Theo em: Tuyệt đối không.
1. Nếu chẳng may không húc trúng nó mà húc phải người đi đường?
2. Húc trúng nó nhưng nó bị tai nạn?
3. Húc nhẹ, nó bỏ xe chạy mất mình cũng không lấy lại được gương.
Hành vi húc ô tô vào người khác có thể xem là hành vi cố ý giết người.
Suy luận nhảm nhí không dựa trên phân tích hiện trường. Cánh sát truy đuổi cướp hoặc các hiệp sĩ SBC ở SG họ còn hành động quyết liệt hơn, thường là lao thẳng xe tốc độ cao vào cướp hoặc đạp cực mạnh cho đổ xe (dù đang chạy nhanh), có vậy mới bắt được cướp tại trận. Thời trước khi SG có cả đội SBC thì họ còn được quyền rút súng bắn cướp chết tại trận luôn. Tất cả các hành động truy đuổi, bắt cướp, bắn trên phố, đều có rủi ro cho những người xung quanh, nhưng đó là việc phải làm và không có lựa chọn nào tốt hơn; khi hoàn cảnh đường phố khá vắng vẻ có thể làm như vậy.
Đây không phải là hành vi húc ô tô vào người khác, mà là hành vi dùng ô tô làm công cụ để ngăn chặn cướp giật và bảo vệ tài sản cá nhân. Ngay cả khi có gây ra tai nạn (được xác định là ngoai ý muốn) với người xung quanh hoặc với chính bọn cướp, thì hành vi được thực hiện khi mất kiểm soát của người truy đuổi cũng đủ cơ sở để được xét giảm nhẹ tối đa, và sẽ không có án hình sự ở đây, có chăng chỉ là bồi thường dân sự cho bên thứ ba.
Vấn đề không phải là lấy lại gương, mà vấn đề là phải trấn áp cướp khi có điều kiện thuận lợi. Khi XXX không đảm bảo được trật tự thì người dân phải tự thực hiện. Đó chính là những người hùng trong thời kỳ loạn vì cướp giật trên phố.