[Funland] Đừng mong những gì không thể có ở người khác!

HH1993

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-834024
Ngày cấp bằng
18/5/23
Số km
4,630
Động cơ
134,379 Mã lực
Cuối tuần, ngồi nhâm nhi cốc bia, anh em chém gió nhân chuyện ồn ào không đáng có xoay quanh 1 hành động bình thường của một con người cũng bình thường mà nhẽ ra nó sẽ chìm lẫn vào trong vạn vạn sự vật, sự việc vẫn xảy ra trong cuộc sống vốn náo nhiệt và xô bồ. Thọ vớ điện thoại lướt net, tránh đọc những tin tức mà chả biết nên cười hay bực được post bởi những người tưởng bình thường hóa ra hoàn toàn rất không bình thường, thì vô tình đọc được tùy bút tuy ngắn nhưng với Thọ thì thấy khá được.

Ngôn từ được tác giả dùng khá đỗi bình dị, không trau chuốt và có lẽ hoàn toàn không mang ý lập ngôn hay tư tưởng cao siêu.

Thọ mang về đây chia sẻ, âu cũng là một dấu chấm lặng cho một cuối tuần thư thả.

Cuối tuần đến với - ĐỪNG MONG NHỮNG GÌ KHÔNG THỂ CÓ Ở NGƯỜI KHÁC
✍Nhà văn Phan Chi

Lần đó tôi bay từ Huế đi Tp. HCM. Máy bay bị delay khá lâu, thời đó chưa có điện thoại hay iPad để vào mạng giết thời gian, tôi ngồi quan sát đám hành khách trong phòng đợi. Mỗi người một vẻ, đa số là nóng ruột hơi chút cáu kỉnh. Không gì chán hơn cảnh chờ đợi, lâu lâu lại nghe trên loa: “Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam xin lỗi quý khách…”

Tôi mở tập tài liệu được phát trước cho cuộc hội thảo ngày hôm sau ở Tp. HCM ra đọc thì nghe một giọng Huế nam trung ấm nhẹ:
⁃ Thưa, đây có ai ngồi chưa ạ?
Trước mặt tôi là một ông thầy chùa, nhìn trang phục biết ngay là người tu hành, chỉ không biết là sư cấp bậc nào. Tôi đứng dậy, lễ phép mời thầy ngồi vào chỗ trống bên cạnh. Vị sư cảm ơn, nụ cười nhẹ nhõm của người Huế.

Tôi tiếp tục đọc mớ tài liệu. Ông thầy chùa khoan thai lấy từ trong túi vải ra cuốn sách, ngồi đọc chăm chú. Tôi vô cùng ngạc nhiên thấy bìa sách ghi “principes fondamentaux de la mécanique quantique”. Tôi không rành tiếng Pháp nhưng có học hai học kỳ môn Cơ học lượng tử nên hiểu cuốn sách của ông thầy viết về Cơ học lượng tử. Vô cùng ngạc nhiên, tôi thốt lên thưa thầy thầy đọc cả loại sách này ạ. Ông cười hơi bẽn lẽn:
⁃ Tìm hiểu thế giới vi mô và thế giới vĩ mô đều rất thú vị.

Vì phép lịch sự, tôi không tỏ ra có đôi chút kiến thức về vật lý hiện đại, tiếp tục đọc tài liệu và để cho ông ta tiếp tục với cuốn sách của mình.

Chúng tôi không trò chuyện gì cho đến khi loa thông báo chuyến bay của chúng tôi sẽ cất cánh sau 30 phút nữa. Mọi người đổ xô về phía cửa ra máy bay theo thói quen cố hữu của người Việt Nam. Tôi với nhà sư chậm rãi ra đứng cuối hàng, lúc đó tôi mới phát hiện ông ta đi cà nhắc.

Sân bay Phú Bài là sân bay nhỏ, hành khách đi bộ ra máy bay. Tôi định giúp dìu ông đi nhưng ông xua tay cảm ơn, nói tôi tự đi được.

Người ta nói có duyên thì gặp, chàng trai ngồi cạnh nhà sư xin đổi chỗ cho tôi để được ngồi cạnh bạn gái. Thế là tôi được ngồi cạnh nhà sư, trò chuyện hơn một giờ bay.

Không cắt nghĩa được vì sao tôi lại dùng giọng Huế nói chuyện với ông, có thể vì giọng ông ấm áp, nhỏ nhẹ nhưng nội lực như mọi người Huế trí thức. Ông không xưng thầy và tôi cũng không xưng con với ông, bởi chúng tôi không gặp nhau ở chùa mà chỉ là những người đồng hành một chuyến bay.

Ông gầy, chắc thua tôi dăm tuổi. Mùa hè mà ông vẫn đi giày. Đoán được thắc mắc của tôi, ông cười nói chân trái là chân giả.

Rồi ông kể về cuộc đời, về cái chân giả của ông. Có lẽ ông tìm thấy ở tôi một người biết nghe chuyện.

⁃ Năm 1973 tôi mười tám tuổi, bị bắt lính. Anh biết rồi đó, đang đi ngoài đường bị bắt đưa lên xe chở thẳng lên trại huấn luyện thế là thành lính thôi. Năm đó anh ở đâu?
⁃ Năm đó tôi ở Hà Nội, học xong ra đi làm rồi.
⁃ Tôi tưởng anh người Huế?
⁃ Dạ tôi người Huế, theo cha mẹ ra Bắc, cha mẹ tôi theo Cụ Hồ mà.
⁃ Sau khoá luyện binh tôi bị điều về một đơn vị ở phía Tây Thừa Thiên. Nhà ai có tiền chạy thì không phải ra vùng chiến sự, nhà tôi nghèo đành chịu. Năm 1973 ký Hiệp định hoà bình Pari, không còn những trận đánh lớn nhưng xung đột lẻ tẻ thì vẫn còn. Năm 1974 tiểu đội tôi đang đi trong rừng thì đụng phải nhóm quân Bắc Việt. Nghe tiếng AK tôi bắn lung tung rồi trúng đạn ngất đi.
Không biết tôi ngất bao lâu, khi tỉnh lại thấy mình nằm trên đám lá, một bàn chân không còn nữa. Anh bộ đội Bắc Việt đang ngồi cạnh tôi, mở bi đông nước cho tôi uống từng ngụm một:
⁃ Tao đã buộc chặt chân mày để cầm máu, đã băng bó sơ rồi. Tao bị thương ở vai nên không cõng mày được, mày chịu khó để tao dìu đi tìm chỗ nào có người để nhờ họ giúp.

