[Funland] Đường bay vàng HAN-SGN các cụ có ủng hộ không?

gaquay123

Xe tăng
Biển số
OF-150512
Ngày cấp bằng
26/7/12
Số km
1,240
Động cơ
368,126 Mã lực
Em đọc vnexpress và các báo khác thấy đám đông cứ nhao nhao nên đòi lập tuyến bay thẳng tưng kẻ chỉ từ HAN-SGN mà thấy có vẻ thiếu thông tin quá! Đành rằng tiết kiệm được nhiên liệu và thời gian bay nhưng khá nhiều phiền phức sau, không hiểu các cụ đã nghĩ đến chưa?

Nếu bay thẳng theo đường bay "vàng" thì Đường bay nội địa chuyển thành đường bay quốc tế và phải theo quy định quốc tế:

1. Về mặt an toàn bay
- tăng thời gian bay qua vùng dọc dãy Trường Sơn và Tây Nguyên: an toàn bay giảm, theo em được biết là nhiễu động sẽ nhiều hơn hẳn, vậy nếu đang bay mà máy bay bị hẫng 50-200m theo phương thẳng đứng thì cũng nên chuẩn bị tinh thần, đừng sốc nhé!
- Đây là lý do mà theo em đáng lo ngại nhất (mà ko quan chức nào của mình dám lên tiếng vì ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao): Vùng tiếp cận hạ thấp độ cao để hạ cánh nằm trên lãnh thổ Campuchia (chắc chỉ tầm 1000-3000m), rủi ro dính quả như MH17 các cụ phải tính đến nhé! Dạo này chính trị bên Campuchia khá bất ổn, biểu tình phản đối mình khá nhiều. Thành phần cực đoan chống đối ra mặt lên đến tận cấp độ anh Sam Rainsy thì em thực sự lo ngại!
Ở độ cao, 1000-3000m thì không cần đến quả Buk như MH17, mà đơn giản hơn rất nhiều nhé! Em cực kỳ quan ngại [-O<

2. Về thủ tục đối với khách bay
- bắt buộc phải mang passport, các thể loại còn lại như CMTND, bằng lái xe,... không dùng được để check-in?
- bắt buộc phải có mặt tại sân bay trước 2 tiếng thay vì 1 tiếng để làm thủ tục như bay trong nước,
- bắt buộc phải xuất trình tiền vàng mang theo trên người theo như luật hàng không quốc tế quy định: ko được dắt túi quá 5000$,
- liệu có phải làm thủ tục xuất/nhập cảnh??? Cụ nào xác nhận nhé!

3. Đối với hãng vận chuyển:
- tăng thời gian bay qua vùng dọc dãy Trường Sơn và Tây Nguyên thời tiết phức tạp --> tăng rủi ro chậm hủy chuyến & an toàn bay
- Đến gần Tân Sơn Nhất phải bay zig zag, vì hướng bay nằm dọc, còn hướng sân bay gần như nằm ngang
- Chi phí quá cảnh dẫn đường qua Lào, Campuchia cũng không rẻ, chưa kể tăng tần suất quá cảnh, Lào với Campuchia chưa đủ kỹ thuật viên dẫn đường ---> phải đào tạo thêm! Cơ mà em sợ mấy anh học việc dẫn đường lắm!

4. Vấn đề nhận diện khi vào lại lãnh thổ Việt Nam

Khá phức tạp đối với bên quốc phòng! Liệu có thêm anh Lý Tống nào lợi dụng mạo danh các hãng của VN để xâm nhập ko?

Giải quyết được tất cả các vấn đề trên thì em cũng ủng hộ đường bay vàng :D
 
Chỉnh sửa cuối:

nguoivanchuyen9

Xe buýt
Biển số
OF-193863
Ngày cấp bằng
13/5/13
Số km
654
Động cơ
333,720 Mã lực
Nơi ở
cầu giấy hà nội
Trước bị phản đối nhiệt tình giờ lại tốt----> sẽ gây nhiều nguy hiểm vì ở ngoài không kiểm soát được
 

gaquay123

Xe tăng
Biển số
OF-150512
Ngày cấp bằng
26/7/12
Số km
1,240
Động cơ
368,126 Mã lực
Ông gà quay ông lấy dữ liệu trên ở đâu nhể? Cho em xin cái đường linh chính thống cái chứ cứ ngồi mà tưởng tượng mà viết ra thì lởm lắm.
Cụ cần dữ liệu gì? Em viết rõ ràng thế rồi còn gì, một số thông tin có dấu ? là để cụ nào biết thì xác nhận thêm cho chuẩn hơn đấy!
 

