[CCCĐ] Du xuân năm con khỉ ( 2016 )

thành đông

Xe điện
Biển số
OF-193162
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
2,376
Động cơ
352,308 Mã lực
Nơi ở
21/20 Nguyễn Thượng Mẫn TP Hải Duơng
Sau khi chụp xong ở trước ngọ môn thì đoàn em mua vé và vào thăm Hoàng Cung ( giá vé 150k/người)
Ở đây em Up theo thứ tự từ ngoài vào trong nhé



 
Chỉnh sửa cuối:

thành đông

Xe điện
Biển số
OF-193162
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
2,376
Động cơ
352,308 Mã lực
Nơi ở
21/20 Nguyễn Thượng Mẫn TP Hải Duơng
Bên trong rất rộng và còn nhiều chỗ để cỏ mọc thỉnh thoảng có chỗ đang trùng tu ( em sợ nhất khoản trùng tu khi xong nó chẳng giống trước hic)
Lầu Đọc sách của Vua
 
Chỉnh sửa cuối:

thành đông

Xe điện
Biển số
OF-193162
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
2,376
Động cơ
352,308 Mã lực
Nơi ở
21/20 Nguyễn Thượng Mẫn TP Hải Duơng
Sau khi đi tham quan 1 vòng và chụp choẹt đủ góc độ đoàn em ra cổng Hiển Nhơn để lấy xe và chào tạm biết TP Huế để về với Quảng Trị Anh Hùng.
 
Chỉnh sửa cuối:

thành đông

Xe điện
Biển số
OF-193162
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
2,376
Động cơ
352,308 Mã lực
Nơi ở
21/20 Nguyễn Thượng Mẫn TP Hải Duơng
Cổng Hiển Nhơn đây ah. Cửa Hiển Nhơn nằm ở phía Đông của Hoàng Thành, trên đường Đoàn Thị Điểm, thuộc TP Huế. Cửa này được xây dựng vào năm 1805, dưới thời vua Gia Long. Đến thời Minh Mạng, vào năm 1833, cửa được gia công phần trang trí đắp ghép mảnh sành. Đến thời Khải Định lại được trùng tu thêm một lần nữa. Cửa Hiển Nhơn là cửa dành riêng cho quan lại và nam giới ra vào Hoàng Thành. Hiện tại cửa này chỉ dùng cho nhân viên trung tâm Bảo tồn Cố đô Huế ra vào, không mở cửa cho khách tham quan theo lối này, ngoại trừ những ngày lễ hội khi có nhiều du khách tham quan.
 
Chỉnh sửa cuối:

thành đông

Xe điện
Biển số
OF-193162
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
2,376
Động cơ
352,308 Mã lực
Nơi ở
21/20 Nguyễn Thượng Mẫn TP Hải Duơng
Sau khi rời Hoàng Thành nhà em vào Quán Thiên Hương. Chỗ này nhà em không chụp mượn tạm cái ảnh này của cụ emchaylungtung. đến đấy F1 được thưởng thức chè Huế. Mua bán một số đặc sản của Huế Đoàn em lên đường tạm biết Huế mộng mơ em về Quảng Trị
 

