[Funland] [Dòng sự kiện] Bộ Công an thông tin về vụ tấn công trụ sở Công an xã tại Đắk Lắk

blablo

Xe tải
Biển số
OF-454076
Ngày cấp bằng
18/9/16
Số km
292
Động cơ
210,827 Mã lực
Cái bác nói có lẽ nằm trong cái hơn 2% này? :-?

K rõ các bác ở địa phương nào. Chắc là phố thị, điều kiện tốt từ bé.

Nhưng có 1 chuyện thế này, làng của chị họ em ở biệt lập, cách đây tầm 5 năm về trước thì cứ 1 năm bị cách ly với thế giới 3-4 tháng vì mưa lũ sẽ làm sạt con đường duy nhất dẫn ra ngoài thế giới, có lên thời sự nhiều lần. Mới có sóng điện thoại và con đường tốt hơn cách đây 2-3 năm thôi. Anh em trong làng toàn thì là họ hàng ruột thịt cả

Nhà bác em thuộc dạng được đi học nhất, bác làm bộ đội giải ngũ, bá làm trạm y tế, 3 chị đều được đi học hết đại học

Như thế không tính là có chức quyền gì hết, nhưng những năm 2000 bác bá em biết vay vốn nuôi trâu bò, đào ao nuôi cá thả vịt, nuôi ong lấy mật, trồng nấm hương nên dù vẫn ở nhà sàn cày bừa lấm lem (còn khuya mới bằng các bác ở phố), nhưng kinh tế cũng là có nhất làng

Chính vì thế tự dưng sinh ra mấy chuyện ghê gớm thế này, những năm 2000 đa số thanh niên trai tráng trong bản tù mù không học hành, chỉ nhậu + hút thuốc phiện, thấy nhà nào có sinh ra ghen tị.

Họ đi từng toán vào hẳn nhà cướp (là cướp) dứ dao vào cổ, đánh cả bà già , lấy gà lấy vịt mang đi nhậu, dăm bữa lại vào 1 lần. Lúc bác bá em mua được gạch về quây cái nhà thì họ lấy xà beng tới đập khoét tường, thả bả chết trâu bò. Còn doạ bác em là nhà không có con trai, chúng tao vào hiếp hết, con mày đi học tao đẩy xuống vực

Tới thế là cùng mà chẳng làm gì được chúng nó nhé. Vì trong bản chúng nó hung hăng, mà làng hay bị mưa lũ sạt lở biệt lập, lúc cần báo tin cũng chẳng báo kịp, cứu được lần này k cứu được lần khác. Đi chỗ khác ở thì ruộng nương đất đai không có, không đi được, không sinh sống được. Thế là bác em chán đời sinh ra rượu chè. Cả nhà sống trong sợ hãi, uất ức nhiều năm.

Hồi bé em nghe nhiều lắm, bất bình nữa, thế xong tự dưng mấy năm nay làng ý yên ổn, không thấy sống như kiểu thổ phỉ thế nữa. E hỏi thì bà chị bảo, thanh niên giờ đi học đi làm công nhân cả rồi, không thì ra cửa khẩu buôn bán. Bọn nghịch phá năm xưa giờ già yếu hoặc chết cả, chả ai phá làng xóm. Có nhiều em trong làng học giỏi, đều đi xa đi học đi làm ăn, về làng giờ có 1 ít ô tô, nhà nào cũng có xe máy, máy cày bừa, có ti vi tủ lạnh. Cưới xin cũng thấy đặt nấu cỗ bàn trang trí linh đình ra phết. Và con người tự dưng cũng trở nên thân thiết hiền hoà

Em cũng là dân, buôn bán ở Hà Nội, chẳng phải người nhà nước gì hết. Trong con mắt của 1 người dân sinh ra từ vùng biên như em, cái chữ là cách tất cả những người xung quanh và cả địa phương thoát nghèo. Chỉ có 10 năm ngắn ngủi lớn lên đã thấy quê hương thay đổi, con người thay đổi rồi. Đấy cũng nhờ các chính sách ưu tiên hỗ trợ, các thầy cô giáo.