goldenlightvn

Xe buýt
Biển số
OF-1508
Ngày cấp bằng
25/8/06
Số km
590
Động cơ
577,328 Mã lực
cái này phải thực tế mới biêt được
dân tình biết gì đâu
cứ thử thỏa thuận xong, cho một hai hãng chạy thử xem chi phí ntn
nếu thực sự tiết kiệm thì các hãng hàng không họ làm ngay bác ạ
đọc lại mấy cái thông tin của cụ cảm tính quá
 
Chỉnh sửa cuối:

phuongnam1972

Xe tăng
Biển số
OF-105456
Ngày cấp bằng
11/7/11
Số km
1,053
Động cơ
312,345 Mã lực
Mình vẫn thích bay trong lãnh thổ Việt Nam hơn. Có chuyện gì cứu hộ cho nhanh! :))
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,791
Động cơ
667,041 Mã lực
Cái số 2 chả liên quan giề đến đường bay này.
Nó vưỡn là chuyến bay nội địa.
 

toyennha

Xe lăn
Biển số
OF-296722
Ngày cấp bằng
27/10/13
Số km
10,645
Động cơ
473,117 Mã lực
Nơi ở
Ngoài Vùng Phủ Sóng
đường nào cũng được miễn nhanh,gọn, lẹ, ngon, bổ, rẻ là em thích.còn khi sự cố xảy ra đang bay trên đất liền hay trên biển gì thì " má = mẹ" cũng ko nhận ra
 

haison77

Xe buýt
Biển số
OF-27964
Ngày cấp bằng
29/1/09
Số km
645
Động cơ
490,390 Mã lực
K nói những cái khác, chỉ cái số 2 thôi, cụ lấy qui định nào thế ạ? Liên quan gì mà phải coi nó là đường bay quốc tế?
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,748
Động cơ
520,122 Mã lực
Em đọc vnexpress và các báo khác thấy đám đông cứ nhao nhao nên đòi lập tuyến bay thẳng tưng kẻ chỉ từ HAN-SGN mà thấy có vẻ thiếu thông tin quá! Đành rằng tiết kiệm được nhiên liệu và thời gian bay nhưng khá nhiều phiền phức sau, không hiểu các cụ đã nghĩ đến chưa?

Nếu bay thẳng theo đường bay "vàng" thì Đường bay nội địa chuyển thành đường bay quốc tế và phải theo quy định quốc tế:

1. Về mặt an toàn bay
- tăng thời gian bay qua vùng dọc dãy Trường Sơn và Tây Nguyên: an toàn bay giảm, theo em được biết là nhiễu động sẽ nhiều hơn hẳn, vậy nếu đang bay mà máy bay bị hẫng 50-200m theo phương thẳng đứng thì cũng nên chuẩn bị tinh thần, đừng sốc nhé!
- Đây là lý do mà theo em đáng lo ngại nhất (mà ko quan chức nào của mình dám lên tiếng vì ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao): Vùng tiếp cận hạ thấp độ cao để hạ cánh nằm trên lãnh thổ Campuchia (chắc chỉ tầm 1000-3000m), rủi ro dính quả như MH17 các cụ phải tính đến nhé! Dạo này chính trị bên Campuchia khá bất ổn, biểu tình phản đối mình khá nhiều. Thành phần cực đoan chống đối ra mặt lên đến tận cấp độ anh Sam Rainsy thì em thực sự lo ngại!
Ở độ cao, 1000-3000m thì không cần đến quả Buk như MH17, mà đơn giản hơn rất nhiều nhé! Em cực kỳ quan ngại [-O<

2. Về thủ tục đối với khách bay
- bắt buộc phải mang passport, các thể loại còn lại như CMTND, bằng lái xe,... không dùng được để check-in?
- bắt buộc phải có mặt tại sân bay trước 2 tiếng thay vì 1 tiếng để làm thủ tục như bay trong nước,
- bắt buộc phải xuất trình tiền vàng mang theo trên người theo như luật hàng không quốc tế quy định: ko được dắt túi quá 5000$,
- liệu có phải làm thủ tục xuất/nhập cảnh??? Cụ nào xác nhận nhé!

3. Đối với hãng vận chuyển:
- tăng thời gian bay qua vùng dọc dãy Trường Sơn và Tây Nguyên thời tiết phức tạp --> tăng rủi ro chậm hủy chuyến & an toàn bay
- Đến gần Tân Sơn Nhất phải bay zig zag, vì hướng bay nằm dọc, còn hướng sân bay gần như nằm ngang
- Chi phí quá cảnh dẫn đường qua Lào, Campuchia cũng không rẻ, chưa kể tăng tần suất quá cảnh, Lào với Campuchia chưa đủ kỹ thuật viên dẫn đường ---> phải đào tạo thêm! Cơ mà em sợ mấy anh học việc dẫn đường lắm!

