qua rất nhiều ca .. em tổng hợp lại là... vỡ vẫn hay hơn tắc... vỡ cấp cứu kịp thời,mổ hút ra . tốn kém chút,nhưng sau này về đi lại bình thường,chất lượng cuộc sống ko bị ảnh hưởng mấy.. Trường hợp ko cứu được... ra đi như vậy cũng nhẹ nhàng hơn cho người bệnh..
Tắc mạch,nó phình ở trong não... chỗ nào bị tắc chèn ép dây thần kinh nào thì bệnh nhân sẽ bị liệt bên đối diện.. có những người lên viện chăm bố em thấy.. cười cả ngày,người thì gào thét đập phá,người thì hay dỗi.. bà đối diện nhà em kêu cả ngày.. lên viện các bệnh nhân khác đều phải xin chuyển phòng.. đến bây giờ bước sang năm thứ 8 hậu tai biến... già quá,sức lực ko còn thì lại nằm im.. chân tay ko có tí thịt,ăn thì rất khỏe,người thì lở loét đủ chỗ.. rất khổ ..
Thực tế chỉ có khoảng 10-20% là đột quỵ xuất huyết não còn lại là Đột quỵ Nhồi máu não.
Nhưng cái anh ĐQ Xuất huyết là anh có tỷ lệ tử vong cao hơn đấy cụ ạ. Và triệu chứng nó hay rầm rộ hơn,
Giờ nếu có có Xuất huyết não, nhất là xuất huyết diện rộng thì điều trị a này đau đầu hơn a nhồi máu não phết..
Với cả có đi lại bình thường dc hay ko, là do phát hiện BN sớm hay ko, mức độ nặng hay nhẹ, chứ ko phải cứ XH não thì sẽ ko bị liệt, ít bị liệt so với Nhồi máu não đâu ạ.
Có 1 dạng nữa là cơn thoáng thiếu máu thoáng qua, đột quỵ thoáng qua. Có nhiều ng có thể gặp rồi nhưng vì đúng như tên gọi thoáng qua, mặc dù có gặp triệu chứng suy giảm thần kinh như: đột ngột tê một bên tay, chân, đột ngột nhìn mờ, chóng mặt, choáng váng, liệt mặt, .. nhưng nó đôi khi chỉ diễn ra trong một vài phút, đến 80% bệnh nhận sẽ tự hồi phục hoàn toàn sau 60p nên nhiều ng kiểu thấy choáng, mệt, nằm nghỉ 1 lúc thấy hết những ngày sau cũng ko bị lặp lại nữa nên sẽ chủ quan nghĩ là bình thường cho đến khi gặp cơn đột quỵ thật sự.
Có khoảng 9-17% BN bị cơn thiếu máu não thoáng quá sẽ bị đột quỵ thật sự trong 90 ngày, và khoảng 20-30% BN đã có cơn thoáng thiếu máu thoáng qua sẽ bị đột quỵ thật sự trong 5 năm.
Nên các cụ mợ cũng hết sức lưu ý cơn thoáng thiếu máu thoáng qua này, nếu gặp thì nên đi khám, để uống thuốc dự phòng.
Cơ bản thì những BN tăng huyết áp, ĐTĐ, rối loạn lipid máu, béo phì, ít vận động, hay thức khuya, thuốc lá...sẽ có nguy cơ bị Đột quỵ hơn những ng khác. Nên nếu có các bệnh lý tim mạch kia thì cần dùng thuốc, kiểm soát chế độ ăn và tập luyện cho nó ổn. Kiểu như HA cao quá, vỡ mạch, mai mốt nó mới vỡ mà nay đi siêu âm, chụp chiếu thì bác sĩ nào xem dc mai nó vỡ e phong làm thánh. Chỉ có điều nếu nay mình đi khám, bs sẽ đo và kiểm tra huyết áp cùng các chỉ số khác cho mình, uống thuốc để HA nó về mức bình thường thì nó ko gây vỡ mạch dc. Chứ có ng đi khám BS đo HA xong thấy HA tâm thu 200 220 thì giật cả nảy.
1ng bình thường nếu ko bị các bệnh lý kia, chăm thể dục thể thao, chế độ ăn lành mạnh, thì vẫn có thể bị ĐQ có thể do dị dạng mạch máu não, hoặc các NN khác ít phổ biến hơn.
1ng bình thường, khỏe mạnh, sinh hoạt lành mạnh mà vẫn bị thì thôi chấp nhận do số chứ biết làm sao.
Còn nếu có tăng huyết áp, có rối loạn mỡ máu, có ĐTĐ, và các bệnh lý tim mạch khác mà ko điều trị đầy đủ, ko tập luyện kiêng khem hợp lý thì có bị ĐQ cũng là điều dễ hiểu ạ