[CCCĐ] Du lịch Mỹ tự túc có nên thuê xe tự lái không?

dth_BB

Đi bộ
Biển số
OF-43014
Ngày cấp bằng
11/8/09
Số km
3
Động cơ
465,663 Mã lực
Chuyến đi này gia đình em cũng đi được vài năm, nay lấy lại một số thông tin đã chia sẻ đâu đó để viết ra đây nhằm giúp cụ nào muốn đi chơi Mỹ tự túc, không cần mua tour, được trải nghiệm việc thuê và lái xe tại Mỹ. Mọi thông tin có thể chi tiết quá, nhưng càng chi tiết có khi càng tốt cho những ai giống em luôn muốn chuẩn bị chu đáo cho mọi chuyến đi. Mọi giá cả có thể không cập nhật vì cũng vài năm rồi, giờ xăng có thể tăng, tiền thuê xe cũng có khi giảm.


1. Thuê xe:

⁃ Dân Mỹ 1 bước ra đường là phải có ô tô vì thành phố Mỹ rất rộng, các địa điểm mua sắm, du lịch thường ở xa nhau. Nếu không có phương tiện cá nhân, phương tiện công cộng thì thuê xe tự lái xe là điều bắt buộc. Do vậy, để phục vụ chính dân Mỹ và sau này là dân du lịch khắp thế giới, các sân bay hay nhà ga chính đều có Rental Car Center nơi tập trung các hãng cho thuê xe ngay cạnh. Có thể Rental Car Center nằm ngay trong Arrival Terminal hay nằm ở bên ngoài gần đó (khi đó thông thường sẽ có xe shuttle bus (ví dụ ở sân bay Las Vegas) /tàu điện (blue train ở sân bay San Francisco) của chính sân bay hay của từng hãng cho thuê xe chở người thuê ra Rental Car Center (ví dụ ở sân bay Dulles WDC), tất nhiên free). Thường nằm ngay cạnh Rental Car Center là bãi để xe thuê. Sân bay nào cũng có biển chỉ dẫn ra khu Rental Car rất rõ ràng, khách sau khi ra khỏi máy bay, chỉ cần đi lấy hành lý và ra khu vực Rental Car. Nhà mình hôm đến Las Vegas, vì quá nhiều hành lý vác theo, nên để 3 mẹ con và hành lý ở khu Passengers Pick-up, còn mình theo shuttle bus của sân bay ra khu Rental Car Center. Làm thủ tục lấy xe xong, quay lại sân bay đón cả nhà. Ai mang trẻ con nhớ lưu ý, không để trẻ con chơi mà không có người lớn trông, vợ mình kể là đang ngồi chờ xe, cho 2 đứa trẻ con tự chơi ở vỉa hè mà đã có chú cảnh sát ra hỏi có phải con của mày không, mày phải ở gần khi nó chơi ở đây :)

⁃ Việc thuê xe có thể book trước trên mạng hoặc đến tận nơi thuê. Giá thuê thì cũng tuỳ vào ngày trong tuần hay cuối tuần, ngày nghỉ lễ, số ngày thuê và loại xe (sedan, suv, minivan, van or luxury car). Tuy nhiên, có vẻ là đặt trước sẽ có giá tốt hơn, còn nếu sát ngày mà đặt xe, đặc biệt suv or minivan thì giá thường rất cao. Đợt vừa rồi, trước 2 tháng, mình thử đặt xe trên mạng trước 6 tuần, 4 tuần, 2 tuần, 1 tuần để xem có giá nào tốt nhất, giá nhảy lung tung mỗi tuần, và cuối cùng booking trước 2 tuần là rẻ nhất. Giá thuê còn cao khi thuê xe 1 chiều, nghĩa là lấy xe ở 1 sân bay và trả ở 1 sân bay khác, khác với xe thuê khứ hồi (thuê đâu trả đấy). Đợt vừa rồi, vì tiết kiệm thời gian đi chơi, nên mình book xe ở Las Vegas (bay từ bờ Đông sang) rồi trả xe ở San Francisco (vào ngày về VN).

⁃ Đặt xe trên mạng có thể trên chính website của hãng cho thuê xe (Enterprise, National, Thrifty, Hertz, Alamo.v.v) hay trên website của bên môi giới như rentalcar.com, carrental.com, hotwire.com, kayak.com, or expedia.com). Giá thường giống nhau, nhưng website của bên môi giới cho mình nhiều lựa chọn về giá và loại xe hơn. Chọn xong rồi, thì lại vào chính hãng để check và đặt trực tiếp nếu khg tin tưởng website bên môi giới. Thực tế trong chuyến đi Mỹ mình đặt qua rentalcar.com và hotwire.com và thấy đều ok hết, chưa hãng cho thuê nào từ chối booking qua website môi giới. Đặt xe trên mạng, mình chọn những hãng cho phép booking mà khg cần khai báo thẻ credit, để sau này khoảng 2-3 ngày check lại giá 1 lần để mình lại huỷ và book giá thấp hơn nếu có. Như lần trước, ở bờ Đông, mình đặt của Enterprise, Thrifty, có khi chả hủy họ cũng kg quan tâm mình có đến thuê hay không. Ở bờ Tây khi đến Las Vegas, mình thuê của AVR, một hãng nhỏ, có xe minivan giá rẻ hơn mấy hãng kia, nhỏ đến nỗi trước khi mình thuê 3 ngày còn phải gọi điện hỏi xác nhận có thuê không để bọn tao còn đánh xe từ LA lên LV cho mày thuê :). Hãng này kg ở trong Rental Car Center mà thuê ở ngoài gần đấy (chắc tiết kiệm chi phí), nhưng cũng có shuttle bus để qua lại sân bay.

- Giá báo trên mạng sẽ chỉ gồm giá thuê cơ bản + tax (tính trên giá thuê + bảo hiểm/phí, nên sẽ thay đổi đáng kể khi có thêm bảo hiểm). Giá này chưa bao gồm:
(1) phí miễn trừ trách nhiệm bồi thường hư hỏng, mất cắp xe,
(2) bảo hiểm TNDS cho người thứ 3,
(3) bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe,
(4) phí cẩu xe nếu hư hỏng, mất chìa dọc đường,
(5) phí cho người lái xe thứ 2 trở lên, và
có thể có phí khác (nhưng kg nhất thiết phải mua)

Thông thường các bảo hiểm và phí trên luôn bằng hoặc cao hơn tiền thuê xe cơ bản. Khi đến kiosq hãng thuê xe, báo họ số booking, tên của mình, họ sẽ cho mình biết số tiền bảo hiểm/phí các loại, tổng số tiền thuê để mình quyết định chọn hay không. Sau khi chọn xong bảo hiểm/phí, tiền tax sẽ tăng lên -> tổng tiền thuê tăng lên tương đối. Đợt nhà mình thuê xe, tiền thuê là 400$ thì tiền bảo hiểm/phí là 600$, tax là 300$. Hãng cho thuê xe không ép mình phải mua hết các loại phí/bảo hiểm trên, nhưng vì lần đầu (sao dám chắc mình kg va chạm với ai hoặc kg ai va chạm với mình) và cũng để bảo đảm tâm lý lái xe cho thoải mái, nên nhà mình mua mục 1, 2 và 4. Mục 3 không mua vì cả nhà có bảo hiểm ở VN rồi, mục 5 cũng không mua vì có mỗi một lái, vợ thì chắc chả lái được khi giao thông ở bên này chạy nhanh như điện. Mà giả sử có xảy ra va chạm nếu khg có bảo hiểm đứng ra giải quyết thì khg gì bảo đảm mình có thể tiếp tục hoàn thành kế hoạch du lịch của mình trọn vẹn.

⁃ Để ký hợp đồng thuê, hãng sẽ yêu cầu mình cung cấp bằng lái xe (bằng pet của mình ok vì có tiếng Anh, không thấy yêu cầu bằng quốc tế do Việt Nam cấp), thẻ credit (Visa, Master or Amex do ngân hàng VN or NN phát hành đều ok hết) để quẹt luôn cho toàn bộ số tiền thuê cộng thêm 15-20% deposit. Sau đó họ báo xe mình ở khu vực nào, giao chìa khóa để mình tự ra tìm xe. Nếu mình không mua mục (1), thì anh em bên Mỹ khuyên yêu cầu 1 người của nó đi theo mình ra xe để chụp ảnh xung quanh xe đảm bảo khi trả xe nó không bắt đền mình hư hỏng sẵn có khi giao xe. Còn nếu mua mục (1) rồi thì có yêu cầu nó cũng chả đi theo mình đâu. Xe ở bãi bao giờ cũng được đổ đầy xăng, và mình cũng được yêu cầu trả xe phải đầy xăng. Khi đó có thể chọn mình tự đổ (theo giá xăng bình thường) hoặc nhờ họ đổ (họ sẽ tính thêm phí và khi đó giá xăng sẽ gấp 1,5-2 lần giá xăng mình tự đổ). Nhà mình chọn xe mình tự đổ full khi trả, vì giá xăng tự đổi bên kia 3$/gallon (khoảng 3 lít), còn nếu họ đổ thì gần 6$/gallon, quá đắt nhỉ :). Các bác cũng nên check bình xăng khi nhận xe, vì hôm mình thuê xe ở Virginia bờ Đông, xe mới chỉ nửa bình. Quay lại yêu cầu thì họ xin lỗi và mang xe đi đổ full cho mình luôn. Khi mình chọn tự đổ full khi trả xe, họ chỉ kiểm tra xem kim xăng có ở ít nhất đúng vạch đầy ngoài cùng hay không. Mà xe khi đổ full, kim xăng bao giờ cũng vượt qua vạch đầy ngoài cùng một chút, khi đó đi được tầm 40-50km nữa thì kim xăng mới về đúng vạch đầy ngoài cùng. Do vậy, các bác cứ tính làm sao khi trả xe không cần phải đến gần sân bay mới đổ full, mà chỉ cần cách đó 40-50km đổ đầy, rồi lái đến trả xe cũng không phải trả thêm tiền xăng thiếu nào. Thực tế của nhà mình khi thuê xe ở Roanoke Airport để chạy về Washington DC, khi còn cách WDC khoảng 10 miles nhà mình đổ đầy xăng (cho đến khi bơm xăng tự động dừng). Sau đó còn đi chợ ở DC loanh quanh tầm 10 miles nữa, rồi mới quay về sân bay nội địa Reagan trả xe mà hãng không kêu ca gì. Còn khi trả xe ở sân bay San Francisco cũng vậy, sau khi qua San Jose thăm Stanford, Apple nhà mình mới đổ đầy xăng, khi quay về sân bay San Francisco (cách khoảng tầm 30 miles) trả xe cũng không ai kêu ca gì về xăng thừa thiếu.