Tôi không nhớ chúng tôi đi bao lâu, hai người đi ba chân cùng với khúc cây anh chặt làm nạng cho tôi. Trời Phật phù hộ, chúng tôi cùng ngất lịm trước cổng ngôi chùa nhỏ, đúng hơn là cái am với duy nhất một vị sư già.

Vị sư già lần lượt đưa chúng tôi vào am, nấu nước lá cây rừng rửa vết thương, thay băng cho chúng tôi. Nhờ sư ông cứu chữa, một tuần sau anh Quang - anh bộ đội Bắc Việt xin phép chia tay tìm về đơn vị. Còn tôi ở lại với một chân không có bàn chân. Sư phụ đã cứu sống tôi và người đã nhận tôi về với Phật.
⁃ Thế là thầy ở lại chùa tu luôn.
⁃ Đó là cái duyên. Tôi không bị thương thì không gặp được sư phụ. Ngài là bậc trí thức, vì bất hợp tác với Ngô Đình Diệm mà bỏ lên núi tu. Ngài thương tôi lắm. Năm 1977 ngài xin cho tôi qua Ấn Độ học, sau tám năm tôi nhận bằng tiến sĩ Phật học. Về nước có nhiều nơi cho tôi đến nhưng tôi về ngôi chùa cũ, phụng dưỡng sư phụ cho đến khi Ngài viên tịch.
⁃ Và thầy vẫn ở đó cho đến nay?
⁃ Dạ đúng, đó là nơi lý tưởng cho việc tu hành.

Theo thói quen của người hay đi họp tôi hỏi lần này thầy vô Sài Gòn là có việc của Giáo hội? Thầy cười:
⁃ Thỉnh thoảng tôi cũng có đi việc của Giáo hội nhưng lần này thì không. Lần này tôi đi đám cưới con của người anh.
⁃ Thầy còn người anh ngoài đời.
⁃ Hơn cả anh ruột nữa. Đó là anh Quang, người dìu tôi đi trong rừng năm 1974 đó. Anh Quang là sinh viên khoa Lý trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1973 nhập ngũ vô Nam chiến đấu. Sau năm 1975 anh về học tiếp Đại học rồi đi Liên Xô nghiên cứu sinh, sau sang Pháp làm luận án tiến sĩ. Các sách vật lý tôi có là nhờ anh Quang tặng.
⁃ Vậy là hai anh em đã tìm được nhau sau chiến tranh.
⁃ Anh Quang tìm chứ tôi biết đâu mà tìm. Khoảng năm 1990 anh Quang ở Pháp về, mò tìm lại ngôi chùa năm xưa đã cưu mang anh. Anh biếu sư phụ bao gạo ngon, cả thùng sữa và mấy hộp sâm Triều Tiên. Sư phụ mừng lắm, ôm hai anh em chúng tôi khóc: “Đời ta đi tu thế là thành công, ta có hai đứa con đều là tiến sĩ”.
Tôi hiểu ý của sư phụ là tu ở chùa hay tu trong đời sống cũng đều là tu, miễn sao anh có tu dưỡng.

Anh Quang hiện là cán bộ giảng dạy ở Tp. HCM. Hè vừa rồi anh cho thằng con trai, cái thằng ngày mai làm đám cưới đó, về ở với tôi một tháng, nói nhờ chú dạy nó làm người giúp anh. Coi như nó đi tu một tháng. Tức cười là ba nó nhờ ông thầy chùa dạy con cách làm làm chồng, làm người.

Tôi cười theo ông sư, tranh thủ nhận một bài học luôn:
⁃ Thưa, thầy có thể cho tôi biết bài học đó không?
⁃ Nói thì dài lắm mà tóm gọn lại là để có hạnh phúc ta ĐỪNG ĐÒI HỎI NHỮNG GÌ KHÔNG THỂ CÓ Ở NGƯỜI KHÁC.

Đã mấy chục năm trôi qua, tôi thấy lời vị thầy chùa quá đúng. Càng ngẫm nghĩ càng thấy đúng. Sẽ viết riêng điều đó ở một bài khác.

Hôm nay chỉ nói chuyện đạo và đời. Thực ra, tuy hai mà vẫn là một.
Cảm ơn Thỏ...Vẩu. Tôi biết vẩu là xấu,là khó....hôn,khó tavets....nhưng tôi tôn trọng điều đó.
Tuy nhiên cái đứa mà mong và kỳ vọng vào thứ( đếch bao giờ có ở người khác)
Tôi cho rằng những đứa,kẻ đó hơi có phần khiếm khuyết về trí não hoặc không may di truyền...hoặc đến thời kỳ gen lặn...tái nhắc lại....
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
878
Động cơ
319,961 Mã lực
Em đọc đi đọc lại 3 lần, CN ở nhà một mình rảnh rỗi, ngẫm nghĩ mãi mà vẫn không thủng não được cái kết. Đang hoang mang, chả có nhẽ não đang thoái hoá. :( .
Cụ chủ có code gì không, gợi ý tý cho anh em còn decode ạ.
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
878
Động cơ
319,961 Mã lực
Cuối tuần, ngồi nhâm nhi cốc bia, anh em chém gió nhân chuyện ồn ào không đáng có xoay quanh 1 hành động bình thường của một con người cũng bình thường mà nhẽ ra nó sẽ chìm lẫn vào trong vạn vạn sự vật, sự việc vẫn xảy ra trong cuộc sống vốn náo nhiệt và xô bồ. Thọ vớ điện thoại lướt net, tránh đọc những tin tức mà chả biết nên cười hay bực được post bởi những người tưởng bình thường hóa ra hoàn toàn rất không bình thường, thì vô tình đọc được tùy bút tuy ngắn nhưng với Thọ thì thấy khá được.

