Các cường cuốc hay chơi trò lớn bắt nạt bé. Theo quan điểm của em thì các nước nhỏ lên án là đúng còn các nước lớn thì lờ đi vì sẽ có lúc mình ở tình cảnh phải hành động tương tự. Nhưng về mặt chiến lược, sau sự kiện Hung ga ry thì LX đã mất hẳn ảnh hưởng chính trị trong quần chúng các nước phương Tây là thành quả mà Liên Xô có được sau thế chiến 2. Đến sự kiện 1968, Liên Xô mất luôn ảnh hưởng chính trị trong quần chúng các nước Đông Âu. Xét về sức mạnh mềm thì Liên Xô mất sạch ở châu Âu. Cũng dẫn tới việc các nước Tây Âu và sau đó là Đông Âu không còn lòng tin "chiến lược" vào nước Nga sau này. Đây là một trong những hậu quả mà nước Nga kế thừa lại từ LX. Sự kiện 1956 có thể mang nhiều ảnh hưởng chiến tranh và thế trận quân lực. Nhưng siwj kiện 1968 chỉ đơn giản là Liên Xô, đứng đầu là anh Nhép không muốn bị lãnh đạo bởi Tiệp Khắc đứng đầu là anh Chếch. Mặc dù về mặt tư tưởng thì lý luận của người Nga không có gì tỏ ra là tuyệt đối đúng hơn lý luận của người Tiệp khi cả hai anh đều đang khoác vai nhau tìm đường xuống hố.Sổ đỏ không ai lấy, chỉ bắt ông làm bậy thôi!
Làm được thế cũng do bọn Séc chửi thì giỏi chứ đánh đấm chả dám. Vài chục năm trước chúng cũng mở cửa cho Đức vào, dâng cả nhà máy xe tăng cho Hitle!
Còn về việc Tiệp Khắc rơi vào tay Hít le, cái này bên ta cũng giảng nhiều. Nó là bài học điển hình về thói thực dụng và thỏa hiệp mù quáng của bọn cầm quyền tư sản ở châu Âu, ở đây là chính phủ Anh và chính phủ Pháp đã ngầm bỏ mặc Tiệp Khắc như một trò chơi làm no con hổ đói để nó không quay sang mình. Tuy nhiên, người dân Tiệp không thù dai như dân Vinanhaixương chúng mình, chỉ thỉnh thoảng đến ngày sự kiện thì có vài anh báo cực tả hay cực hĩu ôn lại tí, cũng không đay nghiến gì lắm cả vụ anh Le lẫn vụ anh Nhép.