⁃ Loại xe thuê: Khi book trên mạng, bao giờ cũng thấy tên xe như Rav4 (mid size Suv), Santa Fe (standard SUV), Explorer or Suburban (Full SUV) hay Camry, Corolla (sedan). Nhưng họ cũng ghi thêm là "or similar". Thực tế, họ cũng có các xe đấy, nhưng ít và may mắn thì mình được đúng xe. Còn không thì 80% là được xe tương đương, ví dụ thay cho Rav4 là Zeep, thay cho Explorer/Suburban là một ông Nissan lạ hoặc :). Cái này hoàn toàn may rủi. Đợt mình book ở AVR xe ghi rõ là Kia Sedona (lái quen, lại to chở được nhiều vali khi lang bạt khắp bờ Tây). Đến khi họ gọi điện xác nhận, hỏi luôn tao thích thuê xe Kia Sedona, thì họ bảo sẽ cố gắng, nếu kg mày vẫn có 1 xe tương đương, số tự động, có cruise control, etc. gì đó. Và thực tế xe mình thuê là chiếc xe Dodge Grand Caravan, cũng may còn khá mới (70k miles), đời 2016, và khá hay gặp trên xa lộ Mỹ.

⁃ Trả xe thuê: Sân bay nào cũng có biển báo khu Rental Car Return khi vào Departure Terminal. Cứ đi theo biển hướng dẫn rồi vào dừng xe ở khu vực hãng mình thuê. Sẽ có ngay 1 chú ra check xe, rồi cắm máy kiểm tra thông số. Nếu mua mục (1) trên thì chỉ cần walk away luôn (tiền deposit họ sẽ tự động hoàn lại cho thẻ của mình). Rồi lại có shuttle bus or tàu điện chở các bác ra sân bay.

FB5C5563-8F06-4779-85EC-AEEB9F24312B.jpeg
376F54EC-7D49-492A-8E23-AB996BE0F8D5.jpeg
DD0F80EC-3D90-4D02-A92B-145F27AEEB9A.jpeg
6956D849-F13D-47F4-9827-986584B549D7.jpeg

Bài tiếp theo là Xăng xe, và bản đồ, đi lại trên đường.
 

dth_BB

Đi bộ
Biển số
OF-43014
Ngày cấp bằng
11/8/09
Số km
3
Động cơ
465,663 Mã lực
#Ustrip – Trải nghiệm tự lái xe tại Mỹ (tiếp theo)
1. Lái xe có trẻ em
- Như các bác cũng đã biết (hoặc search google là ra hết), nhìn chung lái xe có trẻ em trên các bang của Mỹ thì trẻ em thường phải ngồi ghế sau vì mục đích an toàn của chính trẻ nhỏ. Nhà em có hai đứa, lớn 11 tuổi cao hơn 1,44m và bé 6 tuổi đều ngồi ghế sau trong suốt chuyến đi. Đứa bé nhà em sử dụng booster chứ kg dùng car seat (cái này chắc dành cho em bé nhỏ dưới 2-3 tuổi). Hình cái booster ở dưới đề các bác tham khảo. Khi thuê xe, các bác có thể thuê booster của hãng, tầm 9-10$/ngày và không quá 60-70$ cho 1 lần thuê. Nếu các bác có sẵn ở VN, theo em vác đi cho đỡ tốn tiền thuê. Hoặc sang đấy vào Walmart mua luôn giá chỉ loanh quanh 20-30$/cái là dùng được, hết chuyến có thể mang về or tặng lại cho hãng xe :). Luật là thế, tuy nhiên, nếu các bác gọi Uber or Lyft (bên Mỹ khg có Grab mà có Lyft tương tự như Uber), có khi họ vẫn chở trẻ con dù chả có booster. Nhưng nhà e đã gặp 1 lái xe của Lyft từ chối chở chỉ vì xe họ kg có booster và nhà e lại kg mang booster đi theo.

2. Hệ thống đường xá giao thông bên Mỹ

- Tất nhiên khen thì thừa rồi, hệ thống đường của họ với xương sống là các freeway giúp cho việc đi lại rất thuận tiện cho dù đi đâu cũng thấy xa :). Đặc biệt ở các thành phố lớn như SF thì chằng chịt cầu vượt, exits ra vào freeway thiết kế rất hợp lý giúp lưu thông trôi chảy. Mặc dù, đôi khi mỗi lần vào downtown thì vẫn bị ùn, tốc độ rùa bò cho dù đường mỗi chiều có tận 4-5 làn. Đôi khi đi khoảng 15-20 miles cũng ra vào 1 hay 2 freeway để đến đích.

- Đường bên Mỹ chia làn rất rõ ràng, trên freeway thì 2, 3 hoặc thậm chí tới 5,6 làn một chiều. Các bạn Mỹ đi rất nghiêm túc, ai đi làn nào muốn chuyển làn ngoài việc xi-nhan đầy đủ, chỉ khi nào an toàn các bạn mới chuyển làn (e thấy họ chỉ chuyển khi xe phía sau của làn định chuyển còn cách họ ít nhất 60-80m), và họ cũng ít khi chuyển làn khi đang đi trên đường trừ khi ra vào exit. Hôm đầu, theo thói quen, khi chuyển làn sang phải để chuẩn bị exit freeway, sau khi xi-nhan, e giảm tốc độ để từ từ chuyển làn, thì kg làm sao có đủ khoảng cách an toàn để chuyển được vì xe ở làn định chuyển liên tục vượt lên, hết xe này xe khác. Hóa ra, khi chuyển làn phải ít nhất giữ nguyên tốc độ hay duy trì đồng tốc với các xe làn định chuyển thì khi đó mới chuyển làn vừa nhịp nhàng vừa an toàn. Thói quen lái xe ở Việt Nam không phù hợp ở cái này, và còn không phù hợp ở nhiều trường hợp khác nữa, em sẽ kể sau.

- Đường bên đấy cũng thường phân làn rẽ trái, làn đi thẳng, làn rẽ phải khi đến ngã tư, và trên mặt làn phải or trái thường ghi chữ yêu cầu giữ làn khi đi vào làn đó. Trong mười mấy ngày đi lại ở đó, e chưa thấy hiện tượng xe các bạn Mỹ ở làn đi thẳng lại rẽ trái or phải, hay ở làn trái phải lại đi thẳng. Nhiều khi chưa kịp xem bản đồ chỗ nào rẽ trái phải thì xe e đã chót đi vào làn đi thẳng đến ngã tư hoặc ngược lại, khi đó chỉ còn nước đi theo đúng làn đường rồi từ từ chờ bản đồ tính lại đường đi cho mình. Do vậy, cái này các bác lưu ý bản đồ để đi đúng làn đường vì bản đồ chỉ rất rõ làn nào mình cần đi trên đường. Nếu ngã tư không có đèn đỏ/xanh cho rẽ trái thì khi đèn xanh, không như ở Việt Nam (rẽ cắt mặt được là rẽ ngay) ai rẽ trái đều phải nhường đường cho làn đi thẳng ngược chiều trước, nếu kg có xe đi thẳng nữa mình mới được rẽ trái. Biết là thế, mà có 1 lần e vẫn bị thói quen ở Việt Nam dẫn lối hôm ở SF, khi đèn xanh cái e vọt rẽ trái luôn trước xe đi thẳng ngược chiều, đi xong mới thấy xấu hổ :).

- Hệ thống đèn giao thông xanh/đỏ ở Mỹ cũng như Việt Nam, tuy nhiên, họ không có đồng hồ đếm lùi (cái này e đoán dân Mỹ cho dù đi thì rất nhanh, khẩn trương, nhưng nếu phải chờ, nhường thì họ lại rất kiên nhẫn chờ, nhường đường cho xe thuận chiều, mà không quan tâm phải chờ bao lâu, miễn là khi họ đi thì giao thông an toàn cho họ và người khác). Được cái có vẻ Police bên đó không bắt mấy cái lỗi vớ vẩn (mà Police Việt Nam rất thích) như dừng xe đèn đỏ chạm or vượt 1 chút vạch dừng, hay vượt đèn vàng, thậm chí vượt khi vàng đã chớm sang đỏ. Lý do thì e đoán vì cho xe đi tốc độ cao nên nếu gặp đèn xanh chuyển sang vàng mà bắt họ dừng ngay lại thì rất phi lý và nguy hiểm, vì họ phải phanh rất gấp, có khi dồn toa gây tai nạn, cũng như khi dừng lại đèn đỏ rồi thì việc có chạm or vượt 1 chút vạch dừng cũng chả phải lỗi đáng để phạt. À, đèn đỏ bên Mỹ cho rẽ phải thoải mái trừ khi có biển treo ở ngã tư ghi rõ không được
rẽ phải khi đèn đỏ (No Turn On Red).

