[Funland] Du học vs học trong nước - so sánh hiệu quả khi thực chiến chất lượng

burjkhalifa

Xe hơi
Biển số
OF-811005
Ngày cấp bằng
17/4/22
Số km
182
Động cơ
8,414 Mã lực
Nơi ở
Abu Dhabi
Chuyện học ở đâu không quan trọng, quan trọng là tố chất & khả năng của mỗi cá nhân. Và học hành thu nạp kiến thức là hành trình cả đời.

Tụi trẻ học xong ĐH rồi một vài năm (dưới 5 năm) kinh nghiệm thì sàn sàn như nhau cả. Tuyển tụi nó là đánh giá tố chất, tính cách, nhân cách, khả năng thích ứng, tiềm năng... chứ không ai tuyển hay đánh giá chúng nó vì 'chuyên môn giỏi' hay 'có kinh nghiệm'...

Còn đứa nào chịu khó, thích ứng tốt, chăm chỉ, tính cách & nhân cách tốt... sẽ bật lên thôi. Cho dù là học ở đâu trước đó. Vào làm việc mới thật sự là học.

Ở nước ngoài thì việc học & phấn đấu, cố gắng, ý chí & nhân cách hình thành được ở những năm đầu đời sẽ là thuận lợi. Kiểu như được học ở trường ĐH lớn là một trong những năng lực kiểu như 'thư đảm bảo' (vì mới ra trường như tờ giấy trắng cả)... nên khởi đầu dễ dang hơn (xin việc dễ, etc...). Nhưng thành công hay không thì việc học & phấn đấu, nổ lực trong những năm tiếp theo mới quyết định.

Ở VN thì nhu cầu tuyển dụng & yêu cầu công việc nó rất đặc thù. Công việc đòi hỏi chuyên môn cũng rất 'địa phương', ý là rất Việt Nam, đôi khi nó lệch chuẩn chung và cần phải mềm mại, linh hoạt... để phù hợp với văn hoá & xã hội Việt Nam. Nên không thể dùng môi trường, văn hoá & xã hội VN để đánh giá tụi nhỏ :) thế giới đang hội nhập rồi nên phải nhìn thoáng lên đi. Trong khi dân TQ, Ấn & các nước đang tìm mọi cách để 'đánh phá' thế giới, chúng ta vẫn loanh quanh đi so bì nhau ở trong một cái thị trường quá hẹp & chưa hoàn chỉnh & chưa trưởng thành.

Mỗi cá nhân chúng ta thì mỗi người một thế mạnh riêng. Ai giỏi hay có năng khiếu việc gì thì làm việc đó. Kiến thức, trình độ & kinh nghiệm ở đâu cũng quý và cái cần thiết là người quản lý biết sử dụng & áp dụng hiệu quả là ngon thôi. Còn sử dụng trái đi thì đương nhiên là lãng phí nhân lực, tài nguyên & cả thời gian, tiền bạc của tổ chức.
 
Chỉnh sửa cuối:

An18

Xe máy
Biển số
OF-822152
Ngày cấp bằng
7/11/22
Số km
74
Động cơ
372 Mã lực
Tuổi
24
Bằng cấp không phải tất cả cụ ah. Hơn nữa, du học nhưng học ở đâu? Lại học trường loàng xoàng ở bển thì thôi học VN mà chịu khó cày cuốc chứng chỉ quốc tế rồi làm thêm có khi còn ngon hơn. Thêm nữa, 1 số ngành học ở bển về khó áp dụng tại VN.

Bây giờ nhiều bố mẹ sống chết đầu tư cho F1 đi du học, cũng khá tốn kém cho dù có học bổng. Nhưng thực tế trong công việc ở những nơi em từng làm, dường như các bạn học trong nước đang có sức bật và trâu bò hơn. Du học sinh về có lợi thế về tiếng Anh, sự tự tin và khả năng networking nhưng chuyên môn nhiều khi em thấy không bằng. Thường một thời gian là bật bãi. Không biết chỗ các cụ thế nào. Mời các cụ chia sẻ và bàn luận
 