thành đông

Xe điện
Biển số
OF-193162
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
2,376
Động cơ
352,308 Mã lực
Nơi ở
21/20 Nguyễn Thượng Mẫn TP Hải Duơng
Tầm 11h trưa chúng em về đến Thành cổ Quảng Trị.
Theo tài liệu thì vào đầu thời Gia Long, thành Quảng Trị được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành - Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (tức vị trí ngày nay, thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị).
Ban đầu thành được đắp bằng đất, tới năm 1827 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là gần 2.000 m, cao 9,4 m, dưới chân dày 12 m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài. Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian. Thành trổ bốn cửa chính Đông Tây Nam Bắc.
Trong những năm 1809-1945 nhà Nguyễn lấy làm thành lũy quân sự và trụ sở hành chính. Từ năm 1929, Pháp xây dựng thêm nhà lao ở đây và biến nơi đây thành nơi giam cầm các những người có quan điểm chính trị đối lập.
Tại nơi đây đã có những trận đánh lớn trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam trong các năm 1968, 1972. Sau chiến dịch Thành Cổ "mùa hè đỏ lửa" 1972 toàn bộ Thành Cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn.
Trong thập niên 90 của thế kỷ 20, UBND tỉnh Quảng Trị cho tôn tạo lại thành để làm di tích. Người ta phục chế vài đoạn tường thành, làm lại bốn cổng chính, ngay trung tâm thành được xây một đài tưởng niệm ghi dấu ấn 81 ngày đêm năm 1972. Góc phía tây nam dựng lên một ngôi nhà Hiện Đại làm bảo tàng. Toàn bộ đường dẫn vào di tích và mặt đất bên trong Thành Cổ được tráng xi măng chừa ô trồng cỏ. Thành Cổ được người dân trong vùng xem là "Đất Tâm Linh" vì nơi đây bất cứ tấc đất nào cũng có bom đạn và máu xương các binh sĩ hai bên. Hiện nay là một công viên lớn nhất Thị xã Quảng T
Vào đến cổng đã thấy rưng rưng đoàn em vào thì có hai đoàn từ miền nam và Hải Phòng đang nhờ cô Hướng dẫn viên giới thiệu bọn em nhập đoàn luôn. khi nghe cô HDV kể đến đoạn có lá thư của một Liệt sĩ quê Thái Bình gửi mẹ và người vợ mới cưới được 6 ngày thì cả đoàn không cầm được nước mắt. Đây Cổng cổ Thành và cây cầu dẫn vào
 
Chỉnh sửa cuối:

tanhoang

Xe điện
Biển số
OF-320429
Ngày cấp bằng
21/5/14
Số km
2,165
Động cơ
312,012 Mã lực
cụ akinh mở thớt cứ để cụ thành đông viết mãi thế này à, lại cứ vào làm tàu ngầm thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

vancongnam

Xe tăng
Biển số
OF-310284
Ngày cấp bằng
3/3/14
Số km
1,597
Động cơ
310,382 Mã lực
Nơi ở
¤ Hoa Quả Sơn ¤
Chắc 2 cụ đẹp trai nhất trong chuyến đi. :D
 

Quangtrunghp

Xe tải
Biển số
OF-144711
Ngày cấp bằng
5/6/12
Số km
454
Động cơ
366,563 Mã lực
Em đang ở đồng hới , tý em chạy qua Huế ,bon luôn đà Nẵng gặp nhau nháy đèn em phát nhé
 