- Nhưng có 1 cái hay bên đấy mà e nghĩ tại sao Việt Nam mình không học tập, đó là biển đỏ STOP hay đặt tại ngã tư nhỏ, ngã ba, chỗ nhập làn thay cho đèn xanh, đèn đỏ. Biển STOP này yêu cầu xe gặp biển phải dừng lại trước biển rồi quan sát các hướng (trái, phải, trước) tối thiểu 3 giây xem có xe nào không, nếu kg có xe nào mới được đi qua. Ví dụ, khi gặp biển STOP ở đường nhánh ra đường chính, cho dù không có xe nào lưu thông trên đường chính, xe vẫn phải full stop rồi mới đi. Còn nếu có xe lưu thông trên đường chính thì phải dừng, và chờ đến khi nào có thể nhập làn an toàn (ví dụ xe phía xa ở đường chính còn cách khoảng 100m) mới được đi. Còn khi có biển STOP đặt cả 4 hướng của ngã tư, biển STOP này có thêm chữ nhỏ bên dưới là all-way hay 4-way. Khi đó, đến biển STOP vẫn phải dừng, và xe nào đến biển STOP trước sẽ được đi trước (hoặc nếu cùng đến thì xe nào đi thẳng ưu tiên đi trước, xe rẽ trái, rẽ phải đi sau xe đi thẳng), cứ thế tuần tự mà đi, khiến giao thông rất trôi chảy, nhịp nhàng và kg có cảnh cùng lao lên và đứng nhìn nhau giữa ngã tư như ở Việt Nam. Gặp biển này ở ngã tư rất thích, vì phần lớn e đi đều gặp các xe còn vẫy nhau mời đi trước, rất ít thấy xe nào tranh lượt đi của xe khác, tự nhiên e thấy cái thói quen giành giật, chen nhau lối đi của bản thân e và rất nhiều người khi tham gia giao thông ở Việt Nam nó hèn hèn thế nào :). Tất nhiên, đôi lúc cũng có xe gặp biển STOP chỉ phanh chiếu lệ rồi vọt đi luôn, nhưng rất ít. Thấy người bên đó bảo nếu vi phạm kg dừng ở biển STOP sẽ bị phạt ngay, cho dù đôi lúc e chả thấy chú Police nào ở quanh đấy cả. Nhưng bên Mỹ, ai cũng đều tuân thủ biển STOP này một cách rất nghiêm túc khiến cho giao thông rất an toàn.

- Thực ra, e để ý dù có biển STOP hay không, nhưng mỗi khi xe nào đi từ
đường nhánh ra đường chính hoặc rẽ trái ở làn rẽ trái giữa đường (khi kg có đèn giao thông), họ rất ý thức kiên nhẫn chờ cho khi nào không còn xe trên đường chính or ít nhất xe gần nhất cách họ tầm 80-100m họ mới nhập làn or rẽ trái. E cũng ít thấy các xe quay đầu lung tung giữa phố mà hai chiều chỉ có vạch chia làn như ở Việt Nam (có lẽ nguy hiểm vì tốc độ xe trên phố cao, nhưng đường vắng cũng ít ai quay đầu), mà họ chỉ quay đầu chỉ khi có làn rẽ trái or quay đầu ở giữa phố.

- Thực sự trước lúc sang em cũng chưa tìm hiểu kỹ về tốc độ đi lại trên đường. Hôm đầu tiên ở WDC thì được người quen chở đi thấy cũng hơi ngợp vì tốc độ trên đường dù là trong phố rất nhanh, trung bình toàn 50 miles/h (khoảng 80 km/h). Còn khi ra freeway thì tùy vào từng đường, tốc độ tối đa cho phép là 55, 65 hay 75 miles/h. Cái này có biển báo tốc độ trên đường rất rõ, hoặc trên bản đồ GPS hay Google Map đều hiển thị tốc độ max limit. Thực tế, các xe lưu thông trên đường đều chạy với tốc độ cao hơn tốc độ max từ 7-10 miles mà không gặp vấn đề gì với Police. Nghe lời mọi người, ra đường freeway nếu max là 70 em cũng chạy 75-78, thế mà vẫn phải chạy sang làn phải để các xe khác vượt qua (e đoán họ phải chạy trên 80). Trên đường freeway từ Las Vegas về Los Angeles, và một số đường freeway khác, có nhiều đoạn vào cua xuống dốc, e thử không phanh, đang chạy tầm 75 miles/h bỏ chân ga cho trôi dốc. Cái cảm giác vào cua xe tiếp tục tăng tốc lên đến 85 miles/h (tầm 140 km/h) rất phiêu và rất sợ. Phiêu vì chưa bao giờ vào cua với tốc độ hơn 100 km/h như thế nhưng vẫn an toàn vì đoạn nào vào cua họ đều làm dốc nghiêng vào trong để tăng thêm lực hướng tâm. Còn sợ vì thấy các xe ở 2 làn bên cạnh khi vào cua cứ như sắp va chạm vào xe mình ngay nếu mình kg kịp bẻ lái vào cua. Hoặc đôi lúc đi với tốc độ hơn 100 km/h mà 2 làn trái và phải ngay cạnh bị ùn các xe chỉ đi với tốc độ rùa bò, cảm giác vượt vun vút ngay sát các xe ở 2 làn bên cạnh đem lại sự lo lắng vì nhỡ đâu giống ở Việt Nam một xe nào đó kg kiên nhẫn được mà chuyển sang làn của mình thì va chạm chết chắc. Nhưng lo lắng đó chẳng cần thiết vì họ kg bao giờ chuyển sang làn của mình vì như vậy sẽ không an toàn cho chính họ và cho xe khác.

- Dân Mỹ họ lái xe rất nhanh, từ trẻ đến già, đàn ông đến đàn bà, gần như lên xe là phóng, nhưng họ đi nhanh mà lại rất an toàn vì tính tuân thủ luật giao thông của họ gần như tuyệt đối. Sáng hay tối, tốc độ trên freeway của họ cũng toàn trên 60-70 miles/h. Sang bên này, hôm đầu e toàn giảm tốc độ khi gặp đèn xanh, người quen hỏi sao lại giảm tốc độ, đèn xanh là phải tăng tốc cho nhanh để giao thông thoát đường và kg ảnh hưởng ngay xe đằng sau mình. E bảo tại e lo nhỡ đâu giống Việt Nam có chú nào vượt đèn đỏ thì đâm nhau mất. Thực tế, bên này nếu xe gặp đèn xanh hay ở đường đi thẳng thì bao giờ cũng được ưu tiên đi mà kg xe nào khác dám vượt đèn đỏ hay tranh đường. Do vậy, e gần như không phải phanh gấp do có xe khác cướp đường, mà chỉ phải phanh gấp khi gặp đèn đỏ từ xa. Ở bên này cũng không thể chiều tối xách xe ra đường ngắm phố như ở Việt Nam, vì mình kg thể đi chậm được, chậm 1 cái là xe sau bấm còi ngay.

- Trên freeway, họ không phân làn cho xe con, xe tải, xe khách như ở Việt Nam, mà em thấy xe nào đi nhanh thì đi làn ngoài bên trái, xe nào đi chậm thì tự giác đi làn trong bên phải. Nhiều hôm thấy các chú containers cứ tầm 75 miles/h (120 km/h) chạy cũng thấy hãi, vượt mãi mới được 1 chú. Một số freeway có 1 làn ngoài cùng bên trái chỉ dành riêng cho xe chở từ 2 người trở lên (họ gọi là là High occupancy vehicle - HOV or Carpool lane) vì bên Mỹ lái xe ra đường thường hay đi một mình. Khi nào đường đông, việc được đi vào làn Carpool rất có lợi vì làn này thường vắng hơn các lane còn lại. Làn này có biển báo rõ ràng, nên xe nào đáp ứng đủ điều kiện đều có thể vào làn này đi (các bác xem clip xe em đi ở làn carpool thì thấy rõ hơn). Tuy ưu tiên xe nhiều người, nhưng làn Carpool còn dành cho cả xe phân khối lớn, cũng hay gặp trên freeway.

Bài cuối e sẽ viết về việc sử dụng bản đồ GPS, Gmap đi lại ở Mỹ và Police trên đường.

38880F9B-7663-49C0-9562-9BB715986CB6.jpeg
254C4FE2-536D-49AC-AEDA-ED6410B96583.jpeg
FEBD4A88-8C39-47A2-BA0A-A4A66B755866.jpeg
CD8F65AA-B737-4881-80BD-9E9CB9E4D7E5.jpeg
7AB516E0-0DE9-4988-84C2-366FC48DA334.jpeg
77F8E5E4-2344-44AE-BDBA-7AD8845EDF34.jpeg
 

