Cuộc chiến sáu ngày - một mình chống lại cả thế giới Ả rập: Ai Cập, Jordan, và Syria. Các quốc gia Iraq, Ả Rập Saudi, Kuwait, và Algérie cũng đóng góp quân và vũ khí cho các lực lượng Ả Rập.
Nguyên nhân bùng nổ:
+ Hải quân Ai Cập phong tỏa eo biển Tiran, bộ binh Ai Cập dàn quân ở bán đảo Sinai, trục xuất lực lượng Liên Hiệp Quốc, Syria hỗ trợ quân Fedayeen xâm nhập Israel.
+ phía Liên Xô cung cấp cho chính phủ Syria những tin giả là Israel đang chuẩn bị tấn công Syria
+ Mỹ đang sa lầy trong cuộc chiến tranh Việt Nam
Nỗ lực ngoại giao bất thành
Nội các Israel nhóm họp ngày 23 tháng 5 và quyết định mở cuộc tấn công nếu Eo biển Tiran không được mở trở lại ngày 25 tháng 5. Sau khi Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Eugene Rostow liên lạc tìm kiếm thêm thời gian để đàm phán cho một giải pháp hòa bình, phía Israel đồng ý trì hoãn thêm từ 10 ngày cho tới 2 tuần nữa.[16] Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, U Thant, đến Cairo để hội đàm và nối lại các hoạt động ngoại giao giải quyết cuộc khủng hoảng. Ai Cập chấp thuận, nhưng Israel bác bỏ các đề xuất mà ông đưa ra. Việc Nasser nhượng bộ không có nghĩa là ông tìm cách tránh chiến tranh, mà chỉ nhằm giành thêm ưu thế chiến lược và chính trị, vì đồng ý giải quyết bằng con đường ngoại giao sẽ thu được sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Hơn thế nữa, việc trì hoãn khiến Ai Cập có thêm thời gian hoàn tất việc chuẩn bị về mặt quân sự và phối hợp với lực lượng của các quốc gia Ả Rập khác. Ngoài ra, việc Israel bác bỏ không nhất thiết là họ tỏ ra hiếu chiến, mà chỉ là thể hiện sự cấp thiết tình hình. Israel không có khả năng duy trì lệnh tổng động viên trong một thời gian dài.[17]
Ban lãnh đạo Israel quyết định là nếu như Hoa Kỳ không làm gì, và Liên Hiệp Quốc án binh bất động, thì Israel phải hành động. Ngày 1 tháng 6, tướng Moshe Dayan được cử làm Bộ trưởng Quốc phòng Israel, Israel chuẩn bị chiến đấu.
Tương quan lực lượng:
Israel: 264.000 (gồm 214.000 quân dự bị); 300 máy bay chiến đấu, 800 xe tăng
Liên quân: Ai Cập 150.000; Syria 75.000; Jordan 55.000; Ả Rập Saudi 20.000; 957 máy bay chiến đấu, 2.500 xe tăng
Kết cục và tình hình sau chiến tranh: ISRAEL toàn thắng
Tới ngày 10 tháng 6, Israel kết thúc chiến dịch trên Cao nguyên Golan, ngày hôm sau, lệnh ngưng bắn được ký kết. Israel chiếm được Dải Gaza, bán đảo Sinai, vùng Bờ Tây sông Jordan (bao gồm cả Đông Jerusalem), và cao nguyên Golan. Tổng thể, lãnh thổ Israel rộng ra gấp ba, bao gồm cả một triệu người A Rập nay bị đặt dưới quyền kiểm soát của Israel trong các lãnh thổ mới chiếm được. Chiều sâu chiến lược của Israel kéo dài ra ít nhất 300 km về phía nam, 20 km lãnh thổ đồi núi hết sức hiểm trở ở phía bắc, một lá bài an ninh hết sức quan trọng trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel 1973 sáu năm sau.
Về tổn thất cuộc chiến
Tổn thất Israel:
776-983 chết,
4.517 bị thương,
15 tù binh,
46 máy bay mất
(thương vong chính thức)
Tổn thất liên quân:
18.500-23.500 chết,
45.000 bị thương,
5.600 tù binh
hơn 452 máy bay bị phá hủy
(ước tính)