- Biển số
- OF-67015
- Ngày cấp bằng
- 23/6/10
- Số km
- 878
- Động cơ
- 455,529 Mã lực
Em có comment một chút liên quan tới việc chuẩn bị cho con cái đi học ở nước ngoài.
Ngoài yếu tố quan trọng nhất là thu xếp về tài chính thì yếu tố quan trọng thứ hai (nếu không muốn nói nó cũng ngang chuyện thu xếp tiền nong!) là sự chuẩn bị về tâm lý/ tâm thế cho việc đứa con phải xa gia đình, độc lập "tác chiến" trong mọi việc ở một xã hội xa lạ với quãng thời gian dài.
Nhiều khi, sự chuẩn bị/ rèn luyện về tâm lý du học này nó còn khó hơn là thu xếp tài chính vì:
- Sự thiếu kinh nghiệm của cha mẹ (không phải thành phần đã đi du học, do môi trường công việc ít/không ra nước ngoài...) nên chưa hình dung hết những khó khăn về tinh thần khi con du học;
- Coi nhẹ hoặc bỏ qua những quan tâm về tâm lý học, hoặc ít có kiến thức cơ bản về tâm lý học nên tuy hỗ trợ, nuôi dạy con cái ok nhưng lại bỏ qua/coi nhẹ những vấn đề về tâm lý;
Kinh nghiệm cá nhân của em cho thấy:
- Những gia đình có truyền thống du học (!) thì đâu đó con cái có tâm thế tốt hơn về chuyện ra nước ngoài để học tập ( sinh sống).
- Các con có tính cách hướng nội/ introvert sẽ gặp khó khăn hơn so với những đứa có tính hướng ngoại/extrovert, nhất là giai đoạn du học sớm từ cấp phổ thông thì càng vất!
Có những chuyện "cười ra nước mắt" như các con sang học mà không biết đến khái niệm "đi chợ nấu ăn", không biết mà cũng không biết đường mà hỏi các anh chị năm trên, rồi đủ thứ chuyện xảy ra trong cuộc sống độc lập...cứ thế tích dần cho đến khi bị trầm cảm! Mà đó là khi tài chính bố mẹ đã lo đủ rồi đấy!
Nhà mình báo đài rất hay đưa tin những bạn học sinh xuất sắc xin được những học bổng xịn xò nhưng có rất ít/hầu như ko có những thông tin dạng followup về những học sinh đó sau này học tập thế nào, thành tích ra sao... Nhưng em đã biết có không ít những bạn xuất sắc như thế sau 2,3 năm học bị trầm cảm phải tạm nghỉ hoặc về nước hoặc chuyển trường, nguyên nhân khá đa dạng nhưng đều liên quan tới yếu tố tâm lý!
Chốt lại những ý trên, em thấy sự chuẩn bị về tâm lý là rất quan trọng. Kể cả trường hợp du học "tay bo" kiểu vừa học vừa làm kiếm sống, nếu gia đình xác định, có định hướng và kế hoạch + dự phòng backup, con xác định tư tưởng và được chuẩn bị kỹ các kỹ năng và tâm lý từ khi ở nhà thì vẫn có cơ hội trụ được. Ví dụ điển hình là đội "du học Nhật Đông du", sáng lên lớp, tối đi làm...vất vả nhưng ko ít đứa vẫn trụ được và học tới cao học mới xin việc!
Ngoài yếu tố quan trọng nhất là thu xếp về tài chính thì yếu tố quan trọng thứ hai (nếu không muốn nói nó cũng ngang chuyện thu xếp tiền nong!) là sự chuẩn bị về tâm lý/ tâm thế cho việc đứa con phải xa gia đình, độc lập "tác chiến" trong mọi việc ở một xã hội xa lạ với quãng thời gian dài.
Nhiều khi, sự chuẩn bị/ rèn luyện về tâm lý du học này nó còn khó hơn là thu xếp tài chính vì:
- Sự thiếu kinh nghiệm của cha mẹ (không phải thành phần đã đi du học, do môi trường công việc ít/không ra nước ngoài...) nên chưa hình dung hết những khó khăn về tinh thần khi con du học;
- Coi nhẹ hoặc bỏ qua những quan tâm về tâm lý học, hoặc ít có kiến thức cơ bản về tâm lý học nên tuy hỗ trợ, nuôi dạy con cái ok nhưng lại bỏ qua/coi nhẹ những vấn đề về tâm lý;
Kinh nghiệm cá nhân của em cho thấy:
- Những gia đình có truyền thống du học (!) thì đâu đó con cái có tâm thế tốt hơn về chuyện ra nước ngoài để học tập ( sinh sống).
- Các con có tính cách hướng nội/ introvert sẽ gặp khó khăn hơn so với những đứa có tính hướng ngoại/extrovert, nhất là giai đoạn du học sớm từ cấp phổ thông thì càng vất!
Có những chuyện "cười ra nước mắt" như các con sang học mà không biết đến khái niệm "đi chợ nấu ăn", không biết mà cũng không biết đường mà hỏi các anh chị năm trên, rồi đủ thứ chuyện xảy ra trong cuộc sống độc lập...cứ thế tích dần cho đến khi bị trầm cảm! Mà đó là khi tài chính bố mẹ đã lo đủ rồi đấy!
Nhà mình báo đài rất hay đưa tin những bạn học sinh xuất sắc xin được những học bổng xịn xò nhưng có rất ít/hầu như ko có những thông tin dạng followup về những học sinh đó sau này học tập thế nào, thành tích ra sao... Nhưng em đã biết có không ít những bạn xuất sắc như thế sau 2,3 năm học bị trầm cảm phải tạm nghỉ hoặc về nước hoặc chuyển trường, nguyên nhân khá đa dạng nhưng đều liên quan tới yếu tố tâm lý!
Chốt lại những ý trên, em thấy sự chuẩn bị về tâm lý là rất quan trọng. Kể cả trường hợp du học "tay bo" kiểu vừa học vừa làm kiếm sống, nếu gia đình xác định, có định hướng và kế hoạch + dự phòng backup, con xác định tư tưởng và được chuẩn bị kỹ các kỹ năng và tâm lý từ khi ở nhà thì vẫn có cơ hội trụ được. Ví dụ điển hình là đội "du học Nhật Đông du", sáng lên lớp, tối đi làm...vất vả nhưng ko ít đứa vẫn trụ được và học tới cao học mới xin việc!