Chuyến đi này gia đình em cũng đi được vài năm, nay lấy lại một số thông tin đã chia sẻ đâu đó để viết ra đây nhằm giúp cụ nào muốn đi chơi Mỹ tự túc, không cần mua tour, được trải nghiệm việc thuê và lái xe tại Mỹ. Mọi thông tin có thể chi tiết quá, nhưng càng chi tiết có khi càng tốt cho những ai giống em luôn muốn chuẩn bị chu đáo cho mọi chuyến đi. Mọi giá cả có thể không cập nhật vì cũng vài năm rồi, giờ xăng có thể tăng, tiền thuê xe cũng có khi giảm.
1. Thuê xe:
⁃ Dân Mỹ 1 bước ra đường là phải có ô tô vì thành phố Mỹ rất rộng, các địa điểm mua sắm, du lịch thường ở xa nhau. Nếu không có phương tiện cá nhân, phương tiện công cộng thì thuê xe tự lái xe là điều bắt buộc. Do vậy, để phục vụ chính dân Mỹ và sau này là dân du lịch khắp thế giới, các sân bay hay nhà ga chính đều có Rental Car Center nơi tập trung các hãng cho thuê xe ngay cạnh. Có thể Rental Car Center nằm ngay trong Arrival Terminal hay nằm ở bên ngoài gần đó (khi đó thông thường sẽ có xe shuttle bus (ví dụ ở sân bay Las Vegas) /tàu điện (blue train ở sân bay San Francisco) của chính sân bay hay của từng hãng cho thuê xe chở người thuê ra Rental Car Center (ví dụ ở sân bay Dulles WDC), tất nhiên free). Thường nằm ngay cạnh Rental Car Center là bãi để xe thuê. Sân bay nào cũng có biển chỉ dẫn ra khu Rental Car rất rõ ràng, khách sau khi ra khỏi máy bay, chỉ cần đi lấy hành lý và ra khu vực Rental Car. Nhà mình hôm đến Las Vegas, vì quá nhiều hành lý vác theo, nên để 3 mẹ con và hành lý ở khu Passengers Pick-up, còn mình theo shuttle bus của sân bay ra khu Rental Car Center. Làm thủ tục lấy xe xong, quay lại sân bay đón cả nhà. Ai mang trẻ con nhớ lưu ý, không để trẻ con chơi mà không có người lớn trông, vợ mình kể là đang ngồi chờ xe, cho 2 đứa trẻ con tự chơi ở vỉa hè mà đã có chú cảnh sát ra hỏi có phải con của mày không, mày phải ở gần khi nó chơi ở đây
⁃ Việc thuê xe có thể book trước trên mạng hoặc đến tận nơi thuê. Giá thuê thì cũng tuỳ vào ngày trong tuần hay cuối tuần, ngày nghỉ lễ, số ngày thuê và loại xe (sedan, suv, minivan, van or luxury car). Tuy nhiên, có vẻ là đặt trước sẽ có giá tốt hơn, còn nếu sát ngày mà đặt xe, đặc biệt suv or minivan thì giá thường rất cao. Đợt vừa rồi, trước 2 tháng, mình thử đặt xe trên mạng trước 6 tuần, 4 tuần, 2 tuần, 1 tuần để xem có giá nào tốt nhất, giá nhảy lung tung mỗi tuần, và cuối cùng booking trước 2 tuần là rẻ nhất. Giá thuê còn cao khi thuê xe 1 chiều, nghĩa là lấy xe ở 1 sân bay và trả ở 1 sân bay khác, khác với xe thuê khứ hồi (thuê đâu trả đấy). Đợt vừa rồi, vì tiết kiệm thời gian đi chơi, nên mình book xe ở Las Vegas (bay từ bờ Đông sang) rồi trả xe ở San Francisco (vào ngày về VN).