Ngôn từ được tác giả dùng khá đỗi bình dị, không trau chuốt và có lẽ hoàn toàn không mang ý lập ngôn hay tư tưởng cao siêu.

Thọ mang về đây chia sẻ, âu cũng là một dấu chấm lặng cho một cuối tuần thư thả.

Cuối tuần đến với - ĐỪNG MONG NHỮNG GÌ KHÔNG THỂ CÓ Ở NGƯỜI KHÁC
✍Nhà văn Phan Chi

Lần đó tôi bay từ Huế đi Tp. HCM. Máy bay bị delay khá lâu, thời đó chưa có điện thoại hay iPad để vào mạng giết thời gian, tôi ngồi quan sát đám hành khách trong phòng đợi. Mỗi người một vẻ, đa số là nóng ruột hơi chút cáu kỉnh. Không gì chán hơn cảnh chờ đợi, lâu lâu lại nghe trên loa: “Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam xin lỗi quý khách…”

Tôi mở tập tài liệu được phát trước cho cuộc hội thảo ngày hôm sau ở Tp. HCM ra đọc thì nghe một giọng Huế nam trung ấm nhẹ:
⁃ Thưa, đây có ai ngồi chưa ạ?
Trước mặt tôi là một ông thầy chùa, nhìn trang phục biết ngay là người tu hành, chỉ không biết là sư cấp bậc nào. Tôi đứng dậy, lễ phép mời thầy ngồi vào chỗ trống bên cạnh. Vị sư cảm ơn, nụ cười nhẹ nhõm của người Huế.

Tôi tiếp tục đọc mớ tài liệu. Ông thầy chùa khoan thai lấy từ trong túi vải ra cuốn sách, ngồi đọc chăm chú. Tôi vô cùng ngạc nhiên thấy bìa sách ghi “principes fondamentaux de la mécanique quantique”. Tôi không rành tiếng Pháp nhưng có học hai học kỳ môn Cơ học lượng tử nên hiểu cuốn sách của ông thầy viết về Cơ học lượng tử. Vô cùng ngạc nhiên, tôi thốt lên thưa thầy thầy đọc cả loại sách này ạ. Ông cười hơi bẽn lẽn:
⁃ Tìm hiểu thế giới vi mô và thế giới vĩ mô đều rất thú vị.

Vì phép lịch sự, tôi không tỏ ra có đôi chút kiến thức về vật lý hiện đại, tiếp tục đọc tài liệu và để cho ông ta tiếp tục với cuốn sách của mình.

Chúng tôi không trò chuyện gì cho đến khi loa thông báo chuyến bay của chúng tôi sẽ cất cánh sau 30 phút nữa. Mọi người đổ xô về phía cửa ra máy bay theo thói quen cố hữu của người Việt Nam. Tôi với nhà sư chậm rãi ra đứng cuối hàng, lúc đó tôi mới phát hiện ông ta đi cà nhắc.

Sân bay Phú Bài là sân bay nhỏ, hành khách đi bộ ra máy bay. Tôi định giúp dìu ông đi nhưng ông xua tay cảm ơn, nói tôi tự đi được.

Người ta nói có duyên thì gặp, chàng trai ngồi cạnh nhà sư xin đổi chỗ cho tôi để được ngồi cạnh bạn gái. Thế là tôi được ngồi cạnh nhà sư, trò chuyện hơn một giờ bay.

Không cắt nghĩa được vì sao tôi lại dùng giọng Huế nói chuyện với ông, có thể vì giọng ông ấm áp, nhỏ nhẹ nhưng nội lực như mọi người Huế trí thức. Ông không xưng thầy và tôi cũng không xưng con với ông, bởi chúng tôi không gặp nhau ở chùa mà chỉ là những người đồng hành một chuyến bay.

Ông gầy, chắc thua tôi dăm tuổi. Mùa hè mà ông vẫn đi giày. Đoán được thắc mắc của tôi, ông cười nói chân trái là chân giả.

Rồi ông kể về cuộc đời, về cái chân giả của ông. Có lẽ ông tìm thấy ở tôi một người biết nghe chuyện.

⁃ Năm 1973 tôi mười tám tuổi, bị bắt lính. Anh biết rồi đó, đang đi ngoài đường bị bắt đưa lên xe chở thẳng lên trại huấn luyện thế là thành lính thôi. Năm đó anh ở đâu?
⁃ Năm đó tôi ở Hà Nội, học xong ra đi làm rồi.
⁃ Tôi tưởng anh người Huế?
⁃ Dạ tôi người Huế, theo cha mẹ ra Bắc, cha mẹ tôi theo Cụ Hồ mà.
⁃ Sau khoá luyện binh tôi bị điều về một đơn vị ở phía Tây Thừa Thiên. Nhà ai có tiền chạy thì không phải ra vùng chiến sự, nhà tôi nghèo đành chịu. Năm 1973 ký Hiệp định hoà bình Pari, không còn những trận đánh lớn nhưng xung đột lẻ tẻ thì vẫn còn. Năm 1974 tiểu đội tôi đang đi trong rừng thì đụng phải nhóm quân Bắc Việt. Nghe tiếng AK tôi bắn lung tung rồi trúng đạn ngất đi.
Không biết tôi ngất bao lâu, khi tỉnh lại thấy mình nằm trên đám lá, một bàn chân không còn nữa. Anh bộ đội Bắc Việt đang ngồi cạnh tôi, mở bi đông nước cho tôi uống từng ngụm một:
⁃ Tao đã buộc chặt chân mày để cầm máu, đã băng bó sơ rồi. Tao bị thương ở vai nên không cõng mày được, mày chịu khó để tao dìu đi tìm chỗ nào có người để nhờ họ giúp.

