1 là nếu cụ làm việc chuyên môn riêng biệt thì tiếng Anh chỉ cần giao tiếp đủ dùng là ok, nhưng tiếng Anh cho chuyên môn công việc cụ vẫn phải học, ko thể dựa vào máy móc hết được. 2 là cụ là boss cỡ bự, như các anh tổng nhà nước hay chủ tịch tập đoàn có đủ bộ sậu, lính lác thì thậm chí cụ ko cần biết tiếng Anh luôn. Còn dân kinh doanh tư nhân như em thì thông thạo tiếng Anh là một lợi thế lớn khi giao dịch hàng ngày với khách và đối tác, không thể mỗi lúc lại lôi máy dịch ra.
...
Công việc hàng ngày của tụi em chẳng liên quan gì đến tiếng Anh cả (hay cả các ngoại ngữ khác), chỉ khi nào đối tác sang hay tổ chức hội thảo mới phải động đến. Thỉnh thoảng tiếp chuyên gia đến Cty, em trực tiếp và phiên dịch đi theo thường tìm sang mấy phòng hành chính hay kế toán buôn dưa lê. Vì nếu họ chỉ đến quảng cáo sản phẩm thì em sẽ tiếp rất nhanh, còn động đến chuyên môn mà thấy có người quan tâm thì họ rất say xưa, hội phiên dịch biết vậy nên không ngồi chờ. Xong việc em báo để chào. Nhưng nếu không biết tiếng Anh thì cũng chẳng ảnh hưởng nhiều đến công việc, vì đối tác của tụi em đều đang hoạt động ở VN, nhân viên của họ chủ yếu là người Việt!
Còn hội thảo, nếu là các hội thảo khoa học (thực ra là họ quảng cáo hàng, nhưng để quảng cáo thì họ hay mời các ông giáo sư hay chuyên gia sang để trình bày những phát hiện mới, trong đó sản phẩm của học có sử dụng) thì em đến nghe, còn chỉ quảng sản phẩm hay dạng nửa du lịch thì em để bà xã và đứa đầu đi, nước trong hay nước ngoài đều như vậy.
Biết được tiếng Anh thì không phải nghe qua phiên dịch để hiểu được trực tiếp mà nhiều khi phiên dịch dịch không sát nghĩa được. Nếu hội thảo tổ chức hơn 1 ngày thì còn giao tiếp với chuyên gia, hỏi được thêm những điều họ chưa trình bày ở bài thuyết trình (gần như không bao giờ em hỏi trong hội thảo, chỉ trừ những lúc phiên dịch dịch sai nhiều quá, em đề nghị người thuyết trình nói lại, chứ cũng không nói là dịch sai). Nếu chưa được như ý, em chờ giải lao hay lúc ăn hỏi lại!