4. Vấn đề nhận diện khi vào lại lãnh thổ Việt Nam

Khá phức tạp đối với bên quốc phòng! Liệu có thêm anh Lý Tống nào lợi dụng mạo danh các hãng của VN để xâm nhập ko?

Giải quyết được tất cả các vấn đề trên thì em cũng ủng hộ đường bay vàng :D
những cái trên đa phần cụ tự nghĩ ra chứ cod phải thế éo đâu.
bay từ hn đến sg cắt qua cam hay lào thì đối với mái bay, kiểm soát ko lưu, pilot thế nào em ko biết, nhưng đối với hành khách thì chả khác mịe gì trước ngoài tgian bay ngắn hơn. ko ai coi là xuất nhập cảnh khi bay qua cam hết mà phải mang hộ chiếu với Đô mẽo....
 

godman4778

Xe tải
Biển số
OF-329874
Ngày cấp bằng
4/8/14
Số km
287
Động cơ
285,760 Mã lực
Nơi ở
Q. Đống Đa, Hà Nội
Em ủng hộ cái này 2 tay 3 chân, e thường xuyên bay tuyền HN-SG, đi VNA thì đắt mà VJA hay JS lại hay delay, chán !
 

xeco.com

Xe lăn
Biển số
OF-190420
Ngày cấp bằng
18/4/13
Số km
14,911
Động cơ
476,350 Mã lực
Việc to đã có Lảng và CP soi đường chỉ lối rồi, việc của em là cứ ngon bổ rẻ mà chiến thôi.
 

BangFiesta

Xe điện
Biển số
OF-323083
Ngày cấp bằng
10/6/14
Số km
3,595
Động cơ
322,506 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Bay đường này, nhanh hơn, tiết kiệm hơn không biết giá vé có giảm không các cụ nhỉ? Hay lại phải chi cái phần tiết kiệm được đấy cho các bạn Lào, Cam vì sử dụng không phận của người ta.
 

nouvo

Xe tăng
Biển số
OF-9291
Ngày cấp bằng
6/9/07
Số km
1,645
Động cơ
548,776 Mã lực
Em cũng thấy sợ là đi qua vùng rừng núi của Cam bọn nó đòm cho quả thì thôi rồi.
 

gaquay123

Xe tăng
Biển số
OF-150512
Ngày cấp bằng
26/7/12
Số km
1,240
Động cơ
368,126 Mã lực
Cụ cần dữ liệu gì? Em viết rõ ràng thế rồi còn gì, một số thông tin có dấu ? là để cụ nào biết thì xác nhận thêm cho chuẩn hơn đấy!

Cụ đọc xem sao:
:bz
Vietnam Airlines và “đường bay ấp ủ”?

09:28 | 12/08/2014 http://petrotimes.vn/news/vn/phong-su-dieu-tra/vietnam-airlines-va-duong-bay-ap-u.html#__MB_COMMENT_LABEL
(PetroTimes) - Mấy năm nay, cuộc tranh luận về việc “đường bay vàng” Hà Nội - TP Hồ Chí Minh đã làm tốn giấy mực, và thời gian của rất nhiều người.