Tôi không nhớ chúng tôi đi bao lâu, hai người đi ba chân cùng với khúc cây anh chặt làm nạng cho tôi. Trời Phật phù hộ, chúng tôi cùng ngất lịm trước cổng ngôi chùa nhỏ, đúng hơn là cái am với duy nhất một vị sư già.

Vị sư già lần lượt đưa chúng tôi vào am, nấu nước lá cây rừng rửa vết thương, thay băng cho chúng tôi. Nhờ sư ông cứu chữa, một tuần sau anh Quang - anh bộ đội Bắc Việt xin phép chia tay tìm về đơn vị. Còn tôi ở lại với một chân không có bàn chân. Sư phụ đã cứu sống tôi và người đã nhận tôi về với Phật.
⁃ Thế là thầy ở lại chùa tu luôn.
⁃ Đó là cái duyên. Tôi không bị thương thì không gặp được sư phụ. Ngài là bậc trí thức, vì bất hợp tác với Ngô Đình Diệm mà bỏ lên núi tu. Ngài thương tôi lắm. Năm 1977 ngài xin cho tôi qua Ấn Độ học, sau tám năm tôi nhận bằng tiến sĩ Phật học. Về nước có nhiều nơi cho tôi đến nhưng tôi về ngôi chùa cũ, phụng dưỡng sư phụ cho đến khi Ngài viên tịch.
⁃ Và thầy vẫn ở đó cho đến nay?
⁃ Dạ đúng, đó là nơi lý tưởng cho việc tu hành.

Theo thói quen của người hay đi họp tôi hỏi lần này thầy vô Sài Gòn là có việc của Giáo hội? Thầy cười:
⁃ Thỉnh thoảng tôi cũng có đi việc của Giáo hội nhưng lần này thì không. Lần này tôi đi đám cưới con của người anh.
⁃ Thầy còn người anh ngoài đời.
⁃ Hơn cả anh ruột nữa. Đó là anh Quang, người dìu tôi đi trong rừng năm 1974 đó. Anh Quang là sinh viên khoa Lý trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1973 nhập ngũ vô Nam chiến đấu. Sau năm 1975 anh về học tiếp Đại học rồi đi Liên Xô nghiên cứu sinh, sau sang Pháp làm luận án tiến sĩ. Các sách vật lý tôi có là nhờ anh Quang tặng.
⁃ Vậy là hai anh em đã tìm được nhau sau chiến tranh.
⁃ Anh Quang tìm chứ tôi biết đâu mà tìm. Khoảng năm 1990 anh Quang ở Pháp về, mò tìm lại ngôi chùa năm xưa đã cưu mang anh. Anh biếu sư phụ bao gạo ngon, cả thùng sữa và mấy hộp sâm Triều Tiên. Sư phụ mừng lắm, ôm hai anh em chúng tôi khóc: “Đời ta đi tu thế là thành công, ta có hai đứa con đều là tiến sĩ”.
Tôi hiểu ý của sư phụ là tu ở chùa hay tu trong đời sống cũng đều là tu, miễn sao anh có tu dưỡng.

Anh Quang hiện là cán bộ giảng dạy ở Tp. HCM. Hè vừa rồi anh cho thằng con trai, cái thằng ngày mai làm đám cưới đó, về ở với tôi một tháng, nói nhờ chú dạy nó làm người giúp anh. Coi như nó đi tu một tháng. Tức cười là ba nó nhờ ông thầy chùa dạy con cách làm làm chồng, làm người.

Tôi cười theo ông sư, tranh thủ nhận một bài học luôn:
⁃ Thưa, thầy có thể cho tôi biết bài học đó không?
⁃ Nói thì dài lắm mà tóm gọn lại là để có hạnh phúc ta ĐỪNG ĐÒI HỎI NHỮNG GÌ KHÔNG THỂ CÓ Ở NGƯỜI KHÁC.

Đã mấy chục năm trôi qua, tôi thấy lời vị thầy chùa quá đúng. Càng ngẫm nghĩ càng thấy đúng. Sẽ viết riêng điều đó ở một bài khác.

Hôm nay chỉ nói chuyện đạo và đời. Thực ra, tuy hai mà vẫn là một.
Em đọc đi đọc lại 3 lần, CN ở nhà một mình rảnh rỗi, ngẫm nghĩ mãi mà vẫn không thủng não được cái kết. Đang hoang mang, chả có nhẽ não đang thoái hoá. :( . Cụ cut & paste có bị kẹt phím ctrl không đấy?
Hay cụ có code gì không, gợi ý tý cho anh em còn decode ạ.
 

