[Thảo luận] Đừng có dại yêu cầu CSGT cho xem kế hoạch K.Tra Hành chính

phinm

Xe tăng
Biển số
OF-767
Ngày cấp bằng
14/7/06
Số km
1,223
Động cơ
589,545 Mã lực
Nơi ở
Quanh hồ Tây
Sao các cụ cứ phải làm khổ mình thế nhỉ. Nếu CSGT yêu cầu kiểm tra GT với lý do là kiểm tra HC thì em chả thấy có lý do gì không đưa cả, cho dù là có hay không có cái chuyên đề nào đó
 

linhieu

Xe hơi
Biển số
OF-147234
Ngày cấp bằng
27/6/12
Số km
125
Động cơ
361,250 Mã lực
Hóng vụ này đến chót chét.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Về câu hỏi trên của cụ.
Trả lời rất nhanh thôi ạ.


Tình huống 1: - Nếu là CSGT dừng xe yêu cầu kiểm tra HC. CSGT chỉ được kiểm tra hành chính trong 2 trường hợp sau:
1) Vi phạm lỗi giao thông, từ hành vi vi phạm lỗi giao thông (* )có thể kết hợp kiểm tra hành chính sau khi phát hiện hành vi vi phạm luật GT.
2) Kiểm tra hành chính bất thường: Việc này được quy định trong Thông tư 65 là phải có lệnh/chuyên đề/kế hoạch/tin báo quần chúng/ngăn chặn hành vi phạm tội ...


Ở trường hợp 1: Không cần bàn cãi
Ở trường hợp 2: CSGT phải thông báo cho người tham gia GT biết: Đang thực hiện kiểm tra hành chính theo KH nào đó, và việc dung xe kiểm tra này là ngẫu nhiên, ko liên quan đến lỗi nào trước đó người tham gia GT vi phạm. Các trường hợp tuần tra kiểm soát khác theo trường hợp ngăn chặn/phòng chống tội phạm/buôn lậu ... vv.. mà là việc bất thường, ko xuất chuyên đề thì phải là lực lượng liên ngành


Như vậy, việc CSGT dừng xe chỉ để thông báo kiểm tra HC, người bị kiểm tra hoàn toàn có quyền yêu cầu CSGT cho biết đang kiểm tra hành chính theo kế hoạch nào và nếu lập biên bản, phải ghi rõ nội dung là kiểm tra theo kế hoạch đó ... có số hiệu đàng hoàng.


Ở trường hợp 2, nếu các cụ cố tình chống đối. Các cụ có thấy câu cửa miệng của CSGT là "gọi 113 hoặc gọi CAP hoặc mời về CAP làm việc" không? Việc này là CSGT họ làm đúng, vì (**)lúc này sẽ chuyển thành trạng thái gây rối an ninh trật tự, và nó sẽ được chuyển sang điều chỉnh bởi NĐ 167 và không còn thuộc phạm vi của CSGT nữa mà phải là CS Trật tự (113, CAP, CSTT).


Tình huống 2: - Nếu là CS113, CAP, CSTT yêu cầu kiểm tra hành chính (***)(lực lượng này không được dừng xe các cụ nhé) trong 1 số trường hợp được quy định tại Điều 68 - ND171. Các cụ BUỘC PHẢI CHẤP HÀNH, nếu ko chấp hành yêu cầu lực lượng này, các cụ sẽ bị áp dung NĐ 167 ngay lập tức. Lực lượng này được kiểm tra hành chính và vấn đề an ninh trật tự mà không cần kế hoạch hay chuyên đề, vì đó là chức năng nhiệm vụ của họ.