Ở đây e kể ra để các bác thấy, chả có chuyện người Kinh người Dân tộc, mà nếu con người ta ngu dốt đói nghèo, thì anh em họ hàng ruột thịt, họ cũng ghen tị đe doạ, khủng bố. Khi không biết chữ, không học đạo lý, 1 số kẻ sẵn sàng hành xử như con thú

bởi vậy đừng lên bài ca chia rẽ nhau, đừng than này nọ mà tự bản thân phải học và cố gắng cho con em đi học đã
 

Phập

Xe điện
Biển số
OF-168862
Ngày cấp bằng
28/11/12
Số km
2,251
Động cơ
397,828 Mã lực
Thế lực, chống lưng gì mà mấy khẩu súng kíp, ckc cũ rích (lâu lắm em mới nhìn thấy vì vào lò hết rồi). mấy con dao đi rừng; Mang tiếng mấy ông lớn ra :D
Giống mấy ông châu âu có đồ chơi cũ không muốn tốn tiền tiêu huỷ thì đem ban phát cho ông U Cà tẩn Nga thôi.
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
524
Động cơ
272,272 Mã lực
Nói về tập tục của người Ba Na, Ê Đê trước đây là du canh du mục, mãi gần đây mới hạn chế được tập tục này của họ. Trước đây họ sống theo kiểu như thế này:

Nguyên 1 cái làng, nếu họ thấy không thuận tiện sinh sống nữa thì họ dời đi, dù việc dời đi chỉ cách đó vài km thôi, bản thân em từng chứng kiến nguyên 1 cái làng chuyển đi trong vòng 1 buổi sáng theo đúng nghĩa đen luôn. Buổi sáng 7h em vào rẫy, 9 h có việc chạy ngược trở lại, trên đường đi thấy tự dưng cả 1 cái làng mọc lên trên đỉnh đồi(lúc đi buổi sáng là không có), chạy ngang qua làng cũ thì chả còn cái gì, đồ đạc vứt lên trên nhà sàn, thanh niên trai tráng 1 - 2 người ôm cái trụ nhổ lên rồi khênh luôn cái nhà băng qua suối qua đồi đến địa điểm mới.
Còn nương rẫy thì họ phát, đốt rừng sau đó gieo trồng trên đó được một vài vụ đất hết màu mỡ là họ lại chọn một khoảng rừng khác để phát tiếp. mãi sau này họ mới canh tác giống như người kinh, nói về đất của họ thì chủ yếu là lấn chiếm nên cũng chả có sổ sách gì đâu, sau này người kinh về đo đạc mới cấp cho họ được cuốn bìa đỏ. nhưng mà họ thích thì bỏ hoang, thích thì bán vì họ dư khả năng phát một quả đồi, một quả núi khác để tiếp tục canh tác.

cho nên nói bức xúc về thu hồi đất có lẽ đối với người dân tộc thì hơi bị lạ.

Nếu ai đã từng sinh ra lớn lên ở Tây Nguyên thì hầu hết đều biết đến cái tên gọi là nhà nước "Đề Ga tự trị". Nhà nước này không phải là mới nổi đây, cũng không phải là bị lãng quên từ những năm 200x. Thực sự thì năm nào cũng có thông tin thằng này nó về làng này bị bắt, thằng kia nó về làng kia, xã kia nhưng trốn kịp,... chỉ có sự kiện ngày 11/6 này là nổi bật nhất nên mới lên mặt báo thôi, còn những vụ khác hầu hết đều bị tóm khi nó mới nhen nhóm. Ở đây em muốn nhấn mạnh là Tây Nguyên luôn luôn bất ổn từ xưa đến nay rồi chứ không phải là mới đây.
Em nhất trí với cụ. Ý em là bọn chúng nó ( ly khai, bất mãn, các thế lực bên ngoài không muốn một Việt Nam phát triển ổn định, bọn cơ hội đục nước béo cò) không từ một thủ đoạn gì, kiếm đủ mọi lý do để kích động đồng bào chống phá chính quyền.