Alexmazzz

Xe buýt
Biển số
OF-6968
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
782
Động cơ
652,599 Mã lực
Em đọc đi đọc lại 3 lần, CN ở nhà một mình rảnh rỗi, ngẫm nghĩ mãi mà vẫn không thủng não được cái kết. Đang hoang mang, chả có nhẽ não đang thoái hoá. :( . Cụ cut & paste có bị kẹt phím ctrl không đấy?
Hay cụ có code gì không, gợi ý tý cho anh em còn decode ạ.
“để có hạnh phúc ta ĐỪNG ĐÒI HỎI NHỮNG GÌ KHÔNG THỂ CÓ Ở NGƯỜI KHÁC.”
Theo em hiểu là sư thầy dạy ông cháu sắp lấy vợ là muốn có một cuộc sống gia đình phúc thì đừng có đòi hỏi nhiều, vì khi đòi hỏi người khác một việc gì đó mà không được đáp ứng sẽ sinh ra cáu giận, nổi tham sân si thì sẽ không có hạnh phúc.
Ví dụ: vợ nó có nấu ăn không ngon thì cứ cố cười mà nuốt, ý kiến nó cho cái chảo vào mẹt thì khổ.
Con cái nó iq chỉ 100 thì đừng có bắt nó thi trường chuyên, nó không đậu về chửi con người ta thế nọ thế chai nó lên tầng 12 nhảy xuống là toi.
Đừng có ép thằng bạn để vay nó 100 củ khi nó chỉ có 10 củ.
….
 

Mountain Men

Xe buýt
Biển số
OF-761632
Ngày cấp bằng
2/3/21
Số km
846
Động cơ
536,442 Mã lực
Chả hiểu code gì ko?
Thôi thì kệ các thầy tu kiểu gì thì tu phỏng???
 

pham minh

Xe container
Biển số
OF-84932
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,878
Động cơ
440,553 Mã lực
Nơi ở
690 lạc long quân
Sao ở Hà nội 1973, đang đi đường thì lại bị bắt lính. Tình tiết này lạ quá
Cụ đọc ko kỹ rồi, đoạn đó là đối thoại của 2 người. Người bị bắt lính là sư thầy đang ở miền nam Việt nam, còn người đi cùng chuyến bay là ở Hà nội học xong và đã đi làm
 

The Silent

Xe tăng
Biển số
OF-781086
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,186
Động cơ
98,203 Mã lực
Cụ thớt dẫn dắt dài dòng văn tự quá bởi câu chuyện tán dóc của 2 ông trên máy bay với cái câu kết và status của cụ thớt có gì liên quan đến nhau không nhỉ? Hay do em dốt nát không hiểu được?
Có lẽ thế thật.
 

losedow

Xe buýt
Biển số
OF-822088
Ngày cấp bằng
6/11/22
Số km
564
Động cơ
238,362 Mã lực
Câu chuyện tưởng tượng của nhà văn, liên kết lỏng lẻo với thông điệp muốn truyền tải, cách suy diễn khái quát hóa mù mờ.
Hài hước là chuyện lôi "principes fondamentaux de la mécanique quantique" lòe những người ít học, minh chứng cho nội lực trí thức Huế thâm hậu như chưởng Kim Dung, hmmm ...

Nhà văn Phan Chi này có phải là nhà văn NSUT đại tá Chi Phan bên qđ không nhỉ?
Ý của cụ Thỏ là các cụ rảnh thì đọc thôi, đừng đòi hỏi gì cao siêu ở cụ ấy, vì cụ ấy chỉ viết lảm nhảm thôi mà.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,366 Mã lực
Tuổi
48
Câu chuyện tưởng tượng của nhà văn, liên kết lỏng lẻo với thông điệp muốn truyền tải, cách suy diễn khái quát hóa mù mờ.
Hài hước là chuyện lôi "principes fondamentaux de la mécanique quantique" lòe những người ít học, minh chứng cho nội lực trí thức Huế thâm hậu như chưởng Kim Dung, hmmm ...

Nhà văn Phan Chi này có phải là nhà văn NSUT đại tá Chi Phan bên qđ không nhỉ?
Bài viết rất hay, rất thâm sâu mà cụ không nhận ra đấy.

Đừng mong những gì không thể có ở người khác!

Nhà văn nhà thơ nghệ sỹ v.v. thì ta mong chờ gì ở tính logic trong tư duy của họ?

Tác giả đã minh chứng cho điều mà ông ta tuyên bố, bằng việc sáng tác một câu chuyện nhân văn với các nhân vật lý tưởng, sau đó kết bằng một câu triết lý... chẳng liên quan gì đến toàn bộ nội dung bên trên.

Nếu như chê câu chuyện này, tức là chưa hiểu được bài học vậy.
 

Mc Bia

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
3,080
Động cơ
28,122 Mã lực
Đầu tuần tỉnh táo đọc lại. Ông nhà văn này chắc ngẫn kiểu hồn bướm mơ tiên. Biết người khác có gì hay không có gì mà mơ với mộng. Chắc đi nhậu nhưng không có tiền lại tưởng thằng bên cạnh có tiền. Mà thằng bên cạnh thì lại tưởng thằng bên cạnh nữa có tiền.
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,959
Động cơ
350,924 Mã lực
Cuối tuần, ngồi nhâm nhi cốc bia, anh em chém gió nhân chuyện ồn ào không đáng có xoay quanh 1 hành động bình thường của một con người cũng bình thường mà nhẽ ra nó sẽ chìm lẫn vào trong vạn vạn sự vật, sự việc vẫn xảy ra trong cuộc sống vốn náo nhiệt và xô bồ. Thọ vớ điện thoại lướt net, tránh đọc những tin tức mà chả biết nên cười hay bực được post bởi những người tưởng bình thường hóa ra hoàn toàn rất không bình thường, thì vô tình đọc được tùy bút tuy ngắn nhưng với Thọ thì thấy khá được.

Ngôn từ được tác giả dùng khá đỗi bình dị, không trau chuốt và có lẽ hoàn toàn không mang ý lập ngôn hay tư tưởng cao siêu.

Thọ mang về đây chia sẻ, âu cũng là một dấu chấm lặng cho một cuối tuần thư thả.