Tình huống 3: - Lực lượng kết hợp CSGT và CS trật tự, lực lượng liên ngành như 141. Các cụ cũng buộc phải tuân thủ như Tình huống 2. (**)Vì nếu chống đối, cũng sẽ áp dung ngay NĐ167. Khac biệt, là lực lượng này được dung xe đang lưu thông, tức là cả giao thông động và giao thông tĩnh theo quy định tại thông tư 47.
Nhà cháu đồng ý với ý kiến kụ Dreamwater nêu trên, đồng thời xin nói thêm một vài ý kiến cá nhân như sau:

1- Nhà cháu thấy trong NĐ171 không còn quy định cho csgt quyền bắt lái xe lỗi "chống đối người thi hành công vụ" nữa. Nay csgt chỉ còn có quyền bắt lái xe 2 lỗi "không chấp hành hiệu lệnh dừng xe" và "không chấp hành kiểm tra độ cồn".
Thẩm quyền phạt lỗi "chống đối người thi hành công vụ" nay được chuyển qua Nđ167 (Điều 20), thuộc thẩm quyền xử lí của CS113, CSTT, CA Phường, chứ không thuộc thẩm quyền của Csgt nữa.

(Trong NĐ34 cũ, nay đã hết hiệu lực, từng có một điều riêng quy định về "lỗi chống đối" (Xem mục A- trong phần Trích luật dưới đây).
Còn trong NĐ73/2010 cũ (không áp dụng cho csgt, không áp dụng cho việc xử lí lỗi gtđb, nhưng nay đã hết hiệu lực, bị thay thế bởi Nđ167) cũng không thấy quy định thế nào là lỗi "chống đối người thi hành công vụ", chỉ thấy nêu chung chung về hậu quả của hành vi chống đối trong Khoản 2 Điều 43 - Xử lí vi phạm).


2- Nhà cháu muốn các kụ chú ý tới 3 đoạn in đậm, đánh dấu hoa thị (* ), (**) và (***) trong post của kụ Dreamwater, với ý nghĩa sau:

(* ): Các kụ chú ý chỉ có 4 nhóm lỗi cụ thể (xem B- tại phần Trích luật phía dưới) có thể bị cảnh sát trật tự, 113, hoặc csgt bắt lỗi khi kiểm tra hành chính. Nếu các kụ không dính vào lỗi nào trong số đó thì chẳng ngại bị kiểm tra HC, chẳng ngại bị cò quay.

(**): các kụ chú ý, tránh không bị khiêu khích, không phạm vào các nội dung tại mục C- (trong phần trích luật) để không bị chuyển sang lỗi "gây rối".
Khi đó các kụ vẫn có thể nói nhẹ nhàng nhưng cương quyết "Tôi không hề chống đối hay gây rối. Tôi sẵn sàng trình giấy tờ sau khi các anh nêu rõ lỗi vi phạm, hoặc khẳng định các anh đang kiểm tra HC theo chuyên đề, đúng như luật quy định". Các kụ nhớ ghi âm đầy đủ, giữ cái đầu lạnh, xin cái biên bản, là OK.

(***): Ngoài chức năng kiểm tra HC theo chuyên đề, lực lượng CS113, CAP, CSTT (kể cả csgt nhưng không đeo thẻ công tác màu xanh) đều không có chức năng dừng xe đang lưu thông để bắt lỗi lái xe.
Gặp các anh này, nếu đúng là kiểm tra HC thì mình tuân thủ, nếu dừng xe để bắt lỗi về lưu thông (nhưng không có csgt có thẻ xanh đi cùng) thì mình có thể nhẹ nhàng cương quyết phản đối hành vi sai luật của họ. Luôn nhớ giữ cho cái đầu lạnh, ghi âm đầy đủ, yêu cầu lập biên bản có ghi "kiểm tra HC theo chuyên đề".



----------------------------------------
Trích luật:

A- Điều 38 Nghị định 34 (nay đã hết hiệu lực):
Điều 38. Xử phạt người có hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho người điều khiển phương tiện trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ về: các giấy tờ liên quan đến người và phương tiện, điều kiện hoạt động của phương tiện, hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, đào tạo, sát hạch lái xe, đăng kiểm phương tiện;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự hoặc chống lại người thi hành công vụ, xúi giục người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 8, khoản 8 Điều 9, khoản 2 và điểm a khoản 5 Điều 37 của Nghị định này;
c) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ;


B- Có 4 nhóm lỗi vi phạm khi bị Kiểm tra hành chính theo NĐ 167/2013/NĐ-CP. Nhóm lỗi 1- (Điều 5 và Điều 20) là dễ mắc nhất.