dth_BB

Đi bộ
Biển số
OF-43014
Ngày cấp bằng
11/8/09
Số km
3
Động cơ
465,663 Mã lực
#Ustrip (tiếp theo và hết)
- Đỗ xe bên Mỹ:
Việc đỗ xe ở trong khuôn viên khách sạn là phải có rồi nếu mình thuê xe. Khi book khách sạn, em phải chọn bọn nào cho free parking và không phải reserve, thực tế có rất nhiều khách sạn, đặc biệt các motel hay inn trên đường đều cho free đỗ xe. Còn khách sạn 4-5*, có khi phải mất tiền.
Đỗ xe tại siêu thị lớn thì toàn free, đỗ qua đêm thoải mái vì có nơi mở cửa 24/24, còn đỗ ở các điểm vui chơi thì thường phải mất tiền, có khi rất nhiều tiền . Ví dụ, đi thăm tàu sân bay Midway USS ở San Diego (không khác gì chú tầu sân bay vừa thăm Đà Nẵng), có ngay khu đỗ xe cạnh tàu sân bay, giá là 10$ cho 1 lần đỗ không tính giờ, những chắc đến khi nào đóng cửa thì thôi. Trong khi vào Universal Studio hay Disneyland ở Los Angeles thì 25$ cho 1 ngày đỗ trong thời gian mở cửa công viên.
Đỗ xe trên phố cũng tùy, ví dụ loanh quanh đại lộ Holywood ở Los Angeles thì có nhiều bãi đỗ xe công cộng, 10$ 1 lần khoảng 3-4 tiếng. Nếu không, tìm chỗ đỗ trên đường có meter, 2$ 1 giờ. Meter cũng có nhiều loại, phần lớn là thanh toán bằng thẻ, không chấp nhận tiền mặt. Mỗi chỗ đỗ là 1 cái meter (chắc nó có camera chiếu vào xe mình khi đỗ ở đó), nhét thẻ chọn số giờ đỗ xong thì có ngay cái đồng hồ đếm ngược báo giờ còn lại của mình. Túm lại, đỗ theo meter này cũng đơn giản, nên nhiều khi tìm chỗ đỗ trống cũng khó phết.
Ở đâu cũng thỉnh thoảng có chỗ đỗ free 2 tiếng. Ví dụ ở San Francisco gần khu du lịch Pier 39 thì ngoài phố đỗ có meter, có cả chỗ đỗ free cho 2 tiếng đỗ, nhiều khi đi thêm 1 phố là được đỗ free cũng tiết kiệm 1 ít .
- Mua xăng bên Mỹ:
Việc mua xăng tự động bên Mỹ rất đơn giản và thuận tiện nếu bạn dùng thẻ Debit, còn nếu muốn dùng credit hay tiền mặt thì phần lớn các cây xăng đều yêu cầu bạn gặp người bán ở trong quầy thanh toán khi mua xăng. Có 3 loại xăng là Regular (A87), Midgrade (A89) và Premium (A91-93). Giá xăng bên Mỹ thì tùy vào từng bang (chắc do thuế) và địa điểm, xăng 81 thì rẻ nhất và xăng 90 thì đắt nhất. Vì xe đi thuê chứ không đòi hỏi A95 như xe nhà, nên cứ xăng rẻ nhất mà mua thôi . Giá xăng có thể dao động là 2,4 cho đến 4,5$/1 gallon xăng 87 (= 3,78 lít). Ví dụ, ở Virginia và ở Nevada, em đã từng mua giá 2,4$ và 2,5$/1 gallon xăng 87. Trong khi trên đường từ Las Vegas về Los Angeles, e đã từng phải mua với giá 4$ cho 1 gallon xăng 87. Còn lại tại Los Angeles, Monterey hay San Francisco (những điểm nghỉ đêm của nhà em) thì chỉ loanh quanh 3$ cho 1 gallon xăng 87. Tổng cộng tiền xăng của nhà em là 240$ cho hơn 2.250 miles (khoảng 3.600km).
Cây xăng nào cũng có biển báo giá xăng rất to và dễ nhìn. Có cái hay là có khi hai cây xăng ở giữa 1 ngã tư giá cũng khác nhau, đặc biệt những cây xăng của các hãng xăng dầu nổi tiếng như Chevron hay Shells giá luôn đắt hơn các cây xăng khác như 7/11 và Arco khoảng 0,5 đến 1$ /gallon. Do vậy, mọi người cứ xem kỹ giá bán để chọn nhé, e đoán chất lượng xăng như nhau nên cứ chỗ nào rẻ nhất thì mua thôi . Mua bằng thẻ debit thì cũng rất đơn giản, tất cả đều có hướng dẫn trên màn hình, nhét thẻ debit vào, rút ra rồi nhập mã pin của thẻ, sau đó chọn loại xăng cần mua rồi cắm vào xe bơm đầy bình là xong. Ở Cali còn tính cả phí dùng thẻ khoảng 0,7$ cho 1 lần mua xăng. Đôi lúc, có cây xăng màn hình hướng dẫn còn hỏi có rửa xe không, tất nhiên là No rồi, bên đấy đường thì sạch, đi cả tháng chả thấy bẩn, tội gì mất hơn chục đô cho việc rửa xe nhỉ 
Để tìm cây xăng rẻ và gần mình nhất thì đã có công cụ rất hữu hiệu ở Mỹ, đó chính là Google Map. Google Map ở Việt Nam thì có mỗi tính năng tìm đường (mà còn chả đầy đủ thông tin). Ở bên Mỹ, mọi thông tin dường như được hoặc phải công khai, public, nên Google Map ở Mỹ như hổ thêm cánh. Các bác muốn mua xăng ở đâu, giá thế nào, rating ra sao, chỉ cần nhập “gas station” vào mục nơi đến, thế là Google Map đưa ra 1 danh sách các cây xăng gần nhất cùng với cả giá thấp nhất và cả thời gian mở cửa đến khi nào (các bác xem ảnh ở dưới). Không chỉ xăng đâu, các bác muốn đi Walmat nào, hay muốn mua gì, cứ nhập Walmat hay thứ các bác muốn vào Google Map nó sẽ google luôn chỗ nào bán, khi nào đóng cửa và dẫn đường cho các bác 
- Bản đồ đi đường:
Sang Mỹ lái xe thì chắc chắn phải dùng bản đồ rồi, đến cả người sống ở đấy cũng phải dùng bản đồ để đi. Có hai loại: loại phổ biến nhất là bản đồ GPS giống như Vietmap của mình, không cần sóng điện thoại, cập nhật dữ liệu bản đồ liên tục, có nhiều hãng bán như Garmin hay Tomtom. Loại này ưu điểm là đi bất kỳ đâu trên đất Mỹ đều có sóng GPS để chỉ đường, tuy nhiên đối với khách thuê xe lại phải thuê hay mua. Giá thuê đâu đó khoảng 9-10$/ngày, đi hơn 10 ngày có khi mua được 1 cái GPS mới màn hình 5”. Loại thứ hai chính là dùng phần mềm Google Map trên smartphone của mình, chả mất phí nào, cứ sim 4G nhét vào, có sóng cái là đi đâu cũng được. Nhược điểm là đến chỗ nào không sóng điện thoại thì coi như cục gạch, ví dụ đi đến Grand Canyon hay Death Valley hay vùng sâu cách xa thành phố. Em thì khuyến nghị vẫn nên dùng Google Map, vì cho dù đến chỗ nào mất sóng thì cũng chả sao vì đi ngược đường để về lại thành phố cho đến chỗ có sóng vẫn dễ nhớ. Chỉ khi nào đi đâu tiếp thì mới chịu 
Cả hai loại GPS và Google Map chỉ đường đều rất chính xác và hiệu quả. Google Map còn hơn hẳn loại GPS ở điểm có thể báo đoạn nào đường đông, ùn tắc bằng ký hiệu màu cam, đỏ, tím (xem ảnh ở dưới). Ở Việt Nam thì chả có dữ liệu nào cả nên các bác mà hỏi đường thì chỉ có một màu xanh duy nhất, chả biết chỗ nào đường đông, hay tắc. Bên này, chắc vì xe nào cũng dùng GPS nên dữ liệu về tốc độ các xe giúp cho Google Map có thể biết đường đó đông hay tắc.
Cả hai bản đồ khi dẫn đường đều báo bằng giọng nói rất cụ thể, ví dụ mình phải đi làn đường nào, ra exit nào, nhập vào cao tốc nào. Ví dụ:
o Đang đi mà có nhiều làn chia thành các hướng khác nhau thì bản đồ sẽ nói cho mình biết “keep 1 or 2 right lanes or left lanes or middle lane”, nếu dùng Google Map tiếng Việt thì chắc họ sẽ báo “giữ xe ở làn phải hay trái hay làn giữa”;
o Nếu phải rẽ ra 1 đường khác, thì họ sẽ báo “turn left or right on ….” nếu rẽ ra 1 phố hay đường cao tốc khác. Hoặc họ báo “turn left or right to take ramp onto….” nếu rẽ ra 1 con dốc để ra 1 phố hay cao tốc khác.
o Nếu ra khỏi đường cao tốc, thì họ sẽ báo “take exit No. …..”. Bên này, exit họ đánh theo số thứ tự, đôi khi một số có cả A, B hay C. Ví dụ Exit 20A, 20B hay 20C. Các exit này nằm ngay gần nhau nhưng dẫn ra đường khác nhau.
o Cũng giống như ở Việt Nam, do có báo hiệu rẽ trái, phải hay ra khỏi cao tốc bằng màu trắng trên bản đồ, do vậy khi nào xe tới đoạn màu trắng là lúc mình rẽ trái, phải, và ra khỏi cao tốc. Nói vậy, vì ban đầu em không để ý đoạn màu trắng, mà tốc độ xe chạy thì cao nên dù khi nhận ra phải rẽ thì nhiều lúc đã muộn không kịp vào làn để rẽ, đành chạy tiếp để rẽ đoạn sau cho đỡ nguy hiểm. Hoặc, có khi chưa đến đoạn rẽ thì lại rẽ sớm quá khi có nhiều đoạn rẽ gần nhau. Sau thì mới để ý là khi nào chấm xanh báo xe của mình sắp tới đoạn trắng là có thể yên tâm rẽ rồi (xem ảnh ở dưới).
o Cái này không liên quan đến bản đồ, tuy nhiên em cũng lưu ý luôn đôi khi đi trên làn phải ngoài cùng của đường cao tốc mà sau 1 lúc lại là làn ra khỏi cao tốc, thì mọi người chỉ cần để ý vạch đứt phân làn bên trái, nếu là làn ra khỏi cao tốc, vạch đứt phân làn sẽ to và rộng hơn so với vạch phân làn bình thường. Khi nào đang đi thấy vạch phân làn to ra là làn đó chỉ dành cho việc ra khỏi cao tốc đấy.
- Cảnh sát giao thông bên Mỹ:
Thực ra đôi khi thấy xe cảnh sát đậu nằm ở giữa hai chiều xuôi ngược của đường cao tốc, thấy bảo họ đỗ ở đó để bắn tốc độ. Còn lại thì em rất ít khi nhìn thấy các chốt cảnh sát trên đường phố hay cao tốc. Khi nào gặp họ thì y như rằng là lúc họ đang dừng xử lý một xe vi phạm nào đó (xem ảnh ở dưới). Trước lúc đi thì đã cố gắng tìm hiểu luật giao thông để tránh vi phạm, thực tế thì cũng chỉ bị xe sau bấm còi 1,2 lần vì đi chậm hay chuyển làn chưa quan sát kỹ, còn lại hầu hết đều tuân thủ luật giao thông bên đấy. Nhưng cuối cùng, trong chuyến đi từ San Diego về Los Angeles trên đường cao tốc số 5, xe em đã bị xe cảnh sát đuổi theo và yêu cầu ra khỏi cao tốc xử lý. Lý do thì đơn giản, làn carpool thì đôi lúc được phân cách bởi vạch đứt, và lúc thì 2 vạch vàng liền. E thì nghĩ đơn giản là xe mình chở 4 người nên việc ra vào làn carpool thoải mái mà quên không để ý 2 vạch vàng liền. Sau 2, 3 lần đi ra rồi lại đi vào làn carpool, thì bỗng thấy đằng sau đèn xanh đỏ nhấp nháy của xe cảnh sát. Ngồi trong xe cửa đóng kín mà nghe rất rõ tiếng loa của xe báo “exit the freeway”. Ban đầu, cũng hoảng, thấy xe cảnh sát ngay sát sau xe mình, theo đúng văn hóa tuân thủ của Việt Nam, em dừng xe lại luôn trên làn carpool, chứ chạy nữa nhỡ đâu họ lại bắn vì bỏ chạy . Vừa dừng xong, loa lại báo “exit the freeway now”, thế là xi nhan phải, chầm chậm chạy ra làn ngoài cùng của đường cao tốc, nhìn qua gương sau phải thấy xe cảnh sát đang sang làn ở phía sau để xe em ra khỏi đường dễ hơn. Ra khỏi đường cao tốc, học theo bài các bác đã dặn trên mạng, 2 vợ chồng ngồi yên trong xe, tay đặt lên vô lăng. Chờ khoảng 1 phút sau (chắc họ check biển số xe và biết xe này cho thuê), thấy 1 bạn cảnh sát lên gõ vào cửa kính bên phụ. Hạ kính xuống chào bạn cảnh sát thì bạn ý thông báo ngay lỗi vượt vạch vàng liền, rồi hỏi giấy tờ xe, em đưa bằng pet cho bạn ý, xem xong bạn ý bảo sang đây hôm nào, và khi nào rời khỏi Mỹ. Thôi, với cảnh sát thì cứ thành thật mà nói, e báo ngày vào, ngày ra theo đúng vé máy bay (cái này chắc liên quan đến việc du lịch ở Cali dưới mấy chục ngày thì có thể dùng bằng lái xe ở Việt Nam, mặc dù em search thì thấy Cali cho khách trên 18 tuổi dùng bằng lái xe ở nước sở tại miễn là bằng còn thời hạn). Sau đó, 2 vợ chồng giải thích là tao tưởng làn carpool được ra vào thoải mái khi xe tao đáp ứng điều kiện, nên bạn cảnh sát báo là lần này nhắc nhở và trả lại bằng lái xe. Bạn cảnh sát còn nhắc nhở thêm, khi thấy xe cảnh sát báo hiệu đèn và còi ở đằng sau thì phải tiếp tục với tốc độ như cũ, rồi tìm cách ra khỏi đường cao tốc ngay khi có thể, chứ vừa rồi lại dừng lại ngay trên làn carpool và khi ra khỏi đường cao tốc lại đi với tốc độ 5 miles/giờ thì rất nguy hiểm và không ai làm như vậy cả trên đường cao tốc, đặc biệt khi xe đang chở trẻ nhỏ. 2 vợ chồng cám ơn bạn cảnh sát và đáng nhẽ phải giải thích thêm là ở Việt Nam là tao phải dừng lại ngay đấy, không thì bị coi là chống người thi hành công vụ, sao biết được bên Mỹ lại ngược lại 😀. Sau lần đấy, trên suốt quãng đường đi chơi còn lại, nhà em may mắn không còn phải bị cảnh sát đuổi theo lần nào nữa.