Quangtrunghp

Xe tải
Biển số
OF-144711
Ngày cấp bằng
5/6/12
Số km
454
Động cơ
366,563 Mã lực


Nhà em checin phát chạy huế
 

thành đông

Xe điện
Biển số
OF-193162
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
2,376
Động cơ
352,308 Mã lực
Nơi ở
21/20 Nguyễn Thượng Mẫn TP Hải Duơng
Trận Thành cổ Quảng Trị là một trận chiến giữa một bên là Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và một bên là Quân lực Việt Nam Cộng hòa cùng với Quân đội Hoa Kỳ tại thành cổ Quảng Trị vào năm 1972. Đây là một trong những trận chiến ác liệt bậc nhất trong Chiến dịch Xuân Hè 1972, một phần của Chiến tranh Việt Nam.
Trận chiến kéo dài trong suốt 81 ngày đêm, sau khi liên tiếp tung vào các đơn vị bộ binh cũng như sử dụng hỏa lực không giới hạn, Việt Nam Cộng hòa cùng Hoa Kỳ đã thành công trong việc tái chiếm lại Thành cổ. Tuy vậy về mặt chiến lược, sự kháng cự mạnh mẽ của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã khiến kế hoạch tái chiếm thành cổ của đối phương bị kéo dài tới 3 tháng so với kế hoạch ban đầu là 2 tuần, qua đó giúp Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam duy trì được thế mạnh trên bàn đàm phán ở Paris.
Quân đội Hoa Kỳ: B-52 ném bom chiến lược của không quân Hoa Kỳ, pháo hạm yểm trợ từ Hạm đội 7. Thống kê cho biết trong 81 ngày đêm, Hoa Kỳ đã sử dụng:
4.958 lần/chiếc B-52 (trung bình 60 lần/ngày đêm). 9.048 lần/chiếc máy bay phản lực các loại (trung bình hơn 100 lần/ngày đêm), ném tổng cộng hơn 120 nghìn tấn bom đạn (bằng 7 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima), nếu tính trung bình thì các chiến sĩ QĐNDVN và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tham gia trận đánh phải hứng chịu 4 tấn bom mỗi người.[5].
Hơn 950 nghìn viên đạn pháo 105mm, 55 nghìn viên đạn pháo 155 mm, 8.164 viên đạn pháo 175mm, hơn 615 nghìn viên đạn hải pháo oanh kích (trung bình mỗi chiến sĩ QĐNDVN và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phải hứng chịu khoảng 50 viên đạn pháo). Tính riêng từ ngày 9 tháng 9 đến ngày 16 tháng 9 năm 1972, chỉ trong 1 tuần quân Mỹ đã sử dụng: 95.570 viên đạn pháo 105 ly; 11.002 viên đạn pháo 155 ly; 2.630 viên đạn pháo 175 ly; 14.223 viên đạn pháo từ hạm đội 7 và 163 lần/chiếc máy bay phản lực Mỹ.
Riêng ở khu vực thị xã Quảng Trị, tổng số bom đạn mà Mỹ sử dụng trong 81 ngày đêm bằng sức công phá của 7 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật bản. Có ngày số bom Mỹ ném ở Quảng Trị vượt xa số bom Mỹ ném trên toàn miền Nam trong các năm 1968-1969. Dữ dội nhất là ngày 25/7, thị xã phải chịu 35.000 quả đạn pháo chưa kể bom từ máy bay. Thành cổ Quảng Trị chỉ rộng 3 km vuông và vùng ven có ngày phải chịu hơn hai vạn quả đạn đại bác cỡ lớn. Với việc huy động một số lượng bom đạn không lồ, quân Mỹ hoàn toàn có ưu thế áp đảo về hỏa lực.
Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam: Lực lượng phòng thủ trên toàn thị xã Quảng Trị bao gồm Trung đoàn 48 (sư đoàn 320B), Trung đoàn Triệu Hải, tức E27 sư đoàn 320B (sau này là F390) Trung đoàn 95 (sư đoàn 325), 2 tiểu đoàn địa phương đóng ở Quảng Trị. Chi viện trực tiếp cho lực lượng này là các đơn vị còn lại của Sư đoàn 325 và Sư đoàn 312.[6] Ngoài ra, sườn phía tây thị xã do trung đoàn 88 (thiếu) của sư 308 chốt giữ.Để chống lại cuộc bắn phá dữ dội chưa từng có, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ có trong tay một vài xe tăng và một số đơn vị pháo phòng không, lực lượng tác chiến chủ yếu là bộ binh. Với mật độ hỏa lực hạng nặng dày đặc của đối phương, ước tính có tới hơn 80% thương vong của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong trận đánh là bởi các đợt oanh tạc và pháo kích, chỉ có một phần nhỏ là trong các cuộc đọ súng bộ binh. (em Sưu Tầm trên mạng)
 
Chỉnh sửa cuối:

thành đông

Xe điện
Biển số
OF-193162
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
2,376
Động cơ
352,308 Mã lực
Nơi ở
21/20 Nguyễn Thượng Mẫn TP Hải Duơng
Hiện tại giữa cổ thành ngay từ cổng nhìn thẳng vào có một đài cao nơi để mọi người đến dâng hương tưởng niệm hành vạn anh hùng liệt sĩ đã hy sinh tại đây " một mét đất là một mét máu" chưa thể thống kê chính xác số người đã ngã xuống trên mảnh đất này, mảnh đất có chu vi 2.160m là “túi bom” của kẻ thù
 
Chỉnh sửa cuối:

thành đông

Xe điện
Biển số
OF-193162
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
2,376
Động cơ
352,308 Mã lực
Nơi ở
21/20 Nguyễn Thượng Mẫn TP Hải Duơng
Nghe cô Hướng dẫn viên giới thiệu đây là Nấm mồ chung cho tất cả các người đã hy sinh trên mảnh đất này. Nấm mồ có bốn lối đi tượng trưng cho 4 hướng ở giữa có trưng bày các vật dụng của người lính thời chiến tranh như súng AK, túi đự ng gạo, bitong nước... Một cửa đi vào trong của Nấm mồ tượng trưng.

Hiện vật trưng bày giữa Nấm Mồ


Hai bên treo chuông và trống


 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top