Vậy tại sao lại không thể có “đường bay vàng”, và tại sao lại cứ “đường bay ngoằn ngoèo” như hiện nay.
Đó là cả một câu chuyện dài và rất không đơn giản như nhiều người nghĩ.
Phóng sự này, có thể giúp bạn đọc hình dung ra sự “rắc rối đó”.
***
Bảy bước để... lên giời!
Có lẽ đối với tất cả mọi người khi tham gia giao thông, dù là đi đường bộ, đường không hay đường thủy cũng đều thích được đi đường thẳng.
Đây cũng là lẽ tự nhiên, bởi đi đường thẳng, quãng đường gần hơn, không phải tránh, phải rẽ nên tốc độ cao và đều hơn.
Và tất nhiên, làm con đường thẳng là ước mơ của tất cả những người vạch tuyến đường và làm đường.
Nhưng ngành có ước mơ được đi đường thẳng lớn nhất là ngành hàng không. Bởi lẽ, chi phí cho một chuyến bay là cực kỳ tốn kém, mà tốn kém nhất là nhiên liệu. Và cũng chẳng có ngành nào mà người ta phải tính toán chi li đến từng phút như ngành hàng không.
Xin bạn đọc thử tưởng tượng, với một chiếc Boeing 777 - 200ER, khi bay ở độ cao 10.000m với tốc độ 900km/h thì cứ mỗi giây, hai động cơ phản lực khổng lồ đốt 2kg dầu. Mặc dù là dầu cho động cơ phản lực của máy bay rẻ hơn xăng bạn dùng cho xe máy đến 1/3 (tất nhiên là có sự ưu đãi về chính sách thuế nhập khẩu) - thì mới biết rằng tiết kiệm được 1 phút bay có ý nghĩa đến nhường nào. Ở Việt Nam ta hiện nay, trung bình mỗi ngày có 72 chuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh và ngược lại, trong đó riêng Vietnam Airlines đã chiếm tới 42 chuyến; 48 chuyến Hà Nội - Đà Nẵng (hai chiều) và 55 chuyến Sài Gòn - Đà Nẵng (hai chiều). Chỉ cần mỗi tuyến đường bay rút ngắn được 2-3 phút bay thôi là mỗi tháng, các hãng hàng không tiết kiệm được bao nhiêu tiền?
Gần đây, trước sự cố máy bay MH17 rơi ở Ukraina, Vietnam Airlines đã phải mở đường bay vòng, tránh khu vực không an toàn. Và thế là chi phí tiền dầu mỗi tháng cho đoạn đường vòng này là 10 tỉ đồng.
Đường bay thẳng không những tiết kiệm được chi phí nhiên liệu, tiết kiệm thời gian, mà còn kéo theo nhiều lợi ích khác. Cho nên có được một đường bay thẳng là ước mơ của tất cả những người làm hàng không.
Nhưng muốn bay thẳng đâu có dễ!
Mở một tuyến đường bay không đơn giản chỉ là chấm một điểm ở sân bay cất cánh, rồi chấm một điểm ở sân bay sẽ đến, lấy thước kẻ một đường thẳng là xong.
Để có một đường bay, phải đảm bảo đến 7 yếu tố.
Thứ nhất, đó là phải tính các vấn đề liên quan đến quân sự, chính trị ở vùng sẽ bay qua. Nếu trên tuyến đường bay có khu vực quân sự như nơi tập trận dành cho không quân, trường bắn quốc gia… thì dứt khoát là không thể bay qua được.
Thứ hai, là vấn đề lãnh thổ: Có những quốc gia không thích cho máy bay quốc tế bay qua lãnh thổ của mình, mặc dù muốn bay qua phải trả phí. Với đường bay nội địa, thì phải bay trong vùng chủ quyền. Còn “vạn bất đắc dĩ” mới phải “mượn” đường nước khác. Bởi lẽ, ta bay trong vùng trời của ta thì rõ ràng là bao giờ cũng yên tâm hơn
Thứ ba, là yếu tố chính trị: Một đường bay trên trời ở độ cao 9-10km, tưởng như chẳng liên quan gì đến chuyện chính trường dưới đất… Nhưng có đấy. Bởi vì từ dưới đất, người ta điều khiển… người trên trời. Và có giời mà biết ở những quốc gia bất ổn về chính trị, các nhóm phiến quân và quân chính phủ sử dụng loại vũ khí gì để đánh nhau. Vụ máy bay MH17 rơi ở Ukraina là một điển hình. Chẳng có ai liều mạng bay qua một vùng đang đầy rẫy những bất trắc như vậy.
Thứ tư, là yếu tố địa hình, thời tiết: Mỗi vùng đất có những hình thái thời tiết khác nhau. Các nhà thiết kế đường bay sẽ phải tính đến thời tiết khu vực đó có ổn định không và có đủ đảm bảo an toàn cho chuyến bay hay không. Nếu nơi đó thường có những biến động bất ổn về thời tiết (gió, sương mù, nhiễu động không khí…) thì chẳng ai dại gì mà cố rút ngắn vài phút bay, để máy bay phải lắc đảo đồng, đảo địa và hành khách thì lộn hết ruột gan vì qua những “ổ gà không khí”.
Thứ năm, là quản lý bay: Việc quản lý đường bay phải tuân theo những quy định của Tổ chức Hàng không thế giới (ICAO). Không thể tùy tiện vẽ đường trên trời và thích bay thế nào thì bay.
Thứ sáu, là phương thức bay: Khi một chiếc máy bay cất cánh thì ai cũng mong là bay thẳng luôn, nhưng các sân bay thì không thể thiết kế chiều theo phi công được. Cho nên, bay lên, có khi lại phải lượn nửa vòng, rồi mới bay thẳng được. Khi hạ cánh có khi cũng phải lượn nửa vòng rồi mới xuống được đường băng.
Lấy một ví dụ nhỏ như sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Đường hạ cất cánh của hai sân bay này đều làm theo hướng Đông - Tây, vì đây là hướng thuận theo chiều quay của quả đất. Nhưng đường bay Hà Nội - TP Hồ Chí Minh lại theo hướng Bắc - Nam. Vậy nên, khi rời đường băng, máy bay bắt buộc phải lượn nửa vòng mới về đúng hướng Bắc - Nam và khi đến TP Hồ Chí Minh cũng phải lượn nửa vòng để vào đúng đường hạ cánh. Mỗi lần lượn như vậy cũng mất vài phút.
Và thứ bảy, là phải cân đối chi phí cho một chuyến bay: Máy bay chở bao khách, bao nhiêu tấn hành lý, mang theo bao nhiêu tấn dầu; rồi trên đường bay, gió ra sao, nhiệt độ thế nào v.v... Tất cả đều phải có sự tính toán cực kỳ khoa học.
Bảy yếu tố này có liên quan mật thiết với nhau và không thể tách rời.
(Còn tiếp)
Nguyễn Như Phong
 