C- Các hành vi lái xe cần tránh để không bị chuyển qua lỗi "Gây rối trật tự công cộng", "Chống đối người thi hành công vụ":

Mục 1
VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;

Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;
b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.
...
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,085
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hôm nay e mới đọc được bài này trên web site của CỤC CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐƯỜNG SẮT: http://csgt.vn/csgt/index.php?act=News&at=article&sid=2849 chợt giật mình phải thông báo ngay với các cụ/mợ nhưng e chưa tìm thấy đoạn "Tổ trưởng Tổ TTKS chỉ phải xuất trình kế hoạch, mệnh lệnh…khi có yêu cầu của lãnh đạo có thẩm quyền hoặc cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra." quy định ở văn bản nào, các cụ/mợ tìm giúp e với hoặc ta làm cái mail gửi cho csgt.vn hỏi lại xem sao?

UPDATE: E xin phép được đưa thêm mấy ý về vấn đề chúng ta cần bàn ở đây là:
1 - Quy định ở đâu, văn bản nào:
a - Người tham gia giao thông khi bị CSGT dừng xe với lý do Kiểm tra hành chính, thì không được quyền yêu cầu CSGT cho xem các văn bẳn, quyết định... liên quan đến việc dừng phương tiện?
b - "Tổ trưởng Tổ TTKS chỉ phải xuất trình kế hoạch, mệnh lệnh…khi có yêu cầu của lãnh đạo có thẩm quyền hoặc cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra"?
2 - Theo các tình huống như trên, người tham gia giao thông yêu cầu được xem văn bản, quyết định... mà CSGT không cho xem và người tham gia giao thông không xuất trình giấy tờ có bị coi là hành vi "Cản trở việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ không"?
3 - Nhờ các cụ thảo luận xem 2 câu hỏi trên, nếu trường hợp không có văn bản quy định thì dựa vào đâu CỤC CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐƯỜNG SẮT có thể coi việc không xuất trình giấy tờ (như trên) là hành vi: "Cản trở việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ... " ?
4 - Việc CỤC CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐƯỜNG SẮT trả lời như vậy đúng hay sai?
Đây mới là dự thảo mà cụ
 

Canon 7D

Xe đạp
Biển số
OF-296597
Ngày cấp bằng
25/10/13
Số km
45
Động cơ
311,850 Mã lực
Đá bèo lũ âm binh vào đây "Quăng Lựu đạn"...( Nhà cháu chỉ chửi lũ âm binh nằm vùng ở đây thui ợ)

Nhà cháu éo cần biết kiểm tra hành chính là gì cả...Chuyên đề hay mệnh lệnh là việc của XXX.
Chỉ biết rằng:
1/ Trích Chỉ thị Số: 21/1998/CT-TTg Của Ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn nguyên hiệu lực
"- Phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật việc dừng phương tiện giao thông đường bộ và đường thuỷ nội địa để kiểm tra, kiểm soát. Không được tuỳ tiện dừng phương tiện giao thông đang lưu hành để kiểm tra, kiểm soát hành chính giấy tờ và hàng hoá khi phương tiện đó chưa có hành vi vi phạm pháp luật."
2/ Trích Số: 47/2011/TT-BCA Cũng còn nguyên hiệu lực.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động
"2. Bảo đảm đúng địa bàn, tuyến đường, thời gian đã đề ra trong kế hoạch; không được tùy tiện đặt ra các quy định về trật tự, an toàn giao thông hoặc tùy tiện ngăn chặn, kiểm soát, cản trở người và phương tiện tham gia giao thông."