Em đã được kiểm lâm dẫn vào một buôn nhỏ của người Ê Đê nằm khá biệt lập giữa rừng quốc gia Yok Đôn. Ngắm nghía và tìm hiểu một hồi thì em hiểu rằng chuyện thu xếp cho đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi phương thức sống mà vẫn giữ được bản sắc là chuyện khó khăn và cần nhiều thời gian.

Em liên tưởng thế này, khu vực làng quê xung quanh Hà Nội nhà em trải qua làn sóng đô thị hóa, phải chuyển đổi từ cuộc sống bám vào nghề nông sang thành dân cư đô thị đã phát sinh biết bao nhiêu vấn nạn, lợi cũng nhiều mà mất mát cũng lắm. Phải mất một thời gian dài, cuộc sống của người dân mới trở lại cân bằng. Thế thì ở Tây Nguyên, khi mà người Kinh lên làm kinh tế mới, lao động chăm chỉ, khôn ngoan trong việc thoát nghèo và làm giàu thì việc phát sinh va đập trên nhiều mặt của cuộc sống với đồng bào bản địa vẫn theo quán tính sống ngàn đời của họ là chuyện đương nhiên. Nhìn rộng ra toàn vùng, giải quyết câu chuyện này phải kiên trì, khéo léo, tận tâm và chắc phải mất một vài thế hệ mới yên được. Ở Tây Bắc cũng thế thôi, từ năm 1954 đến giờ cũng đã gần 70 năm!

Nhiều cụ thấy chúng nó quá dã man nên cũng nổi điên lên. Em OK với các cụ ấy, nhưng như em đã còm, em kiên nhẫn chờ thông tin chính thống. Ở địa bàn phức tạp như Tây Nguyên, trong lúc bọn linh cẩu, kền kền ăn xác thối chực chờ thường xuyên, em nghĩ phải rất cẩn trọng khi công bố thông tin.

Kính cụ!
 

haidongtay

Xe điện
Biển số
OF-200873
Ngày cấp bằng
5/7/13
Số km
2,964
Động cơ
365,604 Mã lực
Bây giờ trên mạng facebook tràn lan những clip dựng chuyện bô li phê lên, xe jeep, AK47, thư của LHQ, nước bạn đòi thả người, rồi chính quyền cướp nọ kia nên dân phản kháng mà nhiều người tin thật, phải công nhận nhiều người lớn nhưng không suy nghĩ thấu đáo, cũng có thể giả vờ ngô nghê
 

5008

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-709453
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
630
Động cơ
580,510 Mã lực
Em thấy truyền thông chưa đề cập đến Khủng bố mà nhiều cụ khẳng định vậy ko biết có hợp lý ko nhỉ
 

motthoidongbim

Xe điện
Biển số
OF-302917
Ngày cấp bằng
26/12/13
Số km
4,318
Động cơ
462,381 Mã lực
Nơi ở
234 khâm thiên hà nội
Theo e chủ yếu là được đi học thì dân trí mới cao được, mới tránh bị dụ dỗ

Quê nội, ngoại e ở sát biên trên đông Bắc, mặc dù cũng còn rất nghèo, nhưng trẻ em chắc 100% học hết cấp 3, đứa nào học được thì được tạo nguồn về làm cán bộ, đứa nào học kém thì cũng biết tiếng Kinh, biết chữ rồi sẽ biết đi kiếm việc làm chí ít là công nhân để có kế sinh nhai

Trên em tuyền dân tộc, trẻ con đi học được miễn học phí, được mượn + cấp sách vở, mỗi kỳ còn được nhà nước cho 1.4 triệu mang về cho bố mẹ. Có các trường dân tộc nội trú nhà nước nuôi ăn ở, học. Được ưu tiên thi đại học, học xong về được ưu tiên việc làm.

Trẻ đi học thì thầy cô đều thương, đứa nào càng chăm học càng được khuyến khích ôn tập để thi hsg, lấy thành tích cho trường chứ k có kiểu phải đi thầy cô mới được nâng đỡ. Các thầy cô còn phải nịnh hết các cháu mới được bố mẹ cho đi ôn tập thi các cuộc thi.

