Dùng chân côn đúng cách

TSTA

Xe container
Biển số
OF-61843
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
5,551
Động cơ
467,368 Mã lực
sao các cụ lại đạp côn trước khi phanh và cả trong khi phanh, hiệu quả phanh giảm đi nhiều.
Phanh thì phanh thôi, để động cơ ghìm xe lại, còn khi nào thấy sắp chết máy thì mới đạp côn.
 

mrcar

Xe hơi
Biển số
OF-98075
Ngày cấp bằng
31/5/11
Số km
170
Động cơ
400,840 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đi xe không lên cắt côn, nhả xe bay tự do.......................EM thấy nên phanh trước côn..........rùi về số kết hợp con phanh cho đến khi xe an toàn...........tùy vào nếu bạn muốn dừng hay đi tiếp nhe............................heeeeeeeeeeeeee
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,688
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đi xe không lên cắt côn, nhả xe bay tự do.......................EM thấy nên phanh trước côn..........rùi về số kết hợp con phanh cho đến khi xe an toàn...........tùy vào nếu bạn muốn dừng hay đi tiếp nhe............................heeeeeeeeeeeeee
Các cụ đừng nghĩ là cắt côn rồi là phanh ko ăn. Ở tốc độ trong phố, cắt côn, phanh thoải mái, muốn dừng lúc nào thì dừng. Việc giảm tốc nhờ máy chỉ nên áp dụng khi đổ đèo thôi.
Khi đi trên đường cao tốc, nếu cần giảm tốc thì em cũng chẳng bao giờ động tới côn mà làm gì, cứ phanh không. Nhưng đi trong phố, do tốc độ chậm hơn nhiều, em luôn luôn sử dụng chân côn, nhịp nhàng mà xe không giật. Chẳng cần phải cứ theo nguyên tắc đạp phanh tới gần chết máy mới đạp côn làm gì, vừa vất vả, vừa luống cuống chẳng may ko kịp ra côn xe lại bị chết máy. Ở tốc độ trong phố, lực phanh quá đủ để muốn dừng lúc nào thì dừng mà ko cần tới sức ghì của máy. Một điểm lợi nữa là nhỡ may cụ nào bị nhá nhầm chân phanh thành chân ga (với các tài mới), thì khi đã cắt côn, nó chỉ rú rít lên chứ không nổi cơn điên thật !
 

xemamnon

Xe tải
Biển số
OF-97689
Ngày cấp bằng
30/5/11
Số km
257
Động cơ
401,960 Mã lực
Cắt côn và rà côn khác nhau các cụ ạ. Theo em cắt côn là đạp hết côn, rà côn là đạp côn ở một mức độ để làm giảm tốc độ xe. Cắt côn thì làm cho quán tính xe lao nhanh hơn, còn rà côn thì không hẳn vậy. Do đó khi đi nội đô tốc độ chậm em thường rà côn rồi mới phanh, còn đi đường trường tốc độ cao mà gặp chướng ngại vật thì đương nhiên là phanh trước rồi, bởi đôi khi đi tốc độ cao ta chỉ đỡ phanh một nhịp rồi nhả phanh ra là có thể xử lý xong tình huống, lúc đó xe còn tốc độ nên không cần dùng côn.
 

xe_katang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-93269
Ngày cấp bằng
28/4/11
Số km
82
Động cơ
403,360 Mã lực
Nơi ở
Dân tộc Hà Nhì
Em thấy các cụ/các mợ nói đều đúng. với em thì việc đảm bảo an toàn khi lưu thông chúng ta dùng côn phanh kết hợp là đúng. Tuy nhiên nên áp dụng như một số cụ nói: Phanh rồi côn hay ngược lại tùy theo tốc độ. Với em thì cảm giác lái là quan trọng. Thông thường đi trong phố với tốc độ dưới 40Km/giờ bào giờ em cũng mớm phanh rồi côn, dưới 20Km/h thì côn rồi rà phanh. Với đường trường thì hầu như dùng phanh là chính, khi nào tốc độ xuống dưới 20Km/h (vòng tua máy gần đồng tốc với xe) thì em hộ trợ côn để không chết máy. Nếu vòng tua máy lớn hơn tốc độ xe mà các cụ không côn chắc chắn sẽ chết máy.
Đó là kinh nghiệm lái xe của em
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,688
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cắt côn và rà côn khác nhau các cụ ạ. Theo em cắt côn là đạp hết côn, rà côn là đạp côn ở một mức độ để làm giảm tốc độ xe. Cắt côn thì làm cho quán tính xe lao nhanh hơn, còn rà côn thì không hẳn vậy. Do đó khi đi nội đô tốc độ chậm em thường rà côn rồi mới phanh, còn đi đường trường tốc độ cao mà gặp chướng ngại vật thì đương nhiên là phanh trước rồi, bởi đôi khi đi tốc độ cao ta chỉ đỡ phanh một nhịp rồi nhả phanh ra là có thể xử lý xong tình huống, lúc đó xe còn tốc độ nên không cần dùng côn.
Không hẳn thế cụ. Rà côn hoặc ngâm côn là đi khi đường tắc hoặc những lúc tình huống phức tạp hoặc khi lên dốc ngắn (kiểu như đường tầu hỏa), có thể cần phanh, có thể cần tăng tốc mà không sợ xe mất tốc độ giật hoặc chết máy. Còn khi dừng đèn đỏ, cách 1 quãng xa là em cứ cắt hẳn côn cho xe trôi, khi cần dừng thì nhẹ nhàng phanh. Những lúc xử lý tình huống, chân côn cũng rất nhịp nhàng và nhanh nhẹn. Nhiều cụ chuyển sang AT quãng 1 năm, quay lại đi MT cứ như gà mắc tóc.
 