⁃ Đặt xe trên mạng có thể trên chính website của hãng cho thuê xe (Enterprise, National, Thrifty, Hertz, Alamo.v.v) hay trên website của bên môi giới như rentalcar.com, carrental.com, hotwire.com, kayak.com, or expedia.com). Giá thường giống nhau, nhưng website của bên môi giới cho mình nhiều lựa chọn về giá và loại xe hơn. Chọn xong rồi, thì lại vào chính hãng để check và đặt trực tiếp nếu khg tin tưởng website bên môi giới. Thực tế trong chuyến đi Mỹ mình đặt qua rentalcar.com và hotwire.com và thấy đều ok hết, chưa hãng cho thuê nào từ chối booking qua website môi giới. Đặt xe trên mạng, mình chọn những hãng cho phép booking mà khg cần khai báo thẻ credit, để sau này khoảng 2-3 ngày check lại giá 1 lần để mình lại huỷ và book giá thấp hơn nếu có. Như lần trước, ở bờ Đông, mình đặt của Enterprise, Thrifty, có khi chả hủy họ cũng kg quan tâm mình có đến thuê hay không. Ở bờ Tây khi đến Las Vegas, mình thuê của AVR, một hãng nhỏ, có xe minivan giá rẻ hơn mấy hãng kia, nhỏ đến nỗi trước khi mình thuê 3 ngày còn phải gọi điện hỏi xác nhận có thuê không để bọn tao còn đánh xe từ LA lên LV cho mày thuê . Hãng này kg ở trong Rental Car Center mà thuê ở ngoài gần đấy (chắc tiết kiệm chi phí), nhưng cũng có shuttle bus để qua lại sân bay.
- Giá báo trên mạng sẽ chỉ gồm giá thuê cơ bản + tax (tính trên giá thuê + bảo hiểm/phí, nên sẽ thay đổi đáng kể khi có thêm bảo hiểm). Giá này chưa bao gồm:
(1) phí miễn trừ trách nhiệm bồi thường hư hỏng, mất cắp xe,
(2) bảo hiểm TNDS cho người thứ 3,
(3) bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe,
(4) phí cẩu xe nếu hư hỏng, mất chìa dọc đường,
(5) phí cho người lái xe thứ 2 trở lên, và
có thể có phí khác (nhưng kg nhất thiết phải mua)
Thông thường các bảo hiểm và phí trên luôn bằng hoặc cao hơn tiền thuê xe cơ bản. Khi đến kiosq hãng thuê xe, báo họ số booking, tên của mình, họ sẽ cho mình biết số tiền bảo hiểm/phí các loại, tổng số tiền thuê để mình quyết định chọn hay không. Sau khi chọn xong bảo hiểm/phí, tiền tax sẽ tăng lên -> tổng tiền thuê tăng lên tương đối. Đợt nhà mình thuê xe, tiền thuê là 400$ thì tiền bảo hiểm/phí là 600$, tax là 300$. Hãng cho thuê xe không ép mình phải mua hết các loại phí/bảo hiểm trên, nhưng vì lần đầu (sao dám chắc mình kg va chạm với ai hoặc kg ai va chạm với mình) và cũng để bảo đảm tâm lý lái xe cho thoải mái, nên nhà mình mua mục 1, 2 và 4. Mục 3 không mua vì cả nhà có bảo hiểm ở VN rồi, mục 5 cũng không mua vì có mỗi một lái, vợ thì chắc chả lái được khi giao thông ở bên này chạy nhanh như điện. Mà giả sử có xảy ra va chạm nếu khg có bảo hiểm đứng ra giải quyết thì khg gì bảo đảm mình có thể tiếp tục hoàn thành kế hoạch du lịch của mình trọn vẹn.