gaquay123

Xe tăng
Biển số
OF-150512
Ngày cấp bằng
26/7/12
Số km
1,240
Động cơ
368,126 Mã lực
Vietnam Airlines và “đường bay ấp ủ”? (Kỳ 2)

06:45 | 13/08/2014 0 Ý kiến phản hồi
(PetroTimes) - Như bạn đọc đã thấy, mở một đường bay là phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, và Vietnam Airlines đang cố gắng khắc phục những khó khăn đó.

>> Vietnam Airlines và “đường bay ấp ủ”?
Muốn thẳng... đâu có dễ?
Vậy nên, việc có một đường bay thẳng là ước mơ, là sự ấp ủ của những người làm hàng không. Chẳng thế mà ngay từ năm 1983, Hàng không Việt Nam đã bàn tính đến việc mở một đường bay thẳng, nói một cách lý thuyết là từ đỉnh đài điều khiển ở Nội Bài đến đỉnh đài điều khiển ở Tân Sơn Nhất. Đường bay thẳng tắp này qua Lào, qua Campuchia và tiết kiệm được 5-7 phút bay, thậm chí còn tiết kiệm được đến hơn 10 phút, tùy theo loại máy bay.
Nhưng khổ một nỗi, bàn từ ngày ấy và đã có biết bao đoàn của hàng không Việt Nam sang làm việc với các bạn Lào và Campuchia, nhưng các bạn đều tỏ ra không mặn mà. Bởi lẽ, để đảm bảo an toàn cho chuyến bay qua lãnh thổ, họ phải có những đài điều khiển, những trạm theo dõi. Chi phí đầu tư cho những trạm này không hề nhỏ… Mặc dù là có thu được phí vùng trời. Mà máy bay của Vietnam Airlines bay qua các nước này thì phải trả phí quốc tế.
Do địa hình nước ta hình chữ S, nên có những đoạn vừa ở lãnh thổ Việt Nam, sang nước Lào được vài phút, lại chạm vào lãnh thổ Việt Nam, rồi được vài phút lại sang Lào thì là điều cực kỳ bất tiện và gây khó khăn cho công tác dẫn đường. Cũng không thể không kể đến tâm lý phi công và người dẫn đường với những chuyến bay nội địa. Chẳng ai thích bay ra nước ngoài làm gì, cứ bay trên lãnh thổ nước mình là tốt nhất.

