rất lớn.
'Giao thông Thủ đô, nên làm như thế này!' - http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/69499/-giao-thong-thu-do--nen-lam-nhu-the-nay--.html
Bác thắc mắc giống em !Đường trên cao vành đai 3 sắp thông nhưng em thấy cái thiết kế này sớm lỗi thời vì khó mở rộng được đường dưới gầm cầu, thiết kế chẳng nhìn xa trông rộng cho tương lai gì cả. Toàn bộ bề rộng mặt đường trên cao cũng chính bằng phần trồng cỏ ở dưới, tại sao khi thiết kế không nâng cao tĩnh không và sử dụng trụ cầu dạng thanh mảnh để có thể mở rộng thêm làn xe dưới mặt đất. Ngoài ra sao không để khoảng cách hai làn trên cầu ra xa nhau hơn để sau này có thể bố trí trụ cầu vào khoảng giữa này để làm đường trên cao tầng thứ 3 nữa. Cụ nào biết rõ dự án thì giải thích giúp em và mọi người với! ( cầu vượt Mai Dịch là một ví dụ cho kiểu tư duy ngắn để rồi mấy nữa thông xe vừa đi xuống cầu lại rồi lại đi lên cầu...)
Nâng cao tĩnh không như TS Bá còn giải quyết được thêm cho phương tiện đường sắt.Phương án của TS.Bá cũng chính nâng cao tĩnh không của cầu vượt trên cao để xe lưu thông toàn bộ được dưới gầm cầu, trụ cầu chính đỡ 3 dầm cầu: hai cầu đường bộ và một cầu đường sắt, phương án này theo em nghĩ không phù hợp vì phải đầu tư một lần nên chi phí lớn, mà nước ta quen với việc đầu tư phân kỳ rồi, ý tưởng của em cũng chính là đầu tư phân kỳ
Ý của em là chỉ nâng cao tĩnh không cầu cạn đủ để xe cộ có thế lưu thông bình thường dưới gầm cầu còn khoảng trống giữ 2 đường cầu cạn thì sau này bố trí trụ cho đường sắt như đề xuất của TS.Bá. Không ai lại làm cầu quá cao để leo dốc và hứng gió như cụ nói đâuNâng cao tĩnh không như TS Bá còn giải quyết được thêm cho phương tiện đường sắt.
Cụ nâng cao lên mà chỉ có ô tô và một số làn đường bên dưới thì chi phí rất lớn mà hiệu quả không nhiều. Cầu cao, trụ mảnh chi phí tăng rất cao. Có thể ví như làm nhà cao tầng và nhà thấp tầng: lực ngang của gió, đặc biệt lắc ngang do động đất đòi hỏi kết cấu đủ chịu: phải bổ sung nhiều cọc, vật liệu thân trụ tốn kém hơn.
Chưa kể, cầu cao quá mức làm cho các cầu dẫn lên xuống phải kéo dài để đạt độ dốc max thiết kế cho phép. Từ đó GPMB đòi hỏi nhiều hơn và cuối cùng chi phí tăng lớn lắm...
Hiện cầu cạn này đã được thiết kế cao hơn so với mặt đường bên dưới 4.75m, đủ để lưu thông cho tất cả các loại xe bên dưới rồi. Nếu cần tăng số làn xe bên dưới, cụ có thể xén bớt các dải cỏ bên dưới đi. Nhưng theo iem nghĩ, số làn xe chạy trong đô thị (các làn dưới) đã được tính toán đủ.Ý của em là chỉ nâng cao tĩnh không cầu cạn đủ để xe cộ có thế lưu thông bình thường dưới gầm cầu còn khoảng trống giữ 2 đường cầu cạn thì sau này bố trí trụ cho đường sắt như đề xuất của TS.Bá. Không ai lại làm cầu quá cao để leo dốc và hứng gió như cụ nói đâu
Không thể tăng được làn xe bên dưới vì vướng phải các trụ, đường lên xuống của đường dẫn lên cầu, cụ không để ý rồi. Còn nếu làm như Sing thì các trụ và dầm đã được sơn và phun vẩy vữa để hút âm, các trụ cầu sẽ được trồng cây dây leo và lan can cầu sẽ treo các bồn hoa. Còn cụ bảo các làn đô thị tính toán đủ thì cứ làm đường cho các phương tiện chạy thẳng (tốc độ cao không đi vào đô thị) trên mặt đất ( giải giữa đường) qua ngã 4 thì làm hầm chui...Hiện cầu cạn này đã được thiết kế cao hơn so với mặt đường bên dưới 4.75m, đủ để lưu thông cho tất cả các loại xe bên dưới rồi. Nếu cần tăng số làn xe bên dưới, cụ có thể xén bớt các dải cỏ bên dưới đi. Nhưng theo iem nghĩ, số làn xe chạy trong đô thị (các làn dưới) đã được tính toán đủ.
Thêm nữa, dải cỏ cũng rất cần thiết đối với môi trường, giao thông đô thị. Lẽ ra, hai bên và giữa cầu cạn này cũng nên được thiết kế để trồng cây như nhiều nước như Sin chẳng hạn.
Cái mà cụ nói thì mấy năm nữa sẽ hết, ngày xưa nó thiết kế cái cầu vượt rẽ xuống đường 5 với mục đích khai thác tạm mấy năm và chủ yếu phục vụ cho xe rẽ vào Sài đồng GL. Nó tính là sẽ có đường cao tốc HN-HP ( nằm giữa đường 5 và cầu Thanh Trì) triển khai đồng thời thì xe đi HP vào đường cao tốc, tuy nhiên cái dự án đó chậm tiến độ, lưu lượng xe gia tăng nhanh nên mới tắc, cụ cứ đợi khi nào thông xe cao tốc HN-HP là chỗ này hết tắc ngayCụ cứ nhìn cái đừng từ cầu vượt Thanh Trì gác qua đường 5 thì thấy. Cũng là cái cầu vượt đường Vĩnh Tuy gác qua đường 5 có bao giờ tắc đâu nhưng đường cầu Thanh Trì nó thay đổi thiết kế éo có đường xuống ngay đường 5 bên HN đi lên nên lúc nào cũng tắc. Trình nó ngắn thế thôi cụ ạ
Cái nút này có lẽ do khó GPMB nên tk cứ loằng ngoằng, cụ nào không để ý biển, hay đi lần đầu thì chỉ có khóc tiếng mán. Ngược lại cái nút đường 5 thì cẩu thả, vô trách nhiệm, xe cộ tắc đường đỗ ở chỗ đường cong không cẩn thận lật xe như chơiCái đường trên cao này có cái nút giao với đường Pháp Vân có thể được liệt vào kỳ quan thế giới chứ chả chơi. Bét nhất thì cũng nhất ĐNA
Đỏ: cụ xem cái ảnh này nhé:Không thể tăng được làn xe bên dưới vì vướng phải các trụ, đường lên xuống của đường dẫn lên cầu, cụ không để ý rồi. Còn nếu làm như Sing thì các trụ và dầm đã được sơn và phun vẩy vữa để hút âm, các trụ cầu sẽ được trồng cây dây leo và lan can cầu sẽ treo các bồn hoa. Còn cụ bảo các làn đô thị tính toán đủ thì cứ làm đường cho các phương tiện chạy thẳng trên mặt đất ( giải giữa đường) qua nhà 4 thì làm hầm chui...