⁃ Để ký hợp đồng thuê, hãng sẽ yêu cầu mình cung cấp bằng lái xe (bằng pet của mình ok vì có tiếng Anh, không thấy yêu cầu bằng quốc tế do Việt Nam cấp), thẻ credit (Visa, Master or Amex do ngân hàng VN or NN phát hành đều ok hết) để quẹt luôn cho toàn bộ số tiền thuê cộng thêm 15-20% deposit. Sau đó họ báo xe mình ở khu vực nào, giao chìa khóa để mình tự ra tìm xe. Nếu mình không mua mục (1), thì anh em bên Mỹ khuyên yêu cầu 1 người của nó đi theo mình ra xe để chụp ảnh xung quanh xe đảm bảo khi trả xe nó không bắt đền mình hư hỏng sẵn có khi giao xe. Còn nếu mua mục (1) rồi thì có yêu cầu nó cũng chả đi theo mình đâu. Xe ở bãi bao giờ cũng được đổ đầy xăng, và mình cũng được yêu cầu trả xe phải đầy xăng. Khi đó có thể chọn mình tự đổ (theo giá xăng bình thường) hoặc nhờ họ đổ (họ sẽ tính thêm phí và khi đó giá xăng sẽ gấp 1,5-2 lần giá xăng mình tự đổ). Nhà mình chọn xe mình tự đổ full khi trả, vì giá xăng tự đổi bên kia 3$/gallon (khoảng 3 lít), còn nếu họ đổ thì gần 6$/gallon, quá đắt nhỉ . Các bác cũng nên check bình xăng khi nhận xe, vì hôm mình thuê xe ở Virginia bờ Đông, xe mới chỉ nửa bình. Quay lại yêu cầu thì họ xin lỗi và mang xe đi đổ full cho mình luôn. Khi mình chọn tự đổ full khi trả xe, họ chỉ kiểm tra xem kim xăng có ở ít nhất đúng vạch đầy ngoài cùng hay không. Mà xe khi đổ full, kim xăng bao giờ cũng vượt qua vạch đầy ngoài cùng một chút, khi đó đi được tầm 40-50km nữa thì kim xăng mới về đúng vạch đầy ngoài cùng. Do vậy, các bác cứ tính làm sao khi trả xe không cần phải đến gần sân bay mới đổ full, mà chỉ cần cách đó 40-50km đổ đầy, rồi lái đến trả xe cũng không phải trả thêm tiền xăng thiếu nào. Thực tế của nhà mình khi thuê xe ở Roanoke Airport để chạy về Washington DC, khi còn cách WDC khoảng 10 miles nhà mình đổ đầy xăng (cho đến khi bơm xăng tự động dừng). Sau đó còn đi chợ ở DC loanh quanh tầm 10 miles nữa, rồi mới quay về sân bay nội địa Reagan trả xe mà hãng không kêu ca gì. Còn khi trả xe ở sân bay San Francisco cũng vậy, sau khi qua San Jose thăm Stanford, Apple nhà mình mới đổ đầy xăng, khi quay về sân bay San Francisco (cách khoảng tầm 30 miles) trả xe cũng không ai kêu ca gì về xăng thừa thiếu.
⁃ Loại xe thuê: Khi book trên mạng, bao giờ cũng thấy tên xe như Rav4 (mid size Suv), Santa Fe (standard SUV), Explorer or Suburban (Full SUV) hay Camry, Corolla (sedan). Nhưng họ cũng ghi thêm là "or similar". Thực tế, họ cũng có các xe đấy, nhưng ít và may mắn thì mình được đúng xe. Còn không thì 80% là được xe tương đương, ví dụ thay cho Rav4 là Zeep, thay cho Explorer/Suburban là một ông Nissan lạ hoặc . Cái này hoàn toàn may rủi. Đợt mình book ở AVR xe ghi rõ là Kia Sedona (lái quen, lại to chở được nhiều vali khi lang bạt khắp bờ Tây). Đến khi họ gọi điện xác nhận, hỏi luôn tao thích thuê xe Kia Sedona, thì họ bảo sẽ cố gắng, nếu kg mày vẫn có 1 xe tương đương, số tự động, có cruise control, etc. gì đó. Và thực tế xe mình thuê là chiếc xe Dodge Grand Caravan, cũng may còn khá mới (70k miles), đời 2016, và khá hay gặp trên xa lộ Mỹ.
⁃ Trả xe thuê: Sân bay nào cũng có biển báo khu Rental Car Return khi vào Departure Terminal. Cứ đi theo biển hướng dẫn rồi vào dừng xe ở khu vực hãng mình thuê. Sẽ có ngay 1 chú ra check xe, rồi cắm máy kiểm tra thông số. Nếu mua mục (1) trên thì chỉ cần walk away luôn (tiền deposit họ sẽ tự động hoàn lại cho thẻ của mình). Rồi lại có shuttle bus or tàu điện chở các bác ra sân bay.