Cuối tuần đến với - ĐỪNG MONG NHỮNG GÌ KHÔNG THỂ CÓ Ở NGƯỜI KHÁC
✍Nhà văn Phan Chi

Lần đó tôi bay từ Huế đi Tp. HCM. Máy bay bị delay khá lâu, thời đó chưa có điện thoại hay iPad để vào mạng giết thời gian, tôi ngồi quan sát đám hành khách trong phòng đợi. Mỗi người một vẻ, đa số là nóng ruột hơi chút cáu kỉnh. Không gì chán hơn cảnh chờ đợi, lâu lâu lại nghe trên loa: “Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam xin lỗi quý khách…”

Tôi mở tập tài liệu được phát trước cho cuộc hội thảo ngày hôm sau ở Tp. HCM ra đọc thì nghe một giọng Huế nam trung ấm nhẹ:
⁃ Thưa, đây có ai ngồi chưa ạ?
Trước mặt tôi là một ông thầy chùa, nhìn trang phục biết ngay là người tu hành, chỉ không biết là sư cấp bậc nào. Tôi đứng dậy, lễ phép mời thầy ngồi vào chỗ trống bên cạnh. Vị sư cảm ơn, nụ cười nhẹ nhõm của người Huế.

Tôi tiếp tục đọc mớ tài liệu. Ông thầy chùa khoan thai lấy từ trong túi vải ra cuốn sách, ngồi đọc chăm chú. Tôi vô cùng ngạc nhiên thấy bìa sách ghi “principes fondamentaux de la mécanique quantique”. Tôi không rành tiếng Pháp nhưng có học hai học kỳ môn Cơ học lượng tử nên hiểu cuốn sách của ông thầy viết về Cơ học lượng tử. Vô cùng ngạc nhiên, tôi thốt lên thưa thầy thầy đọc cả loại sách này ạ. Ông cười hơi bẽn lẽn:
⁃ Tìm hiểu thế giới vi mô và thế giới vĩ mô đều rất thú vị.

Vì phép lịch sự, tôi không tỏ ra có đôi chút kiến thức về vật lý hiện đại, tiếp tục đọc tài liệu và để cho ông ta tiếp tục với cuốn sách của mình.

Chúng tôi không trò chuyện gì cho đến khi loa thông báo chuyến bay của chúng tôi sẽ cất cánh sau 30 phút nữa. Mọi người đổ xô về phía cửa ra máy bay theo thói quen cố hữu của người Việt Nam. Tôi với nhà sư chậm rãi ra đứng cuối hàng, lúc đó tôi mới phát hiện ông ta đi cà nhắc.

Sân bay Phú Bài là sân bay nhỏ, hành khách đi bộ ra máy bay. Tôi định giúp dìu ông đi nhưng ông xua tay cảm ơn, nói tôi tự đi được.

Người ta nói có duyên thì gặp, chàng trai ngồi cạnh nhà sư xin đổi chỗ cho tôi để được ngồi cạnh bạn gái. Thế là tôi được ngồi cạnh nhà sư, trò chuyện hơn một giờ bay.

Không cắt nghĩa được vì sao tôi lại dùng giọng Huế nói chuyện với ông, có thể vì giọng ông ấm áp, nhỏ nhẹ nhưng nội lực như mọi người Huế trí thức. Ông không xưng thầy và tôi cũng không xưng con với ông, bởi chúng tôi không gặp nhau ở chùa mà chỉ là những người đồng hành một chuyến bay.

Ông gầy, chắc thua tôi dăm tuổi. Mùa hè mà ông vẫn đi giày. Đoán được thắc mắc của tôi, ông cười nói chân trái là chân giả.

Rồi ông kể về cuộc đời, về cái chân giả của ông. Có lẽ ông tìm thấy ở tôi một người biết nghe chuyện.

⁃ Năm 1973 tôi mười tám tuổi, bị bắt lính. Anh biết rồi đó, đang đi ngoài đường bị bắt đưa lên xe chở thẳng lên trại huấn luyện thế là thành lính thôi. Năm đó anh ở đâu?
⁃ Năm đó tôi ở Hà Nội, học xong ra đi làm rồi.
⁃ Tôi tưởng anh người Huế?
⁃ Dạ tôi người Huế, theo cha mẹ ra Bắc, cha mẹ tôi theo Cụ Hồ mà.
⁃ Sau khoá luyện binh tôi bị điều về một đơn vị ở phía Tây Thừa Thiên. Nhà ai có tiền chạy thì không phải ra vùng chiến sự, nhà tôi nghèo đành chịu. Năm 1973 ký Hiệp định hoà bình Pari, không còn những trận đánh lớn nhưng xung đột lẻ tẻ thì vẫn còn. Năm 1974 tiểu đội tôi đang đi trong rừng thì đụng phải nhóm quân Bắc Việt. Nghe tiếng AK tôi bắn lung tung rồi trúng đạn ngất đi.
Không biết tôi ngất bao lâu, khi tỉnh lại thấy mình nằm trên đám lá, một bàn chân không còn nữa. Anh bộ đội Bắc Việt đang ngồi cạnh tôi, mở bi đông nước cho tôi uống từng ngụm một:
⁃ Tao đã buộc chặt chân mày để cầm máu, đã băng bó sơ rồi. Tao bị thương ở vai nên không cõng mày được, mày chịu khó để tao dìu đi tìm chỗ nào có người để nhờ họ giúp.

Tôi không nhớ chúng tôi đi bao lâu, hai người đi ba chân cùng với khúc cây anh chặt làm nạng cho tôi. Trời Phật phù hộ, chúng tôi cùng ngất lịm trước cổng ngôi chùa nhỏ, đúng hơn là cái am với duy nhất một vị sư già.