gameking_49

Xe đạp
Biển số
OF-112111
Ngày cấp bằng
9/9/11
Số km
13
Động cơ
389,330 Mã lực
Em nghĩ khi đang ở tốc độ cao thì nên rà phanh để giảm tốc độ rồi dùng côn giảm số, chứ đang tốc cao mà côn luôn thì theo quán tính tốc độ tăng thêm đó, nguy hiểm nhất là những nơi vòng cung, hay quay đầu :D
 

Xe cu_Lai moi

Xe buýt
Biển số
OF-75543
Ngày cấp bằng
15/10/10
Số km
671
Động cơ
428,592 Mã lực
Nơi ở
Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
lúc này chuyển sang rà phanh rồi đâu còn quán tính gì nữa cụ
nếu đang đi tốc độ cao mà có vật cản hoặc phải giảm tốc đột ngột thì đúng là phải rà phanh trước rồi cắt côn sau(lúc này xe sẽ ko thể bị chết máy hay lục khục dc, trừ các cụ phanh dí chết....chắc ko cụ nào dám dí thế đâu nhể...và kiểm soát dc truyền động của động cơ)
còn nếu đang đi tốc độ thấp mà muốn giảm tốc đột ngột thì cắt côn trước rồi hẵng rà phanh để xe ko bị chết máy hay bị lục khục(vì lực quán tính ko nhìu nên ko sợ bị mất kiểm soát truyền động của động cơ)
e dự thế ko biết có đúng ko ạh
Theo ngu ý của tại hạ thì huynh đài này nói là chuẩn nhất đới ạ!
 

Hiệp Tùng

Xe tải
Biển số
OF-75630
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
467
Động cơ
425,313 Mã lực
Nơi ở
Tô Ngọc Vân .Tây Hồ
Cắt côn và rà côn khác nhau các cụ ạ. Theo em cắt côn là đạp hết côn, rà côn là đạp côn ở một mức độ để làm giảm tốc độ xe. Cắt côn thì làm cho quán tính xe lao nhanh hơn, còn rà côn thì không hẳn vậy. Do đó khi đi nội đô tốc độ chậm em thường rà côn rồi mới phanh, còn đi đường trường tốc độ cao mà gặp chướng ngại vật thì đương nhiên là phanh trước rồi, bởi đôi khi đi tốc độ cao ta chỉ đỡ phanh một nhịp rồi nhả phanh ra là có thể xử lý xong tình huống, lúc đó xe còn tốc độ nên không cần dùng côn.
Ta có thể đạp côn ra N để xe trôi theo quán tính khi chuẩn bi dừng đèn đỏ, trên 1 đoạn đường gần dừng xe lại. Ta ra số N 1 vài giây thì cũng là thời gian để chân đạp côn được nghỉ ngơi trong hành trình đi trong phố thường xuyên phải đỡ côn , sang số.
 

Xuan Son

Xe buýt
Biển số
OF-10366
Ngày cấp bằng
29/9/07
Số km
711
Động cơ
540,370 Mã lực
Với em thì nếu giảm tốc độ thì nhả ga và kết hợp rà phanh nếu cần giảm nhanh hay chậm, còn khi cần phanh gấp thì đạp cả côn cả phanh. Kể cả tốc độ cao hay thấp em đều làm thế. :))
 

phuongds2011

Xe hơi
Biển số
OF-111587
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
141
Động cơ
390,521 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phủ
lúc này chuyển sang rà phanh rồi đâu còn quán tính gì nữa cụ
nếu đang đi tốc độ cao mà có vật cản hoặc phải giảm tốc đột ngột thì đúng là phải rà phanh trước rồi cắt côn sau(lúc này xe sẽ ko thể bị chết máy hay lục khục dc, trừ các cụ phanh dí chết....chắc ko cụ nào dám dí thế đâu nhể...và kiểm soát dc truyền động của động cơ)
còn nếu đang đi tốc độ thấp mà muốn giảm tốc đột ngột thì cắt côn trước rồi hẵng rà phanh để xe ko bị chết máy hay bị lục khục(vì lực quán tính ko nhìu nên ko sợ bị mất kiểm soát truyền động của động cơ)
e dự thế ko biết có đúng ko ạh
Bác nói chuẩn, em là xế mới :P
 