Bài tiếp theo là Xăng xe, và bản đồ, đi lại trên đường.
1. Thuê xe:
⁃ Dân Mỹ 1 bước ra đường là phải có ô tô vì thành phố Mỹ rất rộng, các địa điểm mua sắm, du lịch thường ở xa nhau. Nếu không có phương tiện cá nhân, phương tiện công cộng thì thuê xe tự lái xe là điều bắt buộc. Do vậy, để phục vụ chính dân Mỹ và sau này là dân du lịch khắp thế giới, các sân bay hay nhà ga chính đều có Rental Car Center nơi tập trung các hãng cho thuê xe ngay cạnh. Có thể Rental Car Center nằm ngay trong Arrival Terminal hay nằm ở bên ngoài gần đó (khi đó thông thường sẽ có xe shuttle bus (ví dụ ở sân bay Las Vegas) /tàu điện (blue train ở sân bay San Francisco) của chính sân bay hay của từng hãng cho thuê xe chở người thuê ra Rental Car Center (ví dụ ở sân bay Dulles WDC), tất nhiên free). Thường nằm ngay cạnh Rental Car Center là bãi để xe thuê. Sân bay nào cũng có biển chỉ dẫn ra khu Rental Car rất rõ ràng, khách sau khi ra khỏi máy bay, chỉ cần đi lấy hành lý và ra khu vực Rental Car. Nhà mình hôm đến Las Vegas, vì quá nhiều hành lý vác theo, nên để 3 mẹ con và hành lý ở khu Passengers Pick-up, còn mình theo shuttle bus của sân bay ra khu Rental Car Center. Làm thủ tục lấy xe xong, quay lại sân bay đón cả nhà. Ai mang trẻ con nhớ lưu ý, không để trẻ con chơi mà không có người lớn trông, vợ mình kể là đang ngồi chờ xe, cho 2 đứa trẻ con tự chơi ở vỉa hè mà đã có chú cảnh sát ra hỏi có phải con của mày không, mày phải ở gần khi nó chơi ở đây
⁃ Việc thuê xe có thể book trước trên mạng hoặc đến tận nơi thuê. Giá thuê thì cũng tuỳ vào ngày trong tuần hay cuối tuần, ngày nghỉ lễ, số ngày thuê và loại xe (sedan, suv, minivan, van or luxury car). Tuy nhiên, có vẻ là đặt trước sẽ có giá tốt hơn, còn nếu sát ngày mà đặt xe, đặc biệt suv or minivan thì giá thường rất cao. Đợt vừa rồi, trước 2 tháng, mình thử đặt xe trên mạng trước 6 tuần, 4 tuần, 2 tuần, 1 tuần để xem có giá nào tốt nhất, giá nhảy lung tung mỗi tuần, và cuối cùng booking trước 2 tuần là rẻ nhất. Giá thuê còn cao khi thuê xe 1 chiều, nghĩa là lấy xe ở 1 sân bay và trả ở 1 sân bay khác, khác với xe thuê khứ hồi (thuê đâu trả đấy). Đợt vừa rồi, vì tiết kiệm thời gian đi chơi, nên mình book xe ở Las Vegas (bay từ bờ Đông sang) rồi trả xe ở San Francisco (vào ngày về VN).