Như vậy nếu ko chứng minh hành vi vi phạm Luật GTĐB thì KTHC cái con củ C...nhà cháu.
P/S: XXX có đòi KTHC khi ko có lỗi thì yêu cầu XXX giải thích Thế nào là KTHC và Điều kiện để KTHC ( Yêu cầu XXX "nói có sách, mách có chứng")
Kiểm Tra Hành chính hay xử phạt hành chính thì phải có vi phạm hành chính thì mới kiểm tra, xử phạt
sao chuẩn thể hả cụ chau vodka cụ
 

Kara_men

Xe buýt
Biển số
OF-94568
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
981
Động cơ
411,163 Mã lực
Đá bèo lũ âm binh vào đây "Quăng Lựu đạn"...( Nhà cháu chỉ chửi lũ âm binh nằm vùng ở đây thui ợ)

Nhà cháu éo cần biết kiểm tra hành chính là gì cả...Chuyên đề hay mệnh lệnh là việc của XXX.
Chỉ biết rằng:
1/ Trích Chỉ thị Số: 21/1998/CT-TTg Của Ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn nguyên hiệu lực
"- Phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật việc dừng phương tiện giao thông đường bộ và đường thuỷ nội địa để kiểm tra, kiểm soát. Không được tuỳ tiện dừng phương tiện giao thông đang lưu hành để kiểm tra, kiểm soát hành chính giấy tờ và hàng hoá khi phương tiện đó chưa có hành vi vi phạm pháp luật."
2/ Trích Số: 47/2011/TT-BCA Cũng còn nguyên hiệu lực.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động
"2. Bảo đảm đúng địa bàn, tuyến đường, thời gian đã đề ra trong kế hoạch; không được tùy tiện đặt ra các quy định về trật tự, an toàn giao thông hoặc tùy tiện ngăn chặn, kiểm soát, cản trở người và phương tiện tham gia giao thông."

Như vậy nếu ko chứng minh hành vi vi phạm Luật GTĐB thì KTHC cái con củ C...nhà cháu.
P/S: XXX có đòi KTHC khi ko có lỗi thì yêu cầu XXX giải thích Thế nào là KTHC và Điều kiện để KTHC ( Yêu cầu XXX "nói có sách, mách có chứng")
Kiểm Tra Hành chính hay xử phạt hành chính thì phải có vi phạm hành chính thì mới kiểm tra, xử phạt
Cháu nghĩ cụ nên chú ý vào chữ "tùy tiện".
 

ngaynha

Xe tăng
Biển số
OF-10827
Ngày cấp bằng
8/10/07
Số km
1,557
Động cơ
547,730 Mã lực
Chào cụ,


Em nghĩ chắc là cụ đang hiểu sai ý em. Em không hề có ý nào là coi thường bất cứ ai hay mang vấn đề học vấn của mỗi người ra để kiểu như là coi thường người không học với có học đâu cụ ạ. Đầy kẻ học vấn bằng cấp đầy mình mà ra đường xử sự như 1 kẻ vô học thì cũng học làm gì phải không cụ. Vì vậy việc cụ có học ĐH hay không, ko ai có quyền khinh thường cụ. Cá nhân em luôn là như vậy. Ý câu hỏi của em là cụ có học ngành luật hoặc học môn PL đại cương, thì em nhắc lại để các cụ có thể về tra cứu lại phần quy tắc áp dung Văn bản QPPL thôi, có thể vì học lâu rồi và là môn đại cương nên các cụ học xong bỏ qua thi là xong chứ không nhớ lâu làm gì. Ngoài ra em không mang ý gì khác đâu. Nếu mà quả là có làm cụ hiểu sai hoặc gây bất bình cho cụ. Thì em xin được xin lỗi cụ.
Nhưng mong là cụ hiểu nội dung em muốn truyền đạt. Trước nay các bài viết trên OF của em cụ có thể tìm lại đọc, em luôn viết vấn đề PL là để tất cả mọi người cùng nắm được, tránh mình bị bắt nạt ngoài đường. Cụ cứ xem lại các bài em viêt và các đánh giá của các cụ trên đây, em tin là cụ sẽ hiểu em hơn.