Việt Nam nằm trên đường giao lưu hàng không thế giới. Khu vực Biển Đông là khu vực nhộn nhịp nhất, nên mở một đường bay càng tránh được những giao điểm trên không là càng tốt. Không có mấy người biết rằng, đường bay hiện nay của Vietnam Airlines từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh bay qua nhiều khu vực quân sự và nhiều đường bay khác, nên có khi phải chia nhau từng kilômét trên trời.
Quản lý vùng trời của Việt Nam thuộc Bộ Quốc phòng. Trong nhiều năm qua, Bộ Quốc phòng chủ trương ưu tiên tối đa cho hàng không dân dụng. Nhưng nước ta hẹp chiều ngang, lại ngoằn ngoèo chiều dọc nên muốn có được một đường bay thẳng, lại nằm trong vùng chủ quyền của Việt Nam thì rõ là điều không tưởng.
Do sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không, cho nên số lượng các chuyến bay tăng theo từng tháng. Có thể nói bây giờ đường bay Bắc - Nam bắt đầu trở nên chật chội. Bởi lẽ trên đường bay, các máy bay đều cần đạt ở độ cao trên 10.000m. Ở độ cao này, máy bay đạt tốc độ tốt nhất với chi phí nhiên liệu tiết kiệm nhất... Khi hai máy bay bay ngược chiều nhau, thì cách xa từ hàng chục kilômét, kiểm soát không lưu đã phải ra lệnh cho một chiếc “chúi xuống”, sao cho khoảng cách độ cao của hai chiếc máy bay là khoảng 500m. Tuy nhiên, các máy bay khi tránh nhau, thường cách cả ngàn mét cho “an toàn tuyết đối”. Đối với máy bay phản lực, bay càng thấp, chi phí nhiên liệu càng cao. Chỉ xuống thấp 1km, chi phí nhiên liệu đã tăng hẳn. Vậy thì ra lệnh cho “thằng nào” chúi xuống đây? Trong khi “thằng nào” cũng muốn giữ nguyên độ cao? Tốn nhiên liệu một chút đã là điều chẳng ai muốn, nhưng khó chịu hơn là máy bay đang bay bằng, tự nhiên lại phải “lao xuống” - (dù là việc giảm độ cao này rất từ từ), rồi lại “ngóc lên”. Bắt “thằng này “chúi xuống, thì không khéo lại bị mang tiếng là “ưu ái thằng kia”???
Chính vì vậy, gần đây Cục Hàng không đã phải tính mở thêm một đường bay song song với đường bay hiện hành. Hai đường bay này cách nhau trên không khoảng gần 20km.
Sở dĩ bây giờ mới dám tính đến mở đường bay song song, là vì bây giờ chúng ta điều khiển và định vị máy bay qua vệ tinh mà không ảnh hưởng nhiều bởi các trạm mặt đất, nên không phải tốn thêm chi phí. Và đường bay song song này luôn đảm bảo được độ cao nhất định, an toàn hơn khi bay ngược chiều và tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm soát không lưu.
Có một đường bay khác mà chúng ta cũng đang khai thác là Hà Nội - Phú Quốc. Đây là tuyến đường bay dài nhất. Vừa qua, Cục Hàng không đã làm việc với Lào và Campuchia và đã mở được đường bay thẳng từ Hà Nội tới Phú Quốc qua Lào, Campuchia. Tuyến đường mới này đã rút được quãng đường bay Hà Nội - Phú Quốc 18 phút.
Phải có thêm đường bay… dự phòng
Nói về việc mở các đường bay mới, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không phải lấy bản đồ ra, vẽ cho tôi thấy: “Trên cơ sở đường bay thẳng Hà Nội - Phú Quốc đã được các bạn Lào, Campuchia thống nhất và Vietnam Airlines đang khai thác rất hiệu quả, các hãng hàng không đã có đường bay từ Hà Nội qua Pnompenh đi TP Hồ Chí Minh và ngược lại. Đây là đường bay sử dụng để tránh bão, tuy nhiên chi phí lại tăng lên do chi phí điều hành bay tính theo chuyến bay quốc tế. Nhưng phải có đường bay này vì nước ta gió, bão nhiều. Mỗi khi có bão, khu vực miền Trung sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Chính vì vậy, mở thêm tuyến dự phòng sẽ đảm bảo được cho hoạt động của Vietnam Airlines không bị đứt quãng bởi thời tiết.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, chúng ta đang tiếp tục đàm phán với Lào và Campuchia để mở một đường bay thẳng ngắn nhất có thể cho trục Bắc - Nam, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn bay; đồng thời phải thuyết phục để các bạn áp dụng một mức phí điều hành bay hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cho các hãng hàng không và điều hành bay của các bạn. Nếu không các hãng hàng không Việt Nam sẽ vẫn chỉ sử dụng như đường bay dự phòng. Còn về nguyên tắc, dù mở thêm đường bay thẳng, đường bay nội địa trong vùng chủ quyền của Việt Nam vẫn phải được duy trì”.
(Còn tiếp)
Nguyễn Như Phong
 

gaquay123

Xe tăng
Biển số
OF-150512
Ngày cấp bằng
26/7/12
Số km
1,240
Động cơ
368,126 Mã lực
Vietnam Airlines và “đường bay ấp ủ”? (Kỳ 3)

07:00 | 15/08/2014 0 Ý kiến phản hồi
(PetroTimes) - Không ai có thể ngờ rằng, thời gian khởi hành của một chuyến bay (từ lúc cất hòn chèn từ sân bay đi cho tới khi hạ hòn chèn ở sân bay đến) của ngày hôm nay, lại “ngang ngang” với thời gian cách đây hơn 30 năm? Mặc dù máy bay bây giờ tốc độ cao hơn nhiều?