Sáu tháng sau, nhà em cũng đi một chuyến Châu âu và thuê xe tự lái, em sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm lái xe ở Châu âu trong một topic khác.
 

Kang65

Xe hơi
Biển số
OF-601165
Ngày cấp bằng
28/11/18
Số km
101
Động cơ
125,900 Mã lực
Tuổi
34
bao giờ mới được sang Mỹ 1 lần, American Dream
 

Rô-Ron

Xe điện
Biển số
OF-50460
Ngày cấp bằng
8/11/09
Số km
2,417
Động cơ
477,069 Mã lực
Thông tin của cụ quá hay! Em đánh dấu! Tuy nhiên chắc em ko đủ can đảm lái xe ở Mỹ.
 

nnquynh

Xe tải
Biển số
OF-358285
Ngày cấp bằng
15/3/15
Số km
263
Động cơ
262,998 Mã lực
Theo tôi được biết thì bằng lái xe quốc tế theo công ước Viena có hiệu lực tại 85 nước (Mỹ không tham gia công ước này). Nhưng Mỹ và nhiều nước có quy định cho phép khách du lịch người nước ngoài được sử dụng bằng của nước mình để lái xe tại nước họ trong một thời hạn nhất định kể từ ngày nhập cảnh. Vì vậy bằng lái xe VN PET có tiếng Anh (hoặc bằng lái xe quốc tế của VN cấp có tiếng Anh) có hiệu lực sử dụng lái xe tại các nước đó trong thời hạn cho phép. Tôi khi sang Canada đều dùng bằng PET của ta để thuê xe tự lái. Nhưng tại VN thì bằng lái xe của Mỹ hoặc Canada dù có là bằng quốc tế cũng không được phép sử dụng vì 2 nước này không tham gia công ước Viena.
 

nnquynh

Xe tải
Biển số
OF-358285
Ngày cấp bằng
15/3/15
Số km
263
Động cơ
262,998 Mã lực
Cụ nói rất đúng về việc qua ngã tư mà đèn xanh thì không được giảm tốc độ như ở VN, và dừng ngã tư khi đèn xanh bật là phải vọt ngay, không được xuất phát lò dò như ở VN. Ở những chỗ giao nhau không có đèn tín hiệu xanh đỏ thì khi gặp vạch liền dừng xe thì buộc phải dừng, không được đi từ từ dù thấy an toàn. Luật bên đó tại ngã tư được phép rẽ phải khi đèn đỏ, trừ phi có biển ghi không được rẽ phải khi đèn đỏ, ngược với luật VN là không được rẽ phải khi đèn đỏ và chỉ được rẽ khi có biển ghi rõ được rẽ phải khi đèn đỏ.
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,645
Động cơ
144,374 Mã lực
Nơi ở
somewhere
. Sau đó, 2 vợ chồng giải thích là tao tưởng làn carpool được ra vào thoải mái khi xe tao đáp ứng điều kiện, nên bạn cảnh sát báo là lần này nhắc nhở và trả lại bằng lái xe.
Các bạn cảnh sát Mỹ không biết cách kiếm bánh mì nhỉ?
May cho cụ vì là du khách nên họ thông cảm, chứ như bọn em thì lỗi lái xe vào double yellow line ( 2 vạch vàng liền nhau) thì nhẹ nhất là 500 đồng.
PS: cụ có cái nhìn rất sắc sảo và nhạy bén. Mới ở Mỹ 1 thời gian ngắn ngủi mà biết rất chính xác về giao thông bên Mỹ, cũng không kém gì dân bản địa. Muốn chuyển làn trên freeway bên Mỹ thì phải giữ nguyên tốc độ rồi nhẹ nhàng lách vào khoảng trống giữa 2 xe trên làn mình muốn chuyển. Rất dễ dàng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe_vip

Xe tải
Biển số
OF-833136
Ngày cấp bằng
1/5/23
Số km
336
Động cơ
4,938 Mã lực
Thế cuối cùng cụ thuê xe gì, thuê bao nhiêu ngày và tổng chi phí cho xe là bao nhiêu (riêng tiền thuê là bn, tiền xăng bn)
 

cbnu

Xe buýt
Biển số
OF-1237
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
786
Động cơ
583,731 Mã lực
Góp vui với chủ thớt hình nước Mỹ tớ chụp hồi tháng 4