Biển số
OF-58770
Ngày cấp bằng
10/3/10
Số km
59
Động cơ
444,490 Mã lực
Nơi ở
Thanh Hóa
Em cứ rà phanh rồi đến tốc độ vừa phải đủ xe ko giật thì bắt đầu đạp côn để phanh, mà chủ yếu nếu có tình huống buộc phải đi chậm, em toàn về mo rồi đến sát tình huống xe vào số hợp lý. hjhj
 

Tuanrau13

Xe buýt
Biển số
OF-69521
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
758
Động cơ
437,190 Mã lực
Các bác cho nhà em hỏi là Khi nhả côn ra nên nhả từ từ hay nhả dứt khoát.
 

Mr_Dj_new

Xe buýt
Biển số
OF-26376
Ngày cấp bằng
25/12/08
Số km
788
Động cơ
495,152 Mã lực
Các bác cho nhà em hỏi là Khi nhả côn ra nên nhả từ từ hay nhả dứt khoát.
Nhả côn từ từ mà nhả, đừng uỵch 1 cái thả côn ra ngay, nhả ra ngay xe dễ bị chồm lên lắm, cụ Tuấn Rầu à.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,688
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các bác cho nhà em hỏi là Khi nhả côn ra nên nhả từ từ hay nhả dứt khoát.
Cái này đáng lẽ cụ phải được các thầy dậy ngay khi học lấy bằng lái xe, hay là cụ chưa đi học bao giờ ? Đã đi học, bao giờ thầy cũng dậy ngay: cắt côn dứt khoát, nhả côn từ từ. Bài này rất quan trọng và nó là những bài đầu tiên khi học viên bắt đầu tiếp xúc với xe.
 

Tuanrau13

Xe buýt
Biển số
OF-69521
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
758
Động cơ
437,190 Mã lực
Cái này đáng lẽ cụ phải được các thầy dậy ngay khi học lấy bằng lái xe, hay là cụ chưa đi học bao giờ ? Đã đi học, bao giờ thầy cũng dậy ngay: cắt côn dứt khoát, nhả côn từ từ. Bài này rất quan trọng và nó là những bài đầu tiên khi học viên bắt đầu tiếp xúc với xe.
Thưa Anh, tôi chua biết rõ ràng Nên tôi lên đây hỏi cho rõ thêm. Hiện cũng có khá nhiều người lái xe Theo cảm tính, tôi cũng nằm trong số đó
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,688
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thưa Anh, tôi chua biết rõ ràng Nên tôi lên đây hỏi cho rõ thêm. Hiện cũng có khá nhiều người lái xe Theo cảm tính, tôi cũng nằm trong số đó
Như vậy hoặc là bác chưa đi học lái xe bao giờ, hoặc bỏ bài. Chuyện đi xe số sàn, thầy giáo bao giờ cũng đưa cái này ra đầu tiên để răn bảo học trò. Hoặc có lẽ cụ chưa bao giờ ngồi lên để lái ô tô số sàn nên mới hỏi thế.
 

_ChevyCamaro_

Xe tải
Biển số
OF-91835
Ngày cấp bằng
16/4/11
Số km
461
Động cơ
408,060 Mã lực
Như vậy hoặc là bác chưa đi học lái xe bao giờ, hoặc bỏ bài. Chuyện đi xe số sàn, thầy giáo bao giờ cũng đưa cái này ra đầu tiên để răn bảo học trò. Hoặc có lẽ cụ chưa bao giờ ngồi lên để lái ô tô số sàn nên mới hỏi thế.
Hạ hỏa đi các cụ, trao đổi chứ ko bóc mẽ nhau :(
 

Tuanrau13

Xe buýt
Biển số
OF-69521
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
758
Động cơ
437,190 Mã lực
Như vậy hoặc là bác chưa đi học lái xe bao giờ, hoặc bỏ bài. Chuyện đi xe số sàn, thầy giáo bao giờ cũng đưa cái này ra đầu tiên để răn bảo học trò. Hoặc có lẽ cụ chưa bao giờ ngồi lên để lái ô tô số sàn nên mới hỏi thế.
Anh nói chính xác, tôi có bỏ 2 buổi đầu tiên, hôm sau ngồi lên là bị cho luôn vào phố cổ rồi. Cứ đi là đi thôi chả buồn hỏi han gì, cho nên bây giờ mới phải hỏi cho nó yên tâm hơn thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top