lang thang48

Xe buýt
Biển số
OF-776795
Ngày cấp bằng
10/5/21
Số km
754
Động cơ
44,455 Mã lực
Tuổi
33
Bây giờ nhiều bố mẹ sống chết đầu tư cho F1 đi du học, cũng khá tốn kém cho dù có học bổng. Nhưng thực tế trong công việc ở những nơi em từng làm, dường như các bạn học trong nước đang có sức bật và trâu bò hơn. Du học sinh về có lợi thế về tiếng Anh, sự tự tin và khả năng networking nhưng chuyên môn nhiều khi em thấy không bằng. Thường một thời gian là bật bãi. Không biết chỗ các cụ thế nào. Mời các cụ chia sẻ và bàn luận
Các bạn trong nước làm trong nc là hợp lý.
Các bạn nc ngoài về không thích ứng môi trường làm việc ở mình.
Cách làm việc nó khác ở bển. Rồi đối ngoại thì nhậu nhẹt chém gió kém.
Không biết ứng sử với chú 7 dì 3 ở các phòng ban công quyền.
 

PlaStork

Xe buýt
Biển số
OF-818592
Ngày cấp bằng
5/9/22
Số km
551
Động cơ
18,942 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Khoảng hơn 20 năm trước, Hàn Quốc bùng nổ du học sinh nước ngoài. Nhiều gia đình thu nhập ở mức trung bình nhưng vẫn cố gắng dành dụm thu nhập cả đời của bố mẹ, thậm chí bán cả nhà thành phố để về quê ở hoặc đi ở trọ lấy tiền đầu tư cho con du học.

Tuy nhiên khi những lứa du học sinh này về nước, mọi chuyện không như kỳ vọng của bố mẹ. Đại đa số không có gì nổi trội so với các bạn cùng trang lứa học trong nước, vẫn đi làm thuê cho các công ty với mức lương mà chắc chắn phải đi làm cả đời mới lấy lại được số tiền bố mẹ đã đầu tư. Các du học sinh có lợi thế một chút về ngoại ngữ nhưng lại thiệt thòi về khả năng hoà nhập môi trường nội địa. Sau khoảng 10 năm, phong trào du học suy yếu dần trong tư duy các gia đình.

Số lượng sinh viên Hàn đi du học ngày càng giảm dần. Giờ đây nhóm đi du học chủ yếu rơi vào các trường hợp có học bổng tốt hoặc gia đình có tiềm lực mạnh. Đầu ra của 2 nhóm này tương đối bảo đảm, bất kể ở lại hoặc quay về đều có tương lai sáng sủa chờ đón sẵn. Ngược lại, những gia đình thu nhập trung bình và học lực không xuất sắc dần từ bỏ ước mơ du học.

1668088690224.png

(Du học sinh Hàn Quốc tại Mỹ giảm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối)

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra tại Trung Quốc, các gia đình trung lưu mất dần niềm tin vào con đường du học. Trước đại dịch, số lượng du học sinh từ TQ đến Mỹ đã có dấu hiệu chững lại:

1668089048827.png



Việt Nam hiện nay giống Hàn Quốc cách đây 20 năm hay Trung Quốc cách đây 15 năm, bắt đầu bùng nổ trào lưu đi du học tự túc. Mặc dù đứng thứ 15 thế giới về dân số, đứng thứ 129 về thu nhập đầu người (2021) nhưng lượng du học sinh Việt Nam đứng thứ 2 ở Nhật Bản và Hàn Quốc, thứ 6 ở Mỹ và Canada, thứ 4 ở Australia.

Vài năm gần đây, những lứa du học sinh tự túc bắt đầu ồ ạt quay về, là cơ hội để các gia đình kiểm chứng con đường du học. Trong khi các du học sinh đi bằng học bổng (không tính đề án 322 chủ yếu dành cho giảng viên và cán bộ cơ hữu) đa phần tương đối thành công dù họ ở lại hay quay về thì các du học sinh tự túc xuất hiện tình trạng lãng phí tiền của gia đình. Nếu không tìm được việc làm phù hợp, mà đa phần những công việc này ko có khác biệt đáng kể với các bạn trong nước, thì họ dễ dàng sa đà vào lối sống hưởng thụ phương tây, ngại làm việc vất vả hoặc những việc họ cho là không xứng tầm. Những trường hợp thành công của nhóm này đa phần đến từ chính gia đình họ đã dọn sẵn công việc tại công ty gia đình hoặc một vị trí trong hệ thống công quyền.