Về câu hỏi trên của cụ.
Trả lời rất nhanh thôi ạ.




Tình huống 1: - Nếu là CSGT dừng xe yêu cầu kiểm tra HC. CSGT chỉ được kiểm tra hành chính trong 2 trường hợp sau:
1) Vi phạm lỗi giao thông, từ hành vi vi phạm lỗi giao thông có thể kết hợp kiểm tra hành chính sau khi phát hiện hành vi vi phạm luật GT.
2) Kiểm tra hành chính bất thường: Việc này được quy định trong Thông tư 65 là phải có lệnh/chuyên đề/kế hoạch/tin báo quần chúng/ngăn chặn hành vi phạm tội ...


Ở trường hợp 1: Không cần bàn cãi
Ở trường hợp 2: CSGT phải thông báo cho người tham gia GT biết: Đang thực hiện kiểm tra hành chính theo KH nào đó, và việc dung xe kiểm tra này là ngẫu nhiên, ko liên quan đến lỗi nào trước đó người tham gia GT vi phạm. Các trường hợp tuần tra kiểm soát khác theo trường hợp ngăn chặn/phòng chống tội phạm/buôn lậu ... vv.. mà là việc bất thường, ko xuất chuyên đề thì phải là lực lượng liên ngành


Như vậy, việc CSGT dung xe chỉ để thông báo kiểm tra HC, người bị kiểm tra hoàn toàn có quyền yêu cầu CSGT cho biết đang kiểm tra hành chính theo kế hoạch nào và nếu lập biên bản, phải ghi rõ nội dung là kiểm tra theo kế hoạch đó ... có số hiệu đàng hoàng.


Ở trường hợp 2, nếu các cụ cố tình chống đối. Các cụ có thấy câu cửa miệng của CSGT là "gọi 113 hoặc gọi CAP hoặc mời về CAP làm việc" không? Việc này là CSGT họ làm đúng, vì lúc này sẽ chuyển thành trạng thái gây rối an ninh trật tự, và nó sẽ được chuyển sang điều chỉnh bởi NĐ 167 và không còn thuộc phạm vi của CSGT nữa mà phải là CS Trật tự (113, CAP, CSTT).


Tình huống 2: - Nếu là CS113, CAP, CSTT yêu cầu kiểm tra hành chính (lực lượng này không được dừng xe các cụ nhé) trong 1 số trường hợp được quy định tại Điều 68 - ND171. Các cụ BUỘC PHẢI CHẤP HÀNH, nếu ko chấp hành yêu cầu lực lượng này, các cụ sẽ bị áp dung NĐ 167 ngay lập tức. Lực lượng này được kiểm tra hành chính và vấn đề an ninh trật tự mà không cần kế hoạch hay chuyên đề, vì đó là chức năng nhiệm vụ của họ.


Tình huống 3: - Lực lượng kết hợp CSGT và CS trật tự, lực lượng liên ngành như 141. Các cụ cũng buộc phải tuân thủ như Tình huống 2. Vì nếu chống đối, cũng sẽ áp dung ngay NĐ167. Khac biệt, là lực lượng này được dung xe đang lưu thông, tức là cả giao thông động và giao thông tĩnh theo quy định tại thông tư 47.


Các cụ có ý kiến gì nữa. Cứ đặt câu hỏi.
Còn các cụ vẫn cảm thấy chưa hiểu rõ. Em sẽ xin lại có 1 bài phổ biến khác cho các cụ
Nhà cháu đồng ý với ý kiến kụ Dreamwater nêu trên, đồng thời xin nói thêm một vài ý kiến cá nhân như sau:

1- Nhà cháu thấy trong NĐ171 không còn quy định cho csgt quyền bắt lái xe lỗi "chống đối người thi hành công vụ" nữa. Nay csgt chỉ còn có quyền bắt lái xe 2 lỗi "không chấp hành hiệu lệnh dừng xe" và "không chấp hành kiểm tra độ cồn".
Trong NĐ34 cũ, nay đã hết hiệu lực, từng có một điều riêng quy định về "lỗi chống đối" (Xem mục A- trong phần Trích luật dưới đây).