Điều mà già trẻ, kể cả người k biết chữ trong các bản đều biết là: "học giỏi sẽ không nghèo". Ở địa phương ai dốt nát, không biết làm ăn, k chịu học tập thì mọi người sẽ xa lánh.

Nên không xảy ra những vụ nghe xúi giục man rợ thế này.

Ở Tây Nguyên chắc chế độ ưu tiên không kém gì chỗ em, nhưng có vẻ đồng bào vẫn còn tập tục canh tác thô sơ, không chú trọng việc học tập. Không biết đọc viết thì sao nhìn ra được con đường kiếm ăn được. Mong nhà nc ta tiếp tục tuyên truyền sâu hơn giúp bà con trên ấy xoá mù chữ xoá mù cả trong tim
Đồng bào dân tộc thì ở đâu cũng được ưu tiên, hỗ trợ việc học tập như nhau thôi cụ. Nhưng cái truyền thống học dân Bắc và Nam vẫn khác nhau. Như đứa e họ e ở ĐL, bố Bắc - mẹ Nam nhưng 2 đứa con thì học thì học thôi. Không sát xao như ngoài này. Cno cũng xdinh con học xong c3 là kih doanh, buôn bán, mặc dù mới học c1. Ngoài ra mẹ nó theo đạo Tin lành -> con cái cũng theo và học trường dòng. Ngoài học kiến thức thì còn học giáo lý. Gv cũng không áp lực việc học cho con, về ko có bài tập.
 

Haicau4x4

Xe máy
Biển số
OF-354880
Ngày cấp bằng
20/2/15
Số km
76
Động cơ
266,522 Mã lực
Em các cụ đang làm việc ở Tây Nguyên mấy năm nay đây. Cũng có tí nhận định chủ quan về vụ này, nhất là tại sao lại để xayr ra hậu quả nghiêm trọng vậy, trước đó thì ta đều dập từ trứng nước rồi. Về nguyên nhân chính có lẽ nhiều cụ đều nhận thấy, công tác nắm địa bàn của công an cơ sở là không tốt. Cái này xuất phát từ việc thay đổi cơ cấu đưa công an chính quy về xã, đây là chủ trương rất hay không cần bàn cãi, tuy nhiên ở những địa bàn bất ổn như Tây Nguyên thì lại làm hổng công tác an ninh cơ sở. Ngày xưa công an xã thường là người bản địa, cũng là người đồng bào luôn, họ thực sự sống trong dân, ma chay giỗ chạp, họ mạc, lễ nhà thờ... mạng lưới thông tin ko gì là không nắm, đừng nói biến động gì lớn, người lạ đi vào bản làm gì ăn gì nói gì là biết ngay phút mốt. Nhưng từ khi công an chính quy về nắm cấp xã, không còn cửa cho các công an viên người đồng bào không bằng cấp tiếp tục làm việc. Các đồng chí chính quy thường là dân Kinh, nơi khác điều về, ko thể hoà vào dân bản địa được. Thêm nữa, nắm địa bàn chưa lâu các đồng chí lại quay cuồng trong vụ làm CCCD. Thế là mất cơ sở. Thực tế là ngày xưa em dẫn quân tới xã nào ở Tây Nguyên cũng ngay lập tức được các đồng chí công an xã vào thăm hỏi, làm tạm trú đàng hoàng. Giờ thì tuyệt cả mấy tháng trời, công trường người ra người vào chẳng có ai hỏi thăm, các đồng chí công an xã đang bận đi hướng dẫn bà con làm CCCD điện tử.
Đây có lẽ cũng trả lời được cho lý do tại sao vụ này không xảy ra ở các xã gần biên giới. Đó là vì ở các xã biên giới, công tác nắm dân là của anh em biên phòng, vẫn được duy trì rất tốt.
P/S : Vụ này muốn biết mục đích thực sự, có lẽ ta chờ phản ứng của quốc tế sẽ nhìn nhận đc phần nào. Nhưng nhìn cách trang bị và tổ chức còn kém xa các bác buôn ma tuý ở Sơn La ntn thì có lẽ chỉ là 1 cách gây tiếng vang để ăn thêm tiền donate của các bác Đề ga hải ngoại thôi.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,562
Động cơ
-311,025 Mã lực
Theo e chủ yếu là được đi học thì dân trí mới cao được, mới tránh bị dụ dỗ