Tất nhiên dưới góc nhìn du học là để trải nghiệm như một chuyến du lịch tự túc dài ngày thì nhiều gia đình vẫn muốn con mình đi, không chỉ là học kiến thức. Ngoài ra nhiều gia đình coi đây như một cơ hội để con cái họ tìm được người bạn đời phù hợp trong một môi trường "cao cấp" hơn tại Việt Nam. Mỗi gia đình có những lý do riêng, không nhất thiết phải trông chờ con cái đi du học về thì làm được cái gì đó to tát. Tuy nhiên nếu gia đình không thực sự khá giả, con cái không thực sự giỏi thì du học tự túc sẽ là một gánh nặng tài chính lớn, làm mất đi những cơ hội quý giá mà đáng ra lũ trẻ có thể tận dụng phát triển ngay tại quê nhà. Ngược lại, nếu gia đình có điều kiện hoặc bản thân các cháu có năng lực học hành tốt, du học là một lựa chọn không hề tồi.
 

nowhereland

Xe điện
Biển số
OF-156093
Ngày cấp bằng
10/9/12
Số km
4,895
Động cơ
418,995 Mã lực
Du học là nhắm đến những đất nước phát triển hơn VN, thậm chí là hơn rất nhiều. Đương nhiên yêu cầu của nó đầu vào (nhập học) và đầu ra (làm việc) cũng đòi hỏi chất lượng cao hơn nhiều. Nên nếu như không thật giỏi, săn được học bổng bằng chính năng lực của mình thì quên đi, trừ khi nhà rất có điều kiện sẵn nong sẵn né học xong về công ty gia đình mà chiến đấu.

Các gia đình tầm trung đổ xuống và con cái năng lực bình thường cố đi du học các trường làng nhàng thì trên 90% chỉ để lại nỗi thất vọng. Cố ở lại thì dặt dẹo mà về nước thì không trụ lại được. Chỉ số ít may mắn hoặc lấy được vợ/chồng rồi có cơ hội định cư.
 

1234abcd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147762
Ngày cấp bằng
2/7/12
Số km
3,908
Động cơ
356,973 Mã lực
Như quanh nhà em thì đội tự túc du học xong về sẽ làm trong cty gia đình của bố hoặc mẹ.
 

tratida

Xe container
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
9,674
Động cơ
517,847 Mã lực
đi học nước ngoài mà về VN làm là dốt rồi, tuy nhiên nó dốt nó vẫn ngon vì nhà nó đủ tiền du học thì có lợi thế nhiều.

Sent from Other Universe via OTOFUN
 

koala2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-773145
Ngày cấp bằng
3/4/21
Số km
1,490
Động cơ
55,070 Mã lực
Tuổi
43
Cơ mà cửa ở lại hẹp lắm, hầu hết là về thôi ạ
Cụ nói thế nào ý chứ. Cửa ở lại nước ngoài là cực dễ luôn, đặc biệt ngành kỹ thuật. Em sống ở nước ngoài đây (cụ thể là châu Âu) và em chưa thấy ai muốn ở lại mà ko thể ở được phải về. Còn tự muốn về (hoặc cũng có thể bị bố mẹ bắt về) thì cũng có, và thế hệ càng trẻ thì về càng nhiều.
 

koala2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-773145
Ngày cấp bằng
3/4/21
Số km
1,490
Động cơ
55,070 Mã lực
Tuổi
43
Khoảng hơn 20 năm trước, Hàn Quốc bùng nổ du học sinh nước ngoài. Nhiều gia đình thu nhập ở mức trung bình nhưng vẫn cố gắng dành dụm thu nhập cả đời của bố mẹ, thậm chí bán cả nhà thành phố để về quê ở hoặc đi ở trọ lấy tiền đầu tư cho con du học.

Tuy nhiên khi những lứa du học sinh này về nước, mọi chuyện không như kỳ vọng của bố mẹ. Đại đa số không có gì nổi trội so với các bạn cùng trang lứa học trong nước, vẫn đi làm thuê cho các công ty với mức lương mà chắc chắn phải đi làm cả đời mới lấy lại được số tiền bố mẹ đã đầu tư. Các du học sinh có lợi thế một chút về ngoại ngữ nhưng lại thiệt thòi về khả năng hoà nhập môi trường nội địa. Sau khoảng 10 năm, phong trào du học suy yếu dần trong tư duy các gia đình.