Còn trong NĐ73/2010 (không áp dụng cho csgt, không áp dụng cho việc xử lí lỗi gtđb) cũng không thấy quy định thế nào là lỗi "chống đối người thi hành công vụ", chỉ thấy nêu chung chung về hậu quả của hành vi chống đối trong Khoản 2 Điều 43 - Xử lí vi phạm.


2- Nhà cháu muốn các kụ chú ý tới 3 đoạn in đậm, đánh dấu hoa thị (* ), (**) và (***) trong post của kụ Dreamwater, với ý nghĩa sau:

(* ): Các kụ chú ý chỉ có 4 nhóm lỗi cụ thể (xem B- tại phần Trích luật phía dưới) có thể bị cảnh sát trật tự, 113, hoặc csgt bắt lỗi khi kiểm tra hành chính. Nếu các kụ không dính vào lỗi nào trong số đó thì chẳng ngại bị kiểm tra HC, chẳng ngại bị cò quay.

(**): các kụ chú ý, tránh không bị khiêu khích, không phạm vào các nội dung tại mục C- (trong phần trích luật) để không bị chuyển sang lỗi "gây rối".
Khi đó các kụ vẫn có thể nói nhẹ nhàng nhưng cương quyết "Tôi không hề chống đối hay gây rối. Tôi sẵn sàng trình giấy tờ sau khi các anh nêu rõ lỗi vi phạm, hoặc khẳng định các anh đang kiểm tra HC theo chuyên đề, đúng như luật quy định". Các kụ nhớ ghi âm đầy đủ, giữ cái đầu lạnh, xin cái biên bản, là OK.

(***): Ngoài chức năng kiểm tra HC theo chuyên đề, lực lượng CS113, CAP, CSTT (kể cả csgt nhưng không đeo thẻ công tác màu xanh) đều không có chức năng dừng xe đang lưu thông để bắt lỗi lái xe.
Gặp các anh này, nếu đúng là kiểm tra HC thì mình tuân thủ, nếu dừng xe để bắt lỗi về lưu thông (nhưng không có csgt có thẻ xanh đi cùng) thì mình có thể nhẹ nhàng cương quyết phản đối hành vi sai luật của họ. Luôn nhớ giữ cho cái đầu lạnh, ghi âm đầy đủ, yêu cầu lập biên bản có ghi "kiểm tra HC theo chuyên đề".



----------------------------------------
Trích luật:

A- Điều 38 Nghị định 34 (nay đã hết hiệu lực):
Điều 38. Xử phạt người có hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho người điều khiển phương tiện trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ về: các giấy tờ liên quan đến người và phương tiện, điều kiện hoạt động của phương tiện, hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, đào tạo, sát hạch lái xe, đăng kiểm phương tiện;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự hoặc chống lại người thi hành công vụ, xúi giục người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 8, khoản 8 Điều 9, khoản 2 và điểm a khoản 5 Điều 37 của Nghị định này;
c) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ;


B- Có 4 nhóm lỗi vi phạm khi bị Kiểm tra hành chính theo NĐ 167/2013/NĐ-CP. Nhóm lỗi 1- (Điều 5) là dễ mắc nhất.





C- Các hành vi lái xe cần tránh để không bị chuyển qua lỗi "Gây rối trật tự công cộng":

Mục 1
VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;


Điều 43. Xử lý vi phạm

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự nếu lạm dụng quyền hạn, sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho nhà nước, công dân, tổ chức thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính các quy định trong Nghị định này nếu không tự nguyện thực hiện quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành; trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà có hành vi cản trở, chống đối người thi hành công vụ hoặc dùng các thủ đoạn gian dối, hối lộ để trì hoãn, trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát hoặc xử phạt vi phạm của người có thẩm quyền thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
.
2 bài này của 2 cụ là quá đầy đủ để xử lý trong mọi tình huống rồi ạ. Vote 2 cụ!!!
 