IMG_4466.JPG
IMG_4486.JPG
IMG_4551.JPG
 

Kang65

Xe hơi
Biển số
OF-601165
Ngày cấp bằng
28/11/18
Số km
101
Động cơ
125,900 Mã lực
Tuổi
34
Em thấy du lịch ở đâu xa có thiên nhiên đẹp cũng nên thuê xe tự lái hết á : ))
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,678
Động cơ
562,081 Mã lực
#Ustrip (tiếp theo và hết)
- Đỗ xe bên Mỹ:
Việc đỗ xe ở trong khuôn viên khách sạn là phải có rồi nếu mình thuê xe. Khi book khách sạn, em phải chọn bọn nào cho free parking và không phải reserve, thực tế có rất nhiều khách sạn, đặc biệt các motel hay inn trên đường đều cho free đỗ xe. Còn khách sạn 4-5*, có khi phải mất tiền.
Đỗ xe tại siêu thị lớn thì toàn free, đỗ qua đêm thoải mái vì có nơi mở cửa 24/24, còn đỗ ở các điểm vui chơi thì thường phải mất tiền, có khi rất nhiều tiền . Ví dụ, đi thăm tàu sân bay Midway USS ở San Diego (không khác gì chú tầu sân bay vừa thăm Đà Nẵng), có ngay khu đỗ xe cạnh tàu sân bay, giá là 10$ cho 1 lần đỗ không tính giờ, những chắc đến khi nào đóng cửa thì thôi. Trong khi vào Universal Studio hay Disneyland ở Los Angeles thì 25$ cho 1 ngày đỗ trong thời gian mở cửa công viên.
Đỗ xe trên phố cũng tùy, ví dụ loanh quanh đại lộ Holywood ở Los Angeles thì có nhiều bãi đỗ xe công cộng, 10$ 1 lần khoảng 3-4 tiếng. Nếu không, tìm chỗ đỗ trên đường có meter, 2$ 1 giờ. Meter cũng có nhiều loại, phần lớn là thanh toán bằng thẻ, không chấp nhận tiền mặt. Mỗi chỗ đỗ là 1 cái meter (chắc nó có camera chiếu vào xe mình khi đỗ ở đó), nhét thẻ chọn số giờ đỗ xong thì có ngay cái đồng hồ đếm ngược báo giờ còn lại của mình. Túm lại, đỗ theo meter này cũng đơn giản, nên nhiều khi tìm chỗ đỗ trống cũng khó phết.
Ở đâu cũng thỉnh thoảng có chỗ đỗ free 2 tiếng. Ví dụ ở San Francisco gần khu du lịch Pier 39 thì ngoài phố đỗ có meter, có cả chỗ đỗ free cho 2 tiếng đỗ, nhiều khi đi thêm 1 phố là được đỗ free cũng tiết kiệm 1 ít .
- Mua xăng bên Mỹ:
Việc mua xăng tự động bên Mỹ rất đơn giản và thuận tiện nếu bạn dùng thẻ Debit, còn nếu muốn dùng credit hay tiền mặt thì phần lớn các cây xăng đều yêu cầu bạn gặp người bán ở trong quầy thanh toán khi mua xăng. Có 3 loại xăng là Regular (A87), Midgrade (A89) và Premium (A91-93). Giá xăng bên Mỹ thì tùy vào từng bang (chắc do thuế) và địa điểm, xăng 81 thì rẻ nhất và xăng 90 thì đắt nhất. Vì xe đi thuê chứ không đòi hỏi A95 như xe nhà, nên cứ xăng rẻ nhất mà mua thôi . Giá xăng có thể dao động là 2,4 cho đến 4,5$/1 gallon xăng 87 (= 3,78 lít). Ví dụ, ở Virginia và ở Nevada, em đã từng mua giá 2,4$ và 2,5$/1 gallon xăng 87. Trong khi trên đường từ Las Vegas về Los Angeles, e đã từng phải mua với giá 4$ cho 1 gallon xăng 87. Còn lại tại Los Angeles, Monterey hay San Francisco (những điểm nghỉ đêm của nhà em) thì chỉ loanh quanh 3$ cho 1 gallon xăng 87. Tổng cộng tiền xăng của nhà em là 240$ cho hơn 2.250 miles (khoảng 3.600km).
Cây xăng nào cũng có biển báo giá xăng rất to và dễ nhìn. Có cái hay là có khi hai cây xăng ở giữa 1 ngã tư giá cũng khác nhau, đặc biệt những cây xăng của các hãng xăng dầu nổi tiếng như Chevron hay Shells giá luôn đắt hơn các cây xăng khác như 7/11 và Arco khoảng 0,5 đến 1$ /gallon. Do vậy, mọi người cứ xem kỹ giá bán để chọn nhé, e đoán chất lượng xăng như nhau nên cứ chỗ nào rẻ nhất thì mua thôi . Mua bằng thẻ debit thì cũng rất đơn giản, tất cả đều có hướng dẫn trên màn hình, nhét thẻ debit vào, rút ra rồi nhập mã pin của thẻ, sau đó chọn loại xăng cần mua rồi cắm vào xe bơm đầy bình là xong. Ở Cali còn tính cả phí dùng thẻ khoảng 0,7$ cho 1 lần mua xăng. Đôi lúc, có cây xăng màn hình hướng dẫn còn hỏi có rửa xe không, tất nhiên là No rồi, bên đấy đường thì sạch, đi cả tháng chả thấy bẩn, tội gì mất hơn chục đô cho việc rửa xe nhỉ 
Để tìm cây xăng rẻ và gần mình nhất thì đã có công cụ rất hữu hiệu ở Mỹ, đó chính là Google Map. Google Map ở Việt Nam thì có mỗi tính năng tìm đường (mà còn chả đầy đủ thông tin). Ở bên Mỹ, mọi thông tin dường như được hoặc phải công khai, public, nên Google Map ở Mỹ như hổ thêm cánh. Các bác muốn mua xăng ở đâu, giá thế nào, rating ra sao, chỉ cần nhập “gas station” vào mục nơi đến, thế là Google Map đưa ra 1 danh sách các cây xăng gần nhất cùng với cả giá thấp nhất và cả thời gian mở cửa đến khi nào (các bác xem ảnh ở dưới). Không chỉ xăng đâu, các bác muốn đi Walmat nào, hay muốn mua gì, cứ nhập Walmat hay thứ các bác muốn vào Google Map nó sẽ google luôn chỗ nào bán, khi nào đóng cửa và dẫn đường cho các bác 
- Bản đồ đi đường:
Sang Mỹ lái xe thì chắc chắn phải dùng bản đồ rồi, đến cả người sống ở đấy cũng phải dùng bản đồ để đi. Có hai loại: loại phổ biến nhất là bản đồ GPS giống như Vietmap của mình, không cần sóng điện thoại, cập nhật dữ liệu bản đồ liên tục, có nhiều hãng bán như Garmin hay Tomtom. Loại này ưu điểm là đi bất kỳ đâu trên đất Mỹ đều có sóng GPS để chỉ đường, tuy nhiên đối với khách thuê xe lại phải thuê hay mua. Giá thuê đâu đó khoảng 9-10$/ngày, đi hơn 10 ngày có khi mua được 1 cái GPS mới màn hình 5”. Loại thứ hai chính là dùng phần mềm Google Map trên smartphone của mình, chả mất phí nào, cứ sim 4G nhét vào, có sóng cái là đi đâu cũng được. Nhược điểm là đến chỗ nào không sóng điện thoại thì coi như cục gạch, ví dụ đi đến Grand Canyon hay Death Valley hay vùng sâu cách xa thành phố. Em thì khuyến nghị vẫn nên dùng Google Map, vì cho dù đến chỗ nào mất sóng thì cũng chả sao vì đi ngược đường để về lại thành phố cho đến chỗ có sóng vẫn dễ nhớ. Chỉ khi nào đi đâu tiếp thì mới chịu 
Cả hai loại GPS và Google Map chỉ đường đều rất chính xác và hiệu quả. Google Map còn hơn hẳn loại GPS ở điểm có thể báo đoạn nào đường đông, ùn tắc bằng ký hiệu màu cam, đỏ, tím (xem ảnh ở dưới). Ở Việt Nam thì chả có dữ liệu nào cả nên các bác mà hỏi đường thì chỉ có một màu xanh duy nhất, chả biết chỗ nào đường đông, hay tắc. Bên này, chắc vì xe nào cũng dùng GPS nên dữ liệu về tốc độ các xe giúp cho Google Map có thể biết đường đó đông hay tắc.
Cả hai bản đồ khi dẫn đường đều báo bằng giọng nói rất cụ thể, ví dụ mình phải đi làn đường nào, ra exit nào, nhập vào cao tốc nào. Ví dụ:
o Đang đi mà có nhiều làn chia thành các hướng khác nhau thì bản đồ sẽ nói cho mình biết “keep 1 or 2 right lanes or left lanes or middle lane”, nếu dùng Google Map tiếng Việt thì chắc họ sẽ báo “giữ xe ở làn phải hay trái hay làn giữa”;
o Nếu phải rẽ ra 1 đường khác, thì họ sẽ báo “turn left or right on ….” nếu rẽ ra 1 phố hay đường cao tốc khác. Hoặc họ báo “turn left or right to take ramp onto….” nếu rẽ ra 1 con dốc để ra 1 phố hay cao tốc khác.
o Nếu ra khỏi đường cao tốc, thì họ sẽ báo “take exit No. …..”. Bên này, exit họ đánh theo số thứ tự, đôi khi một số có cả A, B hay C. Ví dụ Exit 20A, 20B hay 20C. Các exit này nằm ngay gần nhau nhưng dẫn ra đường khác nhau.
o Cũng giống như ở Việt Nam, do có báo hiệu rẽ trái, phải hay ra khỏi cao tốc bằng màu trắng trên bản đồ, do vậy khi nào xe tới đoạn màu trắng là lúc mình rẽ trái, phải, và ra khỏi cao tốc. Nói vậy, vì ban đầu em không để ý đoạn màu trắng, mà tốc độ xe chạy thì cao nên dù khi nhận ra phải rẽ thì nhiều lúc đã muộn không kịp vào làn để rẽ, đành chạy tiếp để rẽ đoạn sau cho đỡ nguy hiểm. Hoặc, có khi chưa đến đoạn rẽ thì lại rẽ sớm quá khi có nhiều đoạn rẽ gần nhau. Sau thì mới để ý là khi nào chấm xanh báo xe của mình sắp tới đoạn trắng là có thể yên tâm rẽ rồi (xem ảnh ở dưới).
o Cái này không liên quan đến bản đồ, tuy nhiên em cũng lưu ý luôn đôi khi đi trên làn phải ngoài cùng của đường cao tốc mà sau 1 lúc lại là làn ra khỏi cao tốc, thì mọi người chỉ cần để ý vạch đứt phân làn bên trái, nếu là làn ra khỏi cao tốc, vạch đứt phân làn sẽ to và rộng hơn so với vạch phân làn bình thường. Khi nào đang đi thấy vạch phân làn to ra là làn đó chỉ dành cho việc ra khỏi cao tốc đấy.
- Cảnh sát giao thông bên Mỹ:
Thực ra đôi khi thấy xe cảnh sát đậu nằm ở giữa hai chiều xuôi ngược của đường cao tốc, thấy bảo họ đỗ ở đó để bắn tốc độ. Còn lại thì em rất ít khi nhìn thấy các chốt cảnh sát trên đường phố hay cao tốc. Khi nào gặp họ thì y như rằng là lúc họ đang dừng xử lý một xe vi phạm nào đó (xem ảnh ở dưới). Trước lúc đi thì đã cố gắng tìm hiểu luật giao thông để tránh vi phạm, thực tế thì cũng chỉ bị xe sau bấm còi 1,2 lần vì đi chậm hay chuyển làn chưa quan sát kỹ, còn lại hầu hết đều tuân thủ luật giao thông bên đấy. Nhưng cuối cùng, trong chuyến đi từ San Diego về Los Angeles trên đường cao tốc số 5, xe em đã bị xe cảnh sát đuổi theo và yêu cầu ra khỏi cao tốc xử lý. Lý do thì đơn giản, làn carpool thì đôi lúc được phân cách bởi vạch đứt, và lúc thì 2 vạch vàng liền. E thì nghĩ đơn giản là xe mình chở 4 người nên việc ra vào làn carpool thoải mái mà quên không để ý 2 vạch vàng liền. Sau 2, 3 lần đi ra rồi lại đi vào làn carpool, thì bỗng thấy đằng sau đèn xanh đỏ nhấp nháy của xe cảnh sát. Ngồi trong xe cửa đóng kín mà nghe rất rõ tiếng loa của xe báo “exit the freeway”. Ban đầu, cũng hoảng, thấy xe cảnh sát ngay sát sau xe mình, theo đúng văn hóa tuân thủ của Việt Nam, em dừng xe lại luôn trên làn carpool, chứ chạy nữa nhỡ đâu họ lại bắn vì bỏ chạy . Vừa dừng xong, loa lại báo “exit the freeway now”, thế là xi nhan phải, chầm chậm chạy ra làn ngoài cùng của đường cao tốc, nhìn qua gương sau phải thấy xe cảnh sát đang sang làn ở phía sau để xe em ra khỏi đường dễ hơn. Ra khỏi đường cao tốc, học theo bài các bác đã dặn trên mạng, 2 vợ chồng ngồi yên trong xe, tay đặt lên vô lăng. Chờ khoảng 1 phút sau (chắc họ check biển số xe và biết xe này cho thuê), thấy 1 bạn cảnh sát lên gõ vào cửa kính bên phụ. Hạ kính xuống chào bạn cảnh sát thì bạn ý thông báo ngay lỗi vượt vạch vàng liền, rồi hỏi giấy tờ xe, em đưa bằng pet cho bạn ý, xem xong bạn ý bảo sang đây hôm nào, và khi nào rời khỏi Mỹ. Thôi, với cảnh sát thì cứ thành thật mà nói, e báo ngày vào, ngày ra theo đúng vé máy bay (cái này chắc liên quan đến việc du lịch ở Cali dưới mấy chục ngày thì có thể dùng bằng lái xe ở Việt Nam, mặc dù em search thì thấy Cali cho khách trên 18 tuổi dùng bằng lái xe ở nước sở tại miễn là bằng còn thời hạn). Sau đó, 2 vợ chồng giải thích là tao tưởng làn carpool được ra vào thoải mái khi xe tao đáp ứng điều kiện, nên bạn cảnh sát báo là lần này nhắc nhở và trả lại bằng lái xe. Bạn cảnh sát còn nhắc nhở thêm, khi thấy xe cảnh sát báo hiệu đèn và còi ở đằng sau thì phải tiếp tục với tốc độ như cũ, rồi tìm cách ra khỏi đường cao tốc ngay khi có thể, chứ vừa rồi lại dừng lại ngay trên làn carpool và khi ra khỏi đường cao tốc lại đi với tốc độ 5 miles/giờ thì rất nguy hiểm và không ai làm như vậy cả trên đường cao tốc, đặc biệt khi xe đang chở trẻ nhỏ. 2 vợ chồng cám ơn bạn cảnh sát và đáng nhẽ phải giải thích thêm là ở Việt Nam là tao phải dừng lại ngay đấy, không thì bị coi là chống người thi hành công vụ, sao biết được bên Mỹ lại ngược lại 😀. Sau lần đấy, trên suốt quãng đường đi chơi còn lại, nhà em may mắn không còn phải bị cảnh sát đuổi theo lần nào nữa.