Quê nội, ngoại e ở sát biên trên đông Bắc, mặc dù cũng còn rất nghèo, nhưng trẻ em chắc 100% học hết cấp 3, đứa nào học được thì được tạo nguồn về làm cán bộ, đứa nào học kém thì cũng biết tiếng Kinh, biết chữ rồi sẽ biết đi kiếm việc làm chí ít là công nhân để có kế sinh nhai

Trên em tuyền dân tộc, trẻ con đi học được miễn học phí, được mượn + cấp sách vở, mỗi kỳ còn được nhà nước cho 1.4 triệu mang về cho bố mẹ. Có các trường dân tộc nội trú nhà nước nuôi ăn ở, học. Được ưu tiên thi đại học, học xong về được ưu tiên việc làm.

Trẻ đi học thì thầy cô đều thương, đứa nào càng chăm học càng được khuyến khích ôn tập để thi hsg, lấy thành tích cho trường chứ k có kiểu phải đi thầy cô mới được nâng đỡ. Các thầy cô còn phải nịnh hết các cháu mới được bố mẹ cho đi ôn tập thi các cuộc thi.

Điều mà già trẻ, kể cả người k biết chữ trong các bản đều biết là: "học giỏi sẽ không nghèo". Ở địa phương ai dốt nát, không biết làm ăn, k chịu học tập thì mọi người sẽ xa lánh.

Nên không xảy ra những vụ nghe xúi giục man rợ thế này.

Ở Tây Nguyên chắc chế độ ưu tiên không kém gì chỗ em, nhưng có vẻ đồng bào vẫn còn tập tục canh tác thô sơ, không chú trọng việc học tập. Không biết đọc viết thì sao nhìn ra được con đường kiếm ăn được. Mong nhà nc ta tiếp tục tuyên truyền sâu hơn giúp bà con trên ấy xoá mù chữ xoá mù cả trong tim
Dân trí cao là điều tốt, về tích cực thì như cụ nói nhưng đồng thời nó cũng là con dao 2 lưỡi, khi nó muốn mục đích hắc ám của nó, dễ tạo ra những trí tưởng bở bay xa cho những người kém nhận thức hơn nó, gọi nôm na là thao túng tâm lý. Rồi nó áp dụng cho việc khác: cá.ch mạ.ng mà.u
 

quanggialai

Xe điện
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
2,506
Động cơ
458,840 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
Theo e chủ yếu là được đi học thì dân trí mới cao được, mới tránh bị dụ dỗ

Quê nội, ngoại e ở sát biên trên đông Bắc, mặc dù cũng còn rất nghèo, nhưng trẻ em chắc 100% học hết cấp 3, đứa nào học được thì được tạo nguồn về làm cán bộ, đứa nào học kém thì cũng biết tiếng Kinh, biết chữ rồi sẽ biết đi kiếm việc làm chí ít là công nhân để có kế sinh nhai

Trên em tuyền dân tộc, trẻ con đi học được miễn học phí, được mượn + cấp sách vở, mỗi kỳ còn được nhà nước cho 1.4 triệu mang về cho bố mẹ. Có các trường dân tộc nội trú nhà nước nuôi ăn ở, học. Được ưu tiên thi đại học, học xong về được ưu tiên việc làm.

Trẻ đi học thì thầy cô đều thương, đứa nào càng chăm học càng được khuyến khích ôn tập để thi hsg, lấy thành tích cho trường chứ k có kiểu phải đi thầy cô mới được nâng đỡ. Các thầy cô còn phải nịnh hết các cháu mới được bố mẹ cho đi ôn tập thi các cuộc thi.

Điều mà già trẻ, kể cả người k biết chữ trong các bản đều biết là: "học giỏi sẽ không nghèo". Ở địa phương ai dốt nát, không biết làm ăn, k chịu học tập thì mọi người sẽ xa lánh.