⁃ Đặt xe trên mạng có thể trên chính website của hãng cho thuê xe (Enterprise, National, Thrifty, Hertz, Alamo.v.v) hay trên website của bên môi giới như rentalcar.com, carrental.com, hotwire.com, kayak.com, or expedia.com). Giá thường giống nhau, nhưng website của bên môi giới cho mình nhiều lựa chọn về giá và loại xe hơn. Chọn xong rồi, thì lại vào chính hãng để check và đặt trực tiếp nếu khg tin tưởng website bên môi giới. Thực tế trong chuyến đi Mỹ mình đặt qua rentalcar.com và hotwire.com và thấy đều ok hết, chưa hãng cho thuê nào từ chối booking qua website môi giới. Đặt xe trên mạng, mình chọn những hãng cho phép booking mà khg cần khai báo thẻ credit, để sau này khoảng 2-3 ngày check lại giá 1 lần để mình lại huỷ và book giá thấp hơn nếu có. Như lần trước, ở bờ Đông, mình đặt của Enterprise, Thrifty, có khi chả hủy họ cũng kg quan tâm mình có đến thuê hay không. Ở bờ Tây khi đến Las Vegas, mình thuê của AVR, một hãng nhỏ, có xe minivan giá rẻ hơn mấy hãng kia, nhỏ đến nỗi trước khi mình thuê 3 ngày còn phải gọi điện hỏi xác nhận có thuê không để bọn tao còn đánh xe từ LA lên LV cho mày thuê . Hãng này kg ở trong Rental Car Center mà thuê ở ngoài gần đấy (chắc tiết kiệm chi phí), nhưng cũng có shuttle bus để qua lại sân bay.
- Giá báo trên mạng sẽ chỉ gồm giá thuê cơ bản + tax (tính trên giá thuê + bảo hiểm/phí, nên sẽ thay đổi đáng kể khi có thêm bảo hiểm). Giá này chưa bao gồm:
(1) phí miễn trừ trách nhiệm bồi thường hư hỏng, mất cắp xe,
(2) bảo hiểm TNDS cho người thứ 3,
(3) bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe,
(4) phí cẩu xe nếu hư hỏng, mất chìa dọc đường,
(5) phí cho người lái xe thứ 2 trở lên, và
có thể có phí khác (nhưng kg nhất thiết phải mua)
Thông thường các bảo hiểm và phí trên luôn bằng hoặc cao hơn tiền thuê xe cơ bản. Khi đến kiosq hãng thuê xe, báo họ số booking, tên của mình, họ sẽ cho mình biết số tiền bảo hiểm/phí các loại, tổng số tiền thuê để mình quyết định chọn hay không. Sau khi chọn xong bảo hiểm/phí, tiền tax sẽ tăng lên -> tổng tiền thuê tăng lên tương đối. Đợt nhà mình thuê xe, tiền thuê là 400$ thì tiền bảo hiểm/phí là 600$, tax là 300$. Hãng cho thuê xe không ép mình phải mua hết các loại phí/bảo hiểm trên, nhưng vì lần đầu (sao dám chắc mình kg va chạm với ai hoặc kg ai va chạm với mình) và cũng để bảo đảm tâm lý lái xe cho thoải mái, nên nhà mình mua mục 1, 2 và 4. Mục 3 không mua vì cả nhà có bảo hiểm ở VN rồi, mục 5 cũng không mua vì có mỗi một lái, vợ thì chắc chả lái được khi giao thông ở bên này chạy nhanh như điện. Mà giả sử có xảy ra va chạm nếu khg có bảo hiểm đứng ra giải quyết thì khg gì bảo đảm mình có thể tiếp tục hoàn thành kế hoạch du lịch của mình trọn vẹn.