Thăng móm

Xe hơi
Biển số
OF-303138
Ngày cấp bằng
28/12/13
Số km
161
Động cơ
306,610 Mã lực
Xử lý theo cụ em nghĩ là ổn nhất. :D

ViệcXXX không cho các Cụ xem có kiểm tra theo chuyên đề hay không là không sai. Nhưngđể hạn chế các XXX bẩn dừng xe kiểm tra không theo chuyên đề thì các cụ yêu cầuđược ghi rõ trong biên bản nếu XXX cố tình lập BB là “Khi Tôi đang lưu thông đúng luật… thì XXX yêu cầu dừng xe kiểmtra & thông báo rằng việc dừng xe kiểm tra là theo chuyên đề xyz nào đó (cái này cụ yêu cầu XXX cung cấp số,… chuyên đề), đề nghị làm rõ việc kiểm tranày có đúng hay không”

Nếu không có chuyên đề đấy thật thì XXX tự hủy biên bảnngay thôi.
 

Kent_dk

Xe hơi
Biển số
OF-173216
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
125
Động cơ
343,350 Mã lực
Nơi ở
Hoài Đức - Hà Nội
cháu đánh dấu về ngâm cứu để lỡ có bị túm thì còn có cái để ...cãi
 

buidinhphuoc

Xe điện
Biển số
OF-152152
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,205
Động cơ
376,858 Mã lực
Tuổi
63
Nơi ở
Lắc Kon Ku
em xem cũng nhiều clip, chưa bao giờ thấy xxx kiểm tra hành chính (ngay từ đầu) là sao nhỉ? Toàn là xxx bắt lỗi, bị cãi lại, ko ăn dc, nên quay sang nói cái lí do kiểm tra hành chính cho đỡ ngượng thôi. Em nghĩ xxx cũng chả thừa thời gian đâu mà đi gọi 1 ông bất kì vào kiểm tra hành chính cả. Xác suất ăn được rõ ràng nhỏ hơn rất nhiều so với phát hiện lỗi rồi gọi vào. Tóm lại ý em là đi đúng thì chắc ko sao, họ muốn kiểm tra hành chính thì cứ cho ktra, rồi lại đi luôn ấy mà.

Đọc comment vẫn thấy ý kiến của cụ Dreamwater hợp lí nhất. Mong các câu trả lời tiếp theo của cụ. Và 1 bài giải thích về ý nghĩa của văn bản QPPL + thông tư + nghị định. Cụ là 1 trong số những người trên OF mà viết gì em thấy đều đúng hết :D
Cụ chưa gặp, em gặp rồi và đã tranh luận đẻ không xuất trình giấy tờ, đay ợ: :)]
http://www.otofun.net/threads/555370-dung-xe-lao-nhat-quyet-khong-cho-xxx-kiem-tra-giay-to?highlight=
 
Chỉnh sửa cuối:

buidinhphuoc

Xe điện
Biển số
OF-152152
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,205
Động cơ
376,858 Mã lực
Tuổi
63
Nơi ở
Lắc Kon Ku
Hôm nọ về quê, gặp ông cu em làm xxx, kể chuyện chém gió với xxx, nó hù: Anh mà phải tay em, anh chít với em bởi Nđ 167..., mình cũng run, Hôm nay đọc thớt này thấy bớt run. Nhưng mà các cụ tranh luận dài dòng quá. Cụ nào văn hay chữ tốt tổng hợp lại thành dạng cẩm nang tác chiến cho bà con nhờ đi!
 