Sáu tháng sau, nhà em cũng đi một chuyến Châu âu và thuê xe tự lái, em sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm lái xe ở Châu âu trong một topic khác.
Cụ bản lĩnh đấy, khi Từ Việt Nam sang mà đã dám lái xe ở Mỹ đó, em từng sống ở Úc hai năm, sắp tới cũng sang Mỹ định thuê xe tự lái mà cũng còn đang hơi lo đây. Cụ cho em hỏi em thấy thuê xe ở Mỹ khá đắt, bảo hiểm lại càng đắt, em định thuê xe mà không mua bảo hiểm không biết có an toàn không nhỉ. Cụ inbox cho em số điện thoại được không, để có gì em hỏi kinh nghiệm của cụ
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,678
Động cơ
562,081 Mã lực
Chuyến đi này gia đình em cũng đi được vài năm, nay lấy lại một số thông tin đã chia sẻ đâu đó để viết ra đây nhằm giúp cụ nào muốn đi chơi Mỹ tự túc, không cần mua tour, được trải nghiệm việc thuê và lái xe tại Mỹ. Mọi thông tin có thể chi tiết quá, nhưng càng chi tiết có khi càng tốt cho những ai giống em luôn muốn chuẩn bị chu đáo cho mọi chuyến đi. Mọi giá cả có thể không cập nhật vì cũng vài năm rồi, giờ xăng có thể tăng, tiền thuê xe cũng có khi giảm.


1. Thuê xe:

⁃ Dân Mỹ 1 bước ra đường là phải có ô tô vì thành phố Mỹ rất rộng, các địa điểm mua sắm, du lịch thường ở xa nhau. Nếu không có phương tiện cá nhân, phương tiện công cộng thì thuê xe tự lái xe là điều bắt buộc. Do vậy, để phục vụ chính dân Mỹ và sau này là dân du lịch khắp thế giới, các sân bay hay nhà ga chính đều có Rental Car Center nơi tập trung các hãng cho thuê xe ngay cạnh. Có thể Rental Car Center nằm ngay trong Arrival Terminal hay nằm ở bên ngoài gần đó (khi đó thông thường sẽ có xe shuttle bus (ví dụ ở sân bay Las Vegas) /tàu điện (blue train ở sân bay San Francisco) của chính sân bay hay của từng hãng cho thuê xe chở người thuê ra Rental Car Center (ví dụ ở sân bay Dulles WDC), tất nhiên free). Thường nằm ngay cạnh Rental Car Center là bãi để xe thuê. Sân bay nào cũng có biển chỉ dẫn ra khu Rental Car rất rõ ràng, khách sau khi ra khỏi máy bay, chỉ cần đi lấy hành lý và ra khu vực Rental Car. Nhà mình hôm đến Las Vegas, vì quá nhiều hành lý vác theo, nên để 3 mẹ con và hành lý ở khu Passengers Pick-up, còn mình theo shuttle bus của sân bay ra khu Rental Car Center. Làm thủ tục lấy xe xong, quay lại sân bay đón cả nhà. Ai mang trẻ con nhớ lưu ý, không để trẻ con chơi mà không có người lớn trông, vợ mình kể là đang ngồi chờ xe, cho 2 đứa trẻ con tự chơi ở vỉa hè mà đã có chú cảnh sát ra hỏi có phải con của mày không, mày phải ở gần khi nó chơi ở đây :)

⁃ Việc thuê xe có thể book trước trên mạng hoặc đến tận nơi thuê. Giá thuê thì cũng tuỳ vào ngày trong tuần hay cuối tuần, ngày nghỉ lễ, số ngày thuê và loại xe (sedan, suv, minivan, van or luxury car). Tuy nhiên, có vẻ là đặt trước sẽ có giá tốt hơn, còn nếu sát ngày mà đặt xe, đặc biệt suv or minivan thì giá thường rất cao. Đợt vừa rồi, trước 2 tháng, mình thử đặt xe trên mạng trước 6 tuần, 4 tuần, 2 tuần, 1 tuần để xem có giá nào tốt nhất, giá nhảy lung tung mỗi tuần, và cuối cùng booking trước 2 tuần là rẻ nhất. Giá thuê còn cao khi thuê xe 1 chiều, nghĩa là lấy xe ở 1 sân bay và trả ở 1 sân bay khác, khác với xe thuê khứ hồi (thuê đâu trả đấy). Đợt vừa rồi, vì tiết kiệm thời gian đi chơi, nên mình book xe ở Las Vegas (bay từ bờ Đông sang) rồi trả xe ở San Francisco (vào ngày về VN).

⁃ Đặt xe trên mạng có thể trên chính website của hãng cho thuê xe (Enterprise, National, Thrifty, Hertz, Alamo.v.v) hay trên website của bên môi giới như rentalcar.com, carrental.com, hotwire.com, kayak.com, or expedia.com). Giá thường giống nhau, nhưng website của bên môi giới cho mình nhiều lựa chọn về giá và loại xe hơn. Chọn xong rồi, thì lại vào chính hãng để check và đặt trực tiếp nếu khg tin tưởng website bên môi giới. Thực tế trong chuyến đi Mỹ mình đặt qua rentalcar.com và hotwire.com và thấy đều ok hết, chưa hãng cho thuê nào từ chối booking qua website môi giới. Đặt xe trên mạng, mình chọn những hãng cho phép booking mà khg cần khai báo thẻ credit, để sau này khoảng 2-3 ngày check lại giá 1 lần để mình lại huỷ và book giá thấp hơn nếu có. Như lần trước, ở bờ Đông, mình đặt của Enterprise, Thrifty, có khi chả hủy họ cũng kg quan tâm mình có đến thuê hay không. Ở bờ Tây khi đến Las Vegas, mình thuê của AVR, một hãng nhỏ, có xe minivan giá rẻ hơn mấy hãng kia, nhỏ đến nỗi trước khi mình thuê 3 ngày còn phải gọi điện hỏi xác nhận có thuê không để bọn tao còn đánh xe từ LA lên LV cho mày thuê :). Hãng này kg ở trong Rental Car Center mà thuê ở ngoài gần đấy (chắc tiết kiệm chi phí), nhưng cũng có shuttle bus để qua lại sân bay.

