Khách quan mà nói thì tại Anh tại Ả tại cả đôi đàng.
Tại Anh: các Tập đoàn, TCT vốn Nhà nước vẫn quen tư duy chạy chọt xin cho trước kia. Bản thân các Bộ ngành trước đây cũng vào 1 dây với DN nên khi có việc DN trình lên và đủ "điều kiên" là nhắm mắt duyệt, mọi tờ trình phê duyệt đã thành "template" nên việc trôi rất nhanh. Bây giờ về "Siêu Ủy ban" là những người mới, chưa nắm rõ nguồn cơn, lại thêm những vụ bắt bớ, củi lửa liên tục thời gian gần đây nên họ làm rất thận trọng, cứ đúng qui định mà làm nên việc chậm cũng là lẽ thường tình.
Tại Ả: Bản chất, của việc thành lập Siêu Ủy ban là tách bạch hoạt động quản lý Nhà nước và hoạt động quản trị doanh nghiệp. Điều này là đúng, trước đây các bộ ngành vẫn làm là ụ xọe, xin cho nhưng trách nhiệm không rõ ràng nếu có vấn đề gì xảy ra. Tuy nhiên, luật pháp chưa đi đôi với chủ trương này. Theo em, việc cần làm là phải sửa đổi, bổ sung ngay Luật số 69/2014 về quản lý và sử dụng vốn Nhà nước. Theo đó, nên hạn chế hoặc nếu cần thì phải ghi rõ ràng các vấn đề người đại diện vốn nhà nước phải xin ý kiến chủ sở hữu trước khi biểu quyết, quyết định tại các cuộc họp ĐHĐCĐ, HĐTV, HĐQT.
Siêu Ủy ban chỉ cần nên quản lý các chỉ tiêu bảo toàn và phát triển phần vốn Nhà nước tại DN, còn lại là phải giao quyền chủ động tối đa cho DN trong hoạt động SXKD hàng ngày.