buidinhphuoc

Xe điện
Biển số
OF-152152
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,205
Động cơ
376,858 Mã lực
Tuổi
63
Nơi ở
Lắc Kon Ku
Em thiển nghĩ: xxx mập mờ đánh lận con đen thôi, 2 cái NĐ ra đời cách nhau 01 ngày qui định về 02 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau:
Số: 167/2013/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI; PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI; PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY; PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

và:
Số: 171/2013/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Nhiều luật sư trả lời báo chí đều khẳng định: Người dân, nếu không vi phạm có quyền yêu cầu csgt xuất trình giấy tờ tuần tra (...theo TT45/2012).
Tuy nhiên, trang web csgt.vn trả lời:người dân không có quyền xem giấy tờ tuần tra của csgt. Và nếu không xuất trình giấy tờ thì (coi như) "chống đối..."
Điều này cho thấy:
- Quyền giám sát của người dân bị tước đoạt và người dân không có công cụ giám sát cgst.
- Người dân hiểu luật, có trách nhiệm... sẽ rất dễ rơi vào "bẩy" của điều luật "không chấp hành...", mức phạt khá cao
Hy vọng, báo chí vào cuôc để Bộ CA trả lại quyền giám sát csgt cho người dân, cụ thể là người dân có quyền xem kế hoạch kiểm tra, kiểm soát...
Cụ phải phân biệt rõ giữa "giấy tờ tuần tra" và "chuyên đề"; giữa "giám sát" và "kiểm tra". Đã "hiểu luật, có trách nhiệm..." thì khó rơi vào "bẩy cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ".
 

Zune.Ngô

Xe buýt
Biển số
OF-309472
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
633
Động cơ
303,413 Mã lực
em cũng mù tịt, đánh dấu để hóng ạ
 

zcbml

Xe đạp
Biển số
OF-164445
Ngày cấp bằng
30/10/12
Số km
46
Động cơ
347,860 Mã lực
Cụ giải thích hộ xem là xxx dừng xe kiểm tra không theo chuyên đề thì sao lại có biên bản được ạ
Không sai phạm cái gì thì cứ đưa giấy tờ cho xxx nếu xxx yêu cầu kiểm tra hành chính, sao phải xoắn nhỉ
cụ này ngây thơ thế nhỉ @@
 

zcbml

Xe đạp
Biển số
OF-164445
Ngày cấp bằng
30/10/12
Số km
46
Động cơ
347,860 Mã lực
Sao các cụ cứ phải làm khổ mình thế nhỉ. Nếu CSGT yêu cầu kiểm tra GT với lý do là kiểm tra HC thì em chả thấy có lý do gì không đưa cả, cho dù là có hay không có cái chuyên đề nào đó
hỏi khí không phải ông này là xxx cài vào đây à? Ngu luật thì ngồi im mà nghe nhé.Người ta nói cho rõ m à cứ ngáng bạc.
 

zcbml

Xe đạp
Biển số
OF-164445
Ngày cấp bằng
30/10/12
Số km
46
Động cơ
347,860 Mã lực
Vậy cụ nào chốt cho em là vào ban ngày mà CSCĐ hoặc CAP cứ lượn lờ bắt không mũ là đúng hay không đúng ạ ?
 

Mr Handsome

Xe buýt
Biển số
OF-310166
Ngày cấp bằng
3/3/14
Số km
564
Động cơ
304,310 Mã lực
Nơi ở
Tp Phan Rang - Tháp Chàm
Vậy cụ nào chốt cho em là vào ban ngày mà CSCĐ hoặc CAP cứ lượn lờ bắt không mũ là đúng hay không đúng ạ ?
Cụ chịu khó đọc kỹ Nghị định 27/2010/NĐ-CP và Thông tư 47/2011/TT-BCA sẽ rõ, nếu không thuộc Điều 4 NĐ27:
"Những trường hợp cần thiết phải huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị - xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương.
2. Các đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp.
4. Trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội."
Hoặc không có kế hoạch của trưởng CA cấp huyện trở lên phê duyệt thì CSCĐ, CAP không được tùy tiện dừng phương tiện.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top