Vị sư già lần lượt đưa chúng tôi vào am, nấu nước lá cây rừng rửa vết thương, thay băng cho chúng tôi. Nhờ sư ông cứu chữa, một tuần sau anh Quang - anh bộ đội Bắc Việt xin phép chia tay tìm về đơn vị. Còn tôi ở lại với một chân không có bàn chân. Sư phụ đã cứu sống tôi và người đã nhận tôi về với Phật.
⁃ Thế là thầy ở lại chùa tu luôn.
⁃ Đó là cái duyên. Tôi không bị thương thì không gặp được sư phụ. Ngài là bậc trí thức, vì bất hợp tác với Ngô Đình Diệm mà bỏ lên núi tu. Ngài thương tôi lắm. Năm 1977 ngài xin cho tôi qua Ấn Độ học, sau tám năm tôi nhận bằng tiến sĩ Phật học. Về nước có nhiều nơi cho tôi đến nhưng tôi về ngôi chùa cũ, phụng dưỡng sư phụ cho đến khi Ngài viên tịch.
⁃ Và thầy vẫn ở đó cho đến nay?
⁃ Dạ đúng, đó là nơi lý tưởng cho việc tu hành.

Theo thói quen của người hay đi họp tôi hỏi lần này thầy vô Sài Gòn là có việc của Giáo hội? Thầy cười:
⁃ Thỉnh thoảng tôi cũng có đi việc của Giáo hội nhưng lần này thì không. Lần này tôi đi đám cưới con của người anh.
⁃ Thầy còn người anh ngoài đời.
⁃ Hơn cả anh ruột nữa. Đó là anh Quang, người dìu tôi đi trong rừng năm 1974 đó. Anh Quang là sinh viên khoa Lý trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1973 nhập ngũ vô Nam chiến đấu. Sau năm 1975 anh về học tiếp Đại học rồi đi Liên Xô nghiên cứu sinh, sau sang Pháp làm luận án tiến sĩ. Các sách vật lý tôi có là nhờ anh Quang tặng.
⁃ Vậy là hai anh em đã tìm được nhau sau chiến tranh.
⁃ Anh Quang tìm chứ tôi biết đâu mà tìm. Khoảng năm 1990 anh Quang ở Pháp về, mò tìm lại ngôi chùa năm xưa đã cưu mang anh. Anh biếu sư phụ bao gạo ngon, cả thùng sữa và mấy hộp sâm Triều Tiên. Sư phụ mừng lắm, ôm hai anh em chúng tôi khóc: “Đời ta đi tu thế là thành công, ta có hai đứa con đều là tiến sĩ”.
Tôi hiểu ý của sư phụ là tu ở chùa hay tu trong đời sống cũng đều là tu, miễn sao anh có tu dưỡng.

Anh Quang hiện là cán bộ giảng dạy ở Tp. HCM. Hè vừa rồi anh cho thằng con trai, cái thằng ngày mai làm đám cưới đó, về ở với tôi một tháng, nói nhờ chú dạy nó làm người giúp anh. Coi như nó đi tu một tháng. Tức cười là ba nó nhờ ông thầy chùa dạy con cách làm làm chồng, làm người.

Tôi cười theo ông sư, tranh thủ nhận một bài học luôn:
⁃ Thưa, thầy có thể cho tôi biết bài học đó không?
⁃ Nói thì dài lắm mà tóm gọn lại là để có hạnh phúc ta ĐỪNG ĐÒI HỎI NHỮNG GÌ KHÔNG THỂ CÓ Ở NGƯỜI KHÁC.

Đã mấy chục năm trôi qua, tôi thấy lời vị thầy chùa quá đúng. Càng ngẫm nghĩ càng thấy đúng. Sẽ viết riêng điều đó ở một bài khác.

Hôm nay chỉ nói chuyện đạo và đời. Thực ra, tuy hai mà vẫn là một.
Em cũng đã học cơ lượng tử thời đại học. May mắn không phải thi lại hay học lại dù lớp em thi lại một loạt. Đọc cơ lượng tử thì hay nhưng học cơ lượng tử thì khó vì phương trình toán của cơ lượng tử quá khó.

Nếu chỉ học cơ lượng tử mà không tính toán sẽ thấy rất thú vị. Một trong những điểm cực kỳ đặc sắc của cơ lượng tử chính là nghiệm của phương trình là một hàm xác suất tức là kết quả là ngẫu nhiên. Nếu cụ nào giỏi biện chứng sẽ thấy rất kỳ quặc bởi một kết quả xác suất ngẫu nhiên có vẻ như là đã vi phạm cặp phạm trù Nhân - Quả trong triết học, tức là có nguyên nhân thì sẽ suy được kết quả. Em còn nhớ thầy giáo đã ví dụ như sau: các bạn là một hạt lượng tử đi tới va chạm vào một bức tường (một hàng rào thế năng), kết quả của va chạm này là gì? Kết quả sẽ là một hàm xác suất phần trăm các khả năng như sau: (1) hạt lượng tử bị bắn lại; (2) hạt lượng tử phá vỡ hoặc vượt (trèo) qua hàng rào thế năng; (3) hạt lượng tử không tương tác với rào thế năng mà bằng hiệu ứng tunnel xuyên qua và ở bên kia rào thế năng.