Số lượng sinh viên Hàn đi du học ngày càng giảm dần. Giờ đây nhóm đi du học chủ yếu rơi vào các trường hợp có học bổng tốt hoặc gia đình có tiềm lực mạnh. Đầu ra của 2 nhóm này tương đối bảo đảm, bất kể ở lại hoặc quay về đều có tương lai sáng sủa chờ đón sẵn. Ngược lại, những gia đình thu nhập trung bình và học lực không xuất sắc dần từ bỏ ước mơ du học.

View attachment 7494269
(Du học sinh Hàn Quốc tại Mỹ giảm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối)

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra tại Trung Quốc, các gia đình trung lưu mất dần niềm tin vào con đường du học. Trước đại dịch, số lượng du học sinh từ TQ đến Mỹ đã có dấu hiệu chững lại:

View attachment 7494277


Việt Nam hiện nay giống Hàn Quốc cách đây 20 năm hay Trung Quốc cách đây 15 năm, bắt đầu bùng nổ trào lưu đi du học tự túc. Mặc dù đứng thứ 15 thế giới về dân số, đứng thứ 129 về thu nhập đầu người (2021) nhưng lượng du học sinh Việt Nam đứng thứ 2 ở Nhật Bản và Hàn Quốc, thứ 6 ở Mỹ và Canada, thứ 4 ở Australia.

Vài năm gần đây, những lứa du học sinh tự túc bắt đầu ồ ạt quay về, là cơ hội để các gia đình kiểm chứng con đường du học. Trong khi các du học sinh đi bằng học bổng (không tính đề án 322 chủ yếu dành cho giảng viên và cán bộ cơ hữu) đa phần tương đối thành công dù họ ở lại hay quay về thì các du học sinh tự túc xuất hiện tình trạng lãng phí tiền của gia đình. Nếu không tìm được việc làm phù hợp, mà đa phần những công việc này ko có khác biệt đáng kể với các bạn trong nước, thì họ dễ dàng sa đà vào lối sống hưởng thụ phương tây, ngại làm việc vất vả hoặc những việc họ cho là không xứng tầm. Những trường hợp thành công của nhóm này đa phần đến từ chính gia đình họ đã dọn sẵn công việc tại công ty gia đình hoặc một vị trí trong hệ thống công quyền.

Tất nhiên dưới góc nhìn du học là để trải nghiệm như một chuyến du lịch tự túc dài ngày thì nhiều gia đình vẫn muốn con mình đi, không chỉ là học kiến thức. Ngoài ra nhiều gia đình coi đây như một cơ hội để con cái họ tìm được người bạn đời phù hợp trong một môi trường "cao cấp" hơn tại Việt Nam. Mỗi gia đình có những lý do riêng, không nhất thiết phải trông chờ con cái đi du học về thì làm được cái gì đó to tát. Tuy nhiên nếu gia đình không thực sự khá giả, con cái không thực sự giỏi thì du học tự túc sẽ là một gánh nặng tài chính lớn, làm mất đi những cơ hội quý giá mà đáng ra lũ trẻ có thể tận dụng phát triển ngay tại quê nhà. Ngược lại, nếu gia đình có điều kiện hoặc bản thân các cháu có năng lực học hành tốt, du học là một lựa chọn không hề tồi.
Một trong những lý do HQ ít du học đi là vì chất lượng giáo dục của họ cũng được nâng cao đáng kể so với thế giới, nên họ ko thấy có nhu cầu phải ra nước ngoài học. HQ cũng có nhiều trường đại học xếp thứ hạng đáng kể như KAIST, Seoul Uni, etc. Việt Nam 15 năm sau cũng vậy thì tự khắc lượng du học sẽ giảm đi,

Hiện nay em đã thấy giáo dục mầm non và tiểu học ở nhiều trường tư ở Hà Nội không khác gì nước ngoài cả (mỗi tội phải đóng tiền cao hơn).
 

Tuoitan

Xe buýt
Biển số
OF-820370
Ngày cấp bằng
7/10/22
Số km
964
Động cơ
7,669 Mã lực
Tuổi
45
Cụ nói thế nào ý chứ. Cửa ở lại nước ngoài là cực dễ luôn, đặc biệt ngành kỹ thuật. Em sống ở nước ngoài đây (cụ thể là châu Âu) và em chưa thấy ai muốn ở lại mà ko thể ở được phải về. Còn tự muốn về (hoặc cũng có thể bị bố mẹ bắt về) thì cũng có, và thế hệ càng trẻ thì về càng nhiều.
Cụ ở nước nào đấy ạ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top