Chuyện áp dụng Án lệ hay không, việc của Tòa.
Tôi cũng không yêu cầu việc đó.
Mà, họ cần phải cập nhật các án lệ lên, để thiên hạ biết - chứ không phải để Tòa áp dụng một cách bắt buộc; chứ không phải lờ mờ rằng: Nhỡ phạm tội như này thì án từ 5-10 niên theo điều 1234.
Họ cần biết rằng: Vụ này, ờ, hao hao vụ abc, nên chắc án sẽ gần giống.
Khi có 2 vụ tương tự, càng chắc chắn hơn, không phải về Mức án, mà về cách hành xử của Bị đơn.
Cũng vì không áp dụng án lệ, ở ta mới xảy ra chuyện: 1 vụ thì nhắc nhở rất nghiêm khắc - 1 vụ tương tự thì tù ngồi.
Cái này em nhầm. Hiện tại đã có quy định áp dụng án lệ rồi. Cụ tham khảo.
Áp dụng án lệ trong giải quyết án dân sự, hành chính
09/08/2018 23:09
(kiemsat.vn)
Khi Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) và Luật tố tụng hành chính (LTTHC) năm 2015 có hiệu lực thi hành, lần đầu tiên Việt Nam chấp nhận và sử dụng án lệ trong xét xử nhằm đảm bảo công bằng, công lý mà không phải đợi việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật - điều mà không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Nguyên tắc áp dụng án lệ được quy định tại Điều 191 LTTHC, Điều 45 BLTTDS và được cụ thể hóa trong hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2015 của HĐTP TAND TC. Về nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử, tại Điều 8 Nghị quyết 03/2015/NQ – HĐTP quy định:“Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau; trường hợp không áp dụng án lệ thì phải phân tích, lập luận, nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Toà án. Trường hợp do có sự thay đổi của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ mà án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ”.
Từ năm 2016 đến nay Việt Nam đã công bố được 16 án lệ. Tuy nhiên, việc áp dụng án lệ trong các quan hệ hành chính, dân sự, KDTM cụ thể hiện còn mới mẻ đối với những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng nên việc nghiên cứu nhằm nâng cao kỹ năng áp dụng án lệ là việc làm rất cần thiết hiện nay. Bởi lẽ, quá trình giải quyết các tranh chấp nhiều trường hợp thấy rằng việc hiểu nội dung án lệ còn mang tính chất chủ quan dẫn đến việc vận dụng pháp luật nội dung không thống nhất.
https://kiemsat.vn/ap-dung-an-le-trong-giai-quyet-an-dan-su-hanh-chinh-50445.html