Về nguyên tắc Vật lý cơ học cổ điển thông thường thì bằng cách tính năng lượng va chạm ta sẽ có thể tiên đoán chính xác kết quả của va chạm. Nhưng với cơ học lượng tử thì sẽ không có kết quả duy nhất mà kết quả sẽ là xác suất xảy ra của một số kết quả :)) đọc đến đây em mong các cụ đừng lú như bọn em hơn 20 niên trước đây hahaha. Giờ mỗi lần em đi gặp lũ bạn ngày xưa chúng nó cứ kêu học Bách Khoa với Xây Dựng khó, em chỉ cười mủm thôi :)) chưa bằng cơ lý thuyết (cơ lý thuyết chứ không phải cơ học lý thuyết nhá ;)) ) , điện động lực, cơ lượng tử tao học ngày xưa đâu :D

Quay lại đạo và đời, em thì đúc rút được một quan niệm sống có thể không giúp em giàu có như mọi người nhưng vẫn giúp em có một chỗ đứng nhất định trong xã hội và nhất là tư tưởng tâm hồn luôn thoải mái đó là: điều gì mình không muốn nhận thì cũng đừng đem điều đó đi cho người khác.
 

Mc Bia

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
3,080
Động cơ
28,122 Mã lực
Em cũng đã học cơ lượng tử thời đại học. May mắn không phải thi lại hay học lại dù lớp em thi lại một loạt. Đọc cơ lượng tử thì hay nhưng học cơ lượng tử thì khó vì phương trình toán của cơ lượng tử quá khó.

Nếu chỉ học cơ lượng tử mà không tính toán sẽ thấy rất thú vị. Một trong những điểm cực kỳ đặc sắc của cơ lượng tử chính là nghiệm của phương trình là một hàm xác suất tức là kết quả là ngẫu nhiên. Nếu cụ nào giỏi biện chứng sẽ thấy rất kỳ quặc bởi một kết quả xác suất ngẫu nhiên có vẻ như là đã vi phạm cặp phạm trù Nhân - Quả trong triết học, tức là có nguyên nhân thì sẽ suy được kết quả. Em còn nhớ thầy giáo đã ví dụ như sau: các bạn là một hạt lượng tử đi tới va chạm vào một bức tường (một hàng rào thế năng), kết quả của va chạm này là gì? Kết quả sẽ là một hàm xác suất phần trăm các khả năng như sau: (1) hạt lượng tử bị bắn lại; (2) hạt lượng tử phá vỡ hoặc vượt (trèo) qua hàng rào thế năng; (3) hạt lượng tử không tương tác với rào thế năng mà bằng hiệu ứng tunnel xuyên qua và ở bên kia rào thế năng.

Về nguyên tắc Vật lý cơ học cổ điển thông thường thì bằng cách tính năng lượng va chạm ta sẽ có thể tiên đoán chính xác kết quả của va chạm. Nhưng với cơ học lượng tử thì sẽ không có kết quả duy nhất mà kết quả sẽ là xác suất xảy ra của một số kết quả :)) đọc đến đây em mong các cụ đừng lú như bọn em hơn 20 niên trước đây hahaha. Giờ mỗi lần em đi gặp lũ bạn ngày xưa chúng nó cứ kêu học Bách Khoa với Xây Dựng khó, em chỉ cười mủm thôi :)) chưa bằng cơ lý thuyết (cơ lý thuyết chứ không phải cơ học lý thuyết nhá ;)) ) , điện động lực, cơ lượng tử tao học ngày xưa đâu :D

Quay lại đạo và đời, em thì đúc rút được một quan niệm sống có thể không giúp em giàu có như mọi người nhưng vẫn giúp em có một chỗ đứng nhất định trong xã hội và nhất là tư tưởng tâm hồn luôn thoải mái đó là: điều gì mình không muốn nhận thì cũng đừng đem điều đó đi cho người khác.
:))))))))) nhưng các cụ lại có câu mua mâm phải đâm cho thủng mới đau :)))))))))))))
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,368
Động cơ
761,391 Mã lực
Em xin phép trình bày chuyện của em.
Bạn gái: Vẫn đấy à ?
Em: Ừ. Sao thế ?
Bạn em: Chiều cà phê không ?
Em: Có. Chiều tuần sau.

Giữa em và nó là 14k km.
lại đo theo hướng dài của trái đất rồi, đo ngược lại chắc vài km
 

Chicken113

Xe tải
Biển số
OF-846833
Ngày cấp bằng
17/1/24
Số km
334
Động cơ
59,760 Mã lực
Kiểu trên người tôi bị 2 vết thương: 1 vết ở tay và 1 vết ở Quảng Trị.
Phỏng ccm.
 

Xe cỏ117bt

Xe hơi
Biển số
OF-742788
Ngày cấp bằng
12/9/20
Số km
189
Động cơ
64,252 Mã lực
Đọc mà sướng, dù cũng k hiểu hết ý CC.
Cụ chủ và CCCM đã còm ắt hẳn ngoài đời uyên bác, tinh tế.
Thật sự NỂ PHỤC.
 

QueViet

Xe tăng
Biển số
OF-59533
Ngày cấp bằng
20/3/10
Số km
1,848
Động cơ
564,472 Mã lực
Câu chuyện tưởng tượng của nhà văn, liên kết lỏng lẻo với thông điệp muốn truyền tải, cách suy diễn khái quát hóa mù mờ.
Hài hước là chuyện lôi "principes fondamentaux de la mécanique quantique" lòe những người ít học, minh chứng cho nội lực trí thức Huế thâm hậu như chưởng Kim Dung, hmmm ...

Nhà văn Phan Chi này có phải là nhà văn NSUT đại tá Chi Phan bên qđ không nhỉ?
Chắc chắn là không phải cụ Chi Phan
 

Huyenhuyen35

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-859050
Ngày cấp bằng
11/5/24
Số km
42
Động cơ
6,240 Mã lực
2 người trái dấu mới lại càng hút nhau. Cũng như là có những thứ tạo hóa sắp đặt để xếp vào chỗ trống vậy đó.
Nên đúng thật là đừng đòi hỏi cái mà ng# ko có, bởi vì ko có nên mới cần nhau để bù đắp. Cụ Thọ nhờ 😆😆😆
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top