⁃ Để ký hợp đồng thuê, hãng sẽ yêu cầu mình cung cấp bằng lái xe (bằng pet của mình ok vì có tiếng Anh, không thấy yêu cầu bằng quốc tế do Việt Nam cấp), thẻ credit (Visa, Master or Amex do ngân hàng VN or NN phát hành đều ok hết) để quẹt luôn cho toàn bộ số tiền thuê cộng thêm 15-20% deposit. Sau đó họ báo xe mình ở khu vực nào, giao chìa khóa để mình tự ra tìm xe. Nếu mình không mua mục (1), thì anh em bên Mỹ khuyên yêu cầu 1 người của nó đi theo mình ra xe để chụp ảnh xung quanh xe đảm bảo khi trả xe nó không bắt đền mình hư hỏng sẵn có khi giao xe. Còn nếu mua mục (1) rồi thì có yêu cầu nó cũng chả đi theo mình đâu. Xe ở bãi bao giờ cũng được đổ đầy xăng, và mình cũng được yêu cầu trả xe phải đầy xăng. Khi đó có thể chọn mình tự đổ (theo giá xăng bình thường) hoặc nhờ họ đổ (họ sẽ tính thêm phí và khi đó giá xăng sẽ gấp 1,5-2 lần giá xăng mình tự đổ). Nhà mình chọn xe mình tự đổ full khi trả, vì giá xăng tự đổi bên kia 3$/gallon (khoảng 3 lít), còn nếu họ đổ thì gần 6$/gallon, quá đắt nhỉ . Các bác cũng nên check bình xăng khi nhận xe, vì hôm mình thuê xe ở Virginia bờ Đông, xe mới chỉ nửa bình. Quay lại yêu cầu thì họ xin lỗi và mang xe đi đổ full cho mình luôn. Khi mình chọn tự đổ full khi trả xe, họ chỉ kiểm tra xem kim xăng có ở ít nhất đúng vạch đầy ngoài cùng hay không. Mà xe khi đổ full, kim xăng bao giờ cũng vượt qua vạch đầy ngoài cùng một chút, khi đó đi được tầm 40-50km nữa thì kim xăng mới về đúng vạch đầy ngoài cùng. Do vậy, các bác cứ tính làm sao khi trả xe không cần phải đến gần sân bay mới đổ full, mà chỉ cần cách đó 40-50km đổ đầy, rồi lái đến trả xe cũng không phải trả thêm tiền xăng thiếu nào. Thực tế của nhà mình khi thuê xe ở Roanoke Airport để chạy về Washington DC, khi còn cách WDC khoảng 10 miles nhà mình đổ đầy xăng (cho đến khi bơm xăng tự động dừng). Sau đó còn đi chợ ở DC loanh quanh tầm 10 miles nữa, rồi mới quay về sân bay nội địa Reagan trả xe mà hãng không kêu ca gì. Còn khi trả xe ở sân bay San Francisco cũng vậy, sau khi qua San Jose thăm Stanford, Apple nhà mình mới đổ đầy xăng, khi quay về sân bay San Francisco (cách khoảng tầm 30 miles) trả xe cũng không ai kêu ca gì về xăng thừa thiếu.
⁃ Loại xe thuê: Khi book trên mạng, bao giờ cũng thấy tên xe như Rav4 (mid size Suv), Santa Fe (standard SUV), Explorer or Suburban (Full SUV) hay Camry, Corolla (sedan). Nhưng họ cũng ghi thêm là "or similar". Thực tế, họ cũng có các xe đấy, nhưng ít và may mắn thì mình được đúng xe. Còn không thì 80% là được xe tương đương, ví dụ thay cho Rav4 là Zeep, thay cho Explorer/Suburban là một ông Nissan lạ hoặc . Cái này hoàn toàn may rủi. Đợt mình book ở AVR xe ghi rõ là Kia Sedona (lái quen, lại to chở được nhiều vali khi lang bạt khắp bờ Tây). Đến khi họ gọi điện xác nhận, hỏi luôn tao thích thuê xe Kia Sedona, thì họ bảo sẽ cố gắng, nếu kg mày vẫn có 1 xe tương đương, số tự động, có cruise control, etc. gì đó. Và thực tế xe mình thuê là chiếc xe Dodge Grand Caravan, cũng may còn khá mới (70k miles), đời 2016, và khá hay gặp trên xa lộ Mỹ.
⁃ Trả xe thuê: Sân bay nào cũng có biển báo khu Rental Car Return khi vào Departure Terminal. Cứ đi theo biển hướng dẫn rồi vào dừng xe ở khu vực hãng mình thuê. Sẽ có ngay 1 chú ra check xe, rồi cắm máy kiểm tra thông số. Nếu mua mục (1) trên thì chỉ cần walk away luôn (tiền deposit họ sẽ tự động hoàn lại cho thẻ của mình). Rồi lại có shuttle bus or tàu điện chở các bác ra sân bay.
Bài tiếp theo là Xăng xe, và bản đồ, đi lại trên đường.