- Giá báo trên mạng sẽ chỉ gồm giá thuê cơ bản + tax (tính trên giá thuê + bảo hiểm/phí, nên sẽ thay đổi đáng kể khi có thêm bảo hiểm). Giá này chưa bao gồm:
(1) phí miễn trừ trách nhiệm bồi thường hư hỏng, mất cắp xe,
(2) bảo hiểm TNDS cho người thứ 3,
(3) bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe,
(4) phí cẩu xe nếu hư hỏng, mất chìa dọc đường,
(5) phí cho người lái xe thứ 2 trở lên, và
có thể có phí khác (nhưng kg nhất thiết phải mua)

Thông thường các bảo hiểm và phí trên luôn bằng hoặc cao hơn tiền thuê xe cơ bản. Khi đến kiosq hãng thuê xe, báo họ số booking, tên của mình, họ sẽ cho mình biết số tiền bảo hiểm/phí các loại, tổng số tiền thuê để mình quyết định chọn hay không. Sau khi chọn xong bảo hiểm/phí, tiền tax sẽ tăng lên -> tổng tiền thuê tăng lên tương đối. Đợt nhà mình thuê xe, tiền thuê là 400$ thì tiền bảo hiểm/phí là 600$, tax là 300$. Hãng cho thuê xe không ép mình phải mua hết các loại phí/bảo hiểm trên, nhưng vì lần đầu (sao dám chắc mình kg va chạm với ai hoặc kg ai va chạm với mình) và cũng để bảo đảm tâm lý lái xe cho thoải mái, nên nhà mình mua mục 1, 2 và 4. Mục 3 không mua vì cả nhà có bảo hiểm ở VN rồi, mục 5 cũng không mua vì có mỗi một lái, vợ thì chắc chả lái được khi giao thông ở bên này chạy nhanh như điện. Mà giả sử có xảy ra va chạm nếu khg có bảo hiểm đứng ra giải quyết thì khg gì bảo đảm mình có thể tiếp tục hoàn thành kế hoạch du lịch của mình trọn vẹn.

⁃ Để ký hợp đồng thuê, hãng sẽ yêu cầu mình cung cấp bằng lái xe (bằng pet của mình ok vì có tiếng Anh, không thấy yêu cầu bằng quốc tế do Việt Nam cấp), thẻ credit (Visa, Master or Amex do ngân hàng VN or NN phát hành đều ok hết) để quẹt luôn cho toàn bộ số tiền thuê cộng thêm 15-20% deposit. Sau đó họ báo xe mình ở khu vực nào, giao chìa khóa để mình tự ra tìm xe. Nếu mình không mua mục (1), thì anh em bên Mỹ khuyên yêu cầu 1 người của nó đi theo mình ra xe để chụp ảnh xung quanh xe đảm bảo khi trả xe nó không bắt đền mình hư hỏng sẵn có khi giao xe. Còn nếu mua mục (1) rồi thì có yêu cầu nó cũng chả đi theo mình đâu. Xe ở bãi bao giờ cũng được đổ đầy xăng, và mình cũng được yêu cầu trả xe phải đầy xăng. Khi đó có thể chọn mình tự đổ (theo giá xăng bình thường) hoặc nhờ họ đổ (họ sẽ tính thêm phí và khi đó giá xăng sẽ gấp 1,5-2 lần giá xăng mình tự đổ). Nhà mình chọn xe mình tự đổ full khi trả, vì giá xăng tự đổi bên kia 3$/gallon (khoảng 3 lít), còn nếu họ đổ thì gần 6$/gallon, quá đắt nhỉ :). Các bác cũng nên check bình xăng khi nhận xe, vì hôm mình thuê xe ở Virginia bờ Đông, xe mới chỉ nửa bình. Quay lại yêu cầu thì họ xin lỗi và mang xe đi đổ full cho mình luôn. Khi mình chọn tự đổ full khi trả xe, họ chỉ kiểm tra xem kim xăng có ở ít nhất đúng vạch đầy ngoài cùng hay không. Mà xe khi đổ full, kim xăng bao giờ cũng vượt qua vạch đầy ngoài cùng một chút, khi đó đi được tầm 40-50km nữa thì kim xăng mới về đúng vạch đầy ngoài cùng. Do vậy, các bác cứ tính làm sao khi trả xe không cần phải đến gần sân bay mới đổ full, mà chỉ cần cách đó 40-50km đổ đầy, rồi lái đến trả xe cũng không phải trả thêm tiền xăng thiếu nào. Thực tế của nhà mình khi thuê xe ở Roanoke Airport để chạy về Washington DC, khi còn cách WDC khoảng 10 miles nhà mình đổ đầy xăng (cho đến khi bơm xăng tự động dừng). Sau đó còn đi chợ ở DC loanh quanh tầm 10 miles nữa, rồi mới quay về sân bay nội địa Reagan trả xe mà hãng không kêu ca gì. Còn khi trả xe ở sân bay San Francisco cũng vậy, sau khi qua San Jose thăm Stanford, Apple nhà mình mới đổ đầy xăng, khi quay về sân bay San Francisco (cách khoảng tầm 30 miles) trả xe cũng không ai kêu ca gì về xăng thừa thiếu.

⁃ Loại xe thuê: Khi book trên mạng, bao giờ cũng thấy tên xe như Rav4 (mid size Suv), Santa Fe (standard SUV), Explorer or Suburban (Full SUV) hay Camry, Corolla (sedan). Nhưng họ cũng ghi thêm là "or similar". Thực tế, họ cũng có các xe đấy, nhưng ít và may mắn thì mình được đúng xe. Còn không thì 80% là được xe tương đương, ví dụ thay cho Rav4 là Zeep, thay cho Explorer/Suburban là một ông Nissan lạ hoặc :). Cái này hoàn toàn may rủi. Đợt mình book ở AVR xe ghi rõ là Kia Sedona (lái quen, lại to chở được nhiều vali khi lang bạt khắp bờ Tây). Đến khi họ gọi điện xác nhận, hỏi luôn tao thích thuê xe Kia Sedona, thì họ bảo sẽ cố gắng, nếu kg mày vẫn có 1 xe tương đương, số tự động, có cruise control, etc. gì đó. Và thực tế xe mình thuê là chiếc xe Dodge Grand Caravan, cũng may còn khá mới (70k miles), đời 2016, và khá hay gặp trên xa lộ Mỹ.

⁃ Trả xe thuê: Sân bay nào cũng có biển báo khu Rental Car Return khi vào Departure Terminal. Cứ đi theo biển hướng dẫn rồi vào dừng xe ở khu vực hãng mình thuê. Sẽ có ngay 1 chú ra check xe, rồi cắm máy kiểm tra thông số. Nếu mua mục (1) trên thì chỉ cần walk away luôn (tiền deposit họ sẽ tự động hoàn lại cho thẻ của mình). Rồi lại có shuttle bus or tàu điện chở các bác ra sân bay.

FB5C5563-8F06-4779-85EC-AEEB9F24312B.jpeg
376F54EC-7D49-492A-8E23-AB996BE0F8D5.jpeg
DD0F80EC-3D90-4D02-A92B-145F27AEEB9A.jpeg
6956D849-F13D-47F4-9827-986584B549D7.jpeg

Bài tiếp theo là Xăng xe, và bản đồ, đi lại trên đường.
Bác ơi, e sắp sang Mỹ muốn du lịch tự lái và tìm hiểu 1 số kinh nghiệm. Bác cho e xin contact để e liên hệ được không ạ. E cảm ơn
 

freelander

Xe đạp
Biển số
OF-24159
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
35
Động cơ
492,310 Mã lực
Bài hay quá, cảm ơn bác chủ thớt. tháng 6 này nhà em cũng đi qua Cali 1 chuyến, cũng tính thuê xe lên las vegas, rồi từ las vegas chạy về San Francisco rồi vòng ngược lại LA.
 
Biển số
OF-544
Ngày cấp bằng
29/6/06
Số km
4,831
Động cơ
1,130,367 Mã lực
Nơi ở
APAC
Cụ bản lĩnh đấy, khi Từ Việt Nam sang mà đã dám lái xe ở Mỹ đó, em từng sống ở Úc hai năm, sắp tới cũng sang Mỹ định thuê xe tự lái mà cũng còn đang hơi lo đây. Cụ cho em hỏi em thấy thuê xe ở Mỹ khá đắt, bảo hiểm lại càng đắt, em định thuê xe mà không mua bảo hiểm không biết có an toàn không nhỉ. Cụ inbox cho em số điện thoại được không, để có gì em hỏi kinh nghiệm của cụ
Lớ ngớ mất một lúc thôi cụ :)

Đợt trước em đi lúc đầu còn chưa mua sim nên không có Google maps, cứ phi ra đường, thấy có cửa hàng AT&T hay gì đó mới vào mua sim.

Em cũng nhớ đời phát qua ngã tư, mình đang đi thẳng, thấy có thằng vuông góc với mình phi như điên, phản xạ đạp phanh, may không ông nào bám sát.

Cụ nào chuẩn bị đi thì lên web của DMV Cali lấy quyển sổ tay lái xe (Tiếng Việt) mà đọc, nhiều thứ hay phết đấy.
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,678
Động cơ
562,081 Mã lực
Lớ ngớ mất một lúc thôi cụ :)

Đợt trước em đi lúc đầu còn chưa mua sim nên không có Google maps, cứ phi ra đường, thấy có cửa hàng AT&T hay gì đó mới vào mua sim.

Em cũng nhớ đời phát qua ngã tư, mình đang đi thẳng, thấy có thằng vuông góc với mình phi như điên, phản xạ đạp phanh, may không ông nào bám sát.

Cụ nào chuẩn bị đi thì lên web của DMV Cali lấy quyển sổ tay lái xe (Tiếng Việt) mà đọc, nhiều thứ hay phết đấy.
e cảm ơn cụ
 

haTranauto

Xe tăng
Biển số
OF-779686
Ngày cấp bằng
8/6/21
Số km
1,159
Động cơ
2,781,751 Mã lực
Nếu không có người nhà bên đấy, thuê tự lái là hợp lý.
 

NT3207

Đi bộ
Biển số
OF-866084
Ngày cấp bằng
17/8/24
Số km
1
Động cơ
0 Mã lực
Tuổi
24
Cụ chủ cho em hỏi về vấn đề toll fee thì trả phí thế nào?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top