Nên không xảy ra những vụ nghe xúi giục man rợ thế này.

Ở Tây Nguyên chắc chế độ ưu tiên không kém gì chỗ em, nhưng có vẻ đồng bào vẫn còn tập tục canh tác thô sơ, không chú trọng việc học tập. Không biết đọc viết thì sao nhìn ra được con đường kiếm ăn được. Mong nhà nc ta tiếp tục tuyên truyền sâu hơn giúp bà con trên ấy xoá mù chữ xoá mù cả trong tim
Nói về cái chữ ở Tây Nguyên. Thay vì phải trả tiền học như người Kinh thì người đồng bào được nhà nước trả tiền họ đi học, ngoài tiền hỗ trợ thì có gạo, chi phí ăn ở khác vân vân và mây mây. Nhưng họ thích thì đi thích thì nghỉ.

Nay đỡ hơn nhiều chứ thời Mẹ em vào làng dạy, cứ trong làng có sự kiện là lớp không còn một mống. Đôi khi không có sự kiện nhưng lớp chỉ còn 1 2 học sinh là thường xuyên, nên trong túi mẹ em lúc nào cũng có 1 bịch kẹo hoặc vài cục xà phòng (thời đó người đồng bào rất thích xà phòng cục).
Bắt đầu từ mầm non, 1 lớp có khoảng 30 -40 học sinh, khi bắt đầu lên lớp thì rơi rụng dần cho đến lớp 12 còn được 1 -2 học sinh là cao rồi, thường thì qua hết lớp 5 còn được chục, qua lớp 9 còn dc 1 -2, tới 12 còn 0.
Như thời em cả Huyện mới có 1 trường cấp 3, khóa em có 7 lớp 12, cả khóa chỉ có 2 - 3 bạn học là người đồng bào thôi. Cả 1 huyện với 1 thị trấn 11 xã, mỗi đơn vị hành chính có khoảng 4 - 5 làng đồng bào mà nặn mãi mới được vài ba học sinh học đến hết 12.
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,106
Động cơ
416,074 Mã lực
Nơi ở
BE
Em các cụ đang làm việc ở Tây Nguyên mấy năm nay đây. Cũng có tí nhận định chủ quan về vụ này, nhất là tại sao lại để xayr ra hậu quả nghiêm trọng vậy, trước đó thì ta đều dập từ trứng nước rồi. Về nguyên nhân chính có lẽ nhiều cụ đều nhận thấy, công tác nắm địa bàn của công an cơ sở là không tốt. Cái này xuất phát từ việc thay đổi cơ cấu đưa công an chính quy về xã, đây là chủ trương rất hay không cần bàn cãi, tuy nhiên ở những địa bàn bất ổn như Tây Nguyên thì lại làm hổng công tác an ninh cơ sở. Ngày xưa công an xã thường là người bản địa, cũng là người đồng bào luôn, họ thực sự sống trong dân, ma chay giỗ chạp, họ mạc, lễ nhà thờ... mạng lưới thông tin ko gì là không nắm, đừng nói biến động gì lớn, người lạ đi vào bản làm gì ăn gì nói gì là biết ngay phút mốt. Nhưng từ khi công an chính quy về nắm cấp xã, không còn cửa cho các công an viên người đồng bào không bằng cấp tiếp tục làm việc. Các đồng chí chính quy thường là dân Kinh, nơi khác điều về, ko thể hoà vào dân bản địa được. Thêm nữa, nắm địa bàn chưa lâu các đồng chí lại quay cuồng trong vụ làm CCCD. Thế là mất cơ sở. Thực tế là ngày xưa em dẫn quân tới xã nào ở Tây Nguyên cũng ngay lập tức được các đồng chí công an xã vào thăm hỏi, làm tạm trú đàng hoàng. Giờ thì tuyệt cả mấy tháng trời, công trường người ra người vào chẳng có ai hỏi thăm, các đồng chí công an xã đang bận đi hướng dẫn bà con làm CCCD điện tử.
Đây có lẽ cũng trả lời được cho lý do tại sao vụ này