>> Vietnam Airlines và “đường bay ấp ủ”?
>> Vietnam Airlines và “đường bay ấp ủ”? (Kỳ 2)
Chuyện bay xưa và... nay?
Hành khách đi máy bay thường được nghe cơ trưởng thông báo là chuyến bay Hà Nội - TP Hồ Chí Minh dự định bay trong 1h45'. Đây là thời gian từ lúc máy bay rời mặt đất, cho đến khi máy bay tiếp đất chứ không phải là thời gian khởi hành. Thời gian khởi hành của một chuyến bay được tính từ khi rút hòn chèn, máy bay được kéo ra đường lăn, và cho đến lúc máy bay vào sân đỗ và hòn chèn được đặt trước bánh mũi. Nếu cộng thời gian từ lúc rút hòn chèn, cho đến khi máy bay lấy đà cất cánh và cho đến khi máy bay vào sân đỗ thì phải thêm ít nhất 30 phút nữa. Trong trường hợp đường lăn bị chật, xảy ra ùn tắc ở đường lăn thì thời gian có khi còn kéo thêm nhiều gấp đôi. Thậm chí có khi chờ cả tiếng đồng hồ mới cất cánh được.
Hiện nay ở sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài đều có tình trạng mật độ máy bay trên đường lăn quá dày, nên phải chờ, hay nói vui là đã xảy ra tình trạng “ùn tắc trên đường lăn”. Mà tiết kiệm thời gian ra đường băng cũng cực kỳ quan trọng như tiết kiệm phút bay trên trời. Chính vì vậy mà đang phải gấp rút xây dựng thêm đường lăn. Vài tháng nữa, hai sân bay này có thêm đường lăn thì có lẽ nạn ùn tắc sẽ giảm bớt.

Phi công lái máy bay Boeing 777 - 200ER của Vietnam Airlines.
Nói chuyện bay trên trời, tôi chợt giật mình và thấy rằng, thời gian của một chuyến bay ngày hôm nay so với thời gian của một chuyến bay cách đây hơn 30 năm chẳng hơn kém nhau là bao nhiêu (nếu tính từ thời gian rút hòn chèn cho đến khi đặt hòn chèn).
Vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, trên tuyến đường bay Hà Nội - TP Hồ Chí Minh chủ yếu là máy bay TU-134A và TU-134B, IL- 18, đôi khi còn có cả AN-26, IAK-40. Những chiếc máy bay này do Liên Xô cũ chế tạo. Bay IL-18 thì mất gần 2 giờ 15 phút, TU-134 thì cũng 2 giờ. Còn AN-26 thì phải gần 3 giờ.
Giá vé máy bay ngày ấy cho một lượt bay tương đương 1 chỉ vàng. Nếu lấy giá vàng làm chuẩn thì giá vé hiện nay còn rẻ hơn so với ngày xưa. Thời gian bay trên trời thì dài hơn bây giờ khá nhiều, nhưng nếu tính thời gian từ lúc cất hòn chèn đến lúc hạ hòn chèn thì cũng “ngang ngang” nhau. Bởi lẽ, ngày ấy chắc chắn không có tình trạng ùn tắc trên đường lăn như bây giờ.
Những ai đã từng đi máy bay thời bao cấp thì hẳn phải nhớ rõ một điều, đi máy bay ngày ấy khổ hơn bây giờ rất nhiều, nhưng cũng “sướng” hơn bây giờ rất nhiều.
Cái khổ thứ nhất là chầu chực mua được cái vé là rất mất thời gian. Xếp hàng, đăng ký có khi mất cả tuần. Rồi có khi phải “chạy” hết cửa này tới cửa khác mới mua nổi tấm vé.
Cái khổ thứ hai là khi ra sân bay, phải đi trước thậm chí đến nửa ngày và khâu làm thủ tục bay. Ngày ấy thì không có máy tính điện tử như bây giờ, nên nhân viên phải đối chiếu vé với một bản danh sách hành khách được đánh máy. Đến cửa an ninh, tất cả hành lý đều phải bị lục tung ra để kiểm tra. Mỗi ngày chỉ có khoảng 2-3 chuyến bay từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh và ngược lại.
Nhưng bay ngày ấy cũng có cái khoái, ấy là các suất ăn trên máy bay thật tuyệt vời. Thật không còn cảm giác gì sung sướng hơn khi được bay trên trời, ngắm nhìn non sông cẩm tú qua ô cửa. (Máy bay ngày ấy bay ở độ cao thấp nên nhìn rõ xe đạp chạy dưới đường, nhất là bay trên IL-18). Và khi bữa ăn được dọn ra, thì đó là một “bữa cỗ”, với một bát xôi đầy tú ụ, một khoanh giò lụa dày khoảng 1,2cm, rồi tráng miệng là trái cây như cam Bố Hạ, bánh gato, rồi cà phê, bia và… được hút thuốc lá phì phèo trên máy bay.
Thời bao cấp, thiếu thốn đủ bề, được xơi cả một khoanh giò lụa thì thật là “quá xa xỉ”. Giá trị của suất ăn thời ấy thì có lẽ phải gấp ba lần suất ăn hiện nay. Mà được đi máy bay thời bao cấp là cả một niềm “vinh dự và tự hào”, chứ đâu có phải là chuyện thường. Kiếm đồng tiền khi đó cực kỳ khó khăn, giá trị của vàng rất cao. Vài chỉ vàng có thể mua được căn nhà tử tế, hoặc mảnh đất to vật. Cho nên dám bỏ ra một chỉ vàng để mua vé máy bay là cả một vấn đề. Cán bộ Nhà nước, muốn đi máy bay thì cũng phải cỡ Vụ trưởng, Cục trưởng trở lên… Còn dân thường, có tiền cũng chưa chắc mua được vé. Đi tàu Thống Nhất thì cũng cơ khổ. Trung bình là 3 ngày 2 đêm, hoặc 3 ngày 3 đêm cho quãng đường hơn ngàn cây số. Cho nên, cái cảm giác được “cưỡi” máy bay, thật sung sướng, mãn nguyện đến khó tả.
Mà nói chuyện đi máy bay thời đó, bây giờ, sẽ rất nhiều người cho rằng chuyện… bịa của nhà báo.
Những sân bay như Pleiku, Buôn Ma Thuột… thì bò diễu thành hàng tung tăng trên đường băng, hoặc lấy đường băng làm nơi… nghỉ chân. Sân bay thì chẳng có loa, đài, có màn hình… Cho nên, khi nào thấy nhân viên bảo vệ phóng xe máy đi xua bò, thì biết rằng máy bay sắp… hạ cánh.
Còn chuyện đi YAK 40, gặp lúc trời mưa, nước rỏ xuống đầu hành khách, cũng chẳng hiếm.
Tôi không thể nào quên được một lần bay từ tân Sơn Nhất lên Pleiku bằng AN 26. Máy bay không thả được càng… và cứ lượn trên trời. Phi công xử lý bằng cách cho máy bay lắc qua bên phải, rồi lắc qua bên trái để bánh xe… rơi ra. Ai cũng sợ, duy có cô tiếp viên vẫn tỉnh queo, giải thích: “Nó vẫn thi thoảng bị như thế. Lắc vài lần là ra ngay”. Quả nhiên, sau vài cú “chao đảo”, càng bánh xe thò ra và máy bay tiếp đất như không có chuyện gì xảy ra.
Từ khi ****, Nhà nước bắt đầu công cuộc Đổi mới kinh tế xây dựng đất nước, ngành Hàng không đã có những bước phát triển như vũ bão. Tần suất bay ngày một tăng. Chính vì vậy mà làm thế nào để rút ngắn được thời gian bay là điều trăn trở của những người lãnh đạo Cục Hàng không và các hãng hàng không. Và thực sự, họ cũng đang làm hết sức mình để sớm có những đường bay mới.
Nhưng ở đời, khổ nỗi, có phải cứ muốn là làm được đâu. Có những việc xảy ra hoàn toàn không theo ý muốn chủ quan của con người. Chính vì vậy mà cái chuyện tại sao không “bay được thẳng” và tại sao cứ phải bay “ngoằn ngoèo” là câu chuyện rất không đơn giản. Và đáng tiếc là không phải ai cũng biết, mà họ cứ nghĩ, trên Giời, mênh mông như thế, cứ kẻ một đường thẳng… thế là xong?
Nghĩ cũng khổ cho mấy ông “e-lai”.
Nguyễn Như Phong
 

6diop

Xe buýt
Biển số
OF-167355
Ngày cấp bằng
18/11/12
Số km
648
Động cơ
351,307 Mã lực
Mỗi cái Máy bay mà em đang bay nó lại chỉ thích bay càng lâu càng tôt. Thế mới ngược đời chứ lị?:))
 

gaquay123

Xe tăng
Biển số
OF-150512
Ngày cấp bằng
26/7/12
Số km
1,240
Động cơ
368,126 Mã lực
K nói những cái khác, chỉ cái số 2 thôi, cụ lấy qui định nào thế ạ? Liên quan gì mà phải coi nó là đường bay quốc tế?
Cụ đọc thử quy định của ICAO xem, em tra cứu mất thời gian quá! :P
 

gaquay123

Xe tăng
Biển số
OF-150512
Ngày cấp bằng
26/7/12
Số km
1,240
Động cơ
368,126 Mã lực
Mỗi cái Máy bay mà em đang bay nó lại chỉ thích bay càng lâu càng tôt. Thế mới ngược đời chứ lị?:))
Cụ đọc thử 3 bài em gửi lên xem thế nào, thả 1 câu thế này, chứng tỏ cụ chưa hiểu vấn đề! :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top