- Biển số
- OF-454076
- Ngày cấp bằng
- 18/9/16
- Số km
- 356
- Động cơ
- 211,203 Mã lực
K rõ các bác ở địa phương nào. Chắc là phố thị, điều kiện tốt từ bé.Cái bác nói có lẽ nằm trong cái hơn 2% này?
Hơn 97% người Việt biết chữ
Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-60 ở Việt Nam đạt 97,85%, trong đó nhóm tuổi 15-35 đạt 99,3%, tính đến năm 2020.vnexpress.net
Nhưng có 1 chuyện thế này, làng của chị họ em ở biệt lập, cách đây tầm 5 năm về trước thì cứ 1 năm bị cách ly với thế giới 3-4 tháng vì mưa lũ sẽ làm sạt con đường duy nhất dẫn ra ngoài thế giới, có lên thời sự nhiều lần. Mới có sóng điện thoại và con đường tốt hơn cách đây 2-3 năm thôi. Anh em trong làng toàn thì là họ hàng ruột thịt cả
Nhà bác em thuộc dạng được đi học nhất, bác làm bộ đội giải ngũ, bá làm trạm y tế, 3 chị đều được đi học hết đại học
Như thế không tính là có chức quyền gì hết, nhưng những năm 2000 bác bá em biết vay vốn nuôi trâu bò, đào ao nuôi cá thả vịt, nuôi ong lấy mật, trồng nấm hương nên dù vẫn ở nhà sàn cày bừa lấm lem (còn khuya mới bằng các bác ở phố), nhưng kinh tế cũng là có nhất làng
Chính vì thế tự dưng sinh ra mấy chuyện ghê gớm thế này, những năm 2000 đa số thanh niên trai tráng trong bản tù mù không học hành, chỉ nhậu + hút thuốc phiện, thấy nhà nào có sinh ra ghen tị.
Họ đi từng toán vào hẳn nhà cướp (là cướp) dứ dao vào cổ, đánh cả bà già , lấy gà lấy vịt mang đi nhậu, dăm bữa lại vào 1 lần. Lúc bác bá em mua được gạch về quây cái nhà thì họ lấy xà beng tới đập khoét tường, thả bả chết trâu bò. Còn doạ bác em là nhà không có con trai, chúng tao vào hiếp hết, con mày đi học tao đẩy xuống vực
Tới thế là cùng mà chẳng làm gì được chúng nó nhé. Vì trong bản chúng nó hung hăng, mà làng hay bị mưa lũ sạt lở biệt lập, lúc cần báo tin cũng chẳng báo kịp, cứu được lần này k cứu được lần khác. Đi chỗ khác ở thì ruộng nương đất đai không có, không đi được, không sinh sống được. Thế là bác em chán đời sinh ra rượu chè. Cả nhà sống trong sợ hãi, uất ức nhiều năm.
Hồi bé em nghe nhiều lắm, bất bình nữa, thế xong tự dưng mấy năm nay làng ý yên ổn, không thấy sống như kiểu thổ phỉ thế nữa. E hỏi thì bà chị bảo, thanh niên giờ đi học đi làm công nhân cả rồi, không thì ra cửa khẩu buôn bán. Bọn nghịch phá năm xưa giờ già yếu hoặc chết cả, chả ai phá làng xóm. Có nhiều em trong làng học giỏi, đều đi xa đi học đi làm ăn, về làng giờ có 1 ít ô tô, nhà nào cũng có xe máy, máy cày bừa, có ti vi tủ lạnh. Cưới xin cũng thấy đặt nấu cỗ bàn trang trí linh đình ra phết. Và con người tự dưng cũng trở nên thân thiết hiền hoà
Em cũng là dân, buôn bán ở Hà Nội, chẳng phải người nhà nước gì hết. Trong con mắt của 1 người dân sinh ra từ vùng biên như em, cái chữ là cách tất cả những người xung quanh và cả địa phương thoát nghèo. Chỉ có 10 năm ngắn ngủi lớn lên đã thấy quê hương thay đổi, con người thay đổi rồi. Đấy cũng nhờ các chính sách ưu tiên hỗ trợ, các thầy cô giáo.
Ở đây e kể ra để các bác thấy, chả có chuyện người Kinh người Dân tộc, mà nếu con người ta ngu dốt đói nghèo, thì anh em họ hàng ruột thịt, họ cũng ghen tị đe doạ, khủng bố. Khi không biết chữ, không học đạo lý, 1 số kẻ sẵn sàng hành xử như con thú
bởi vậy đừng lên bài ca chia rẽ nhau, đừng than này nọ mà tự bản thân phải học và cố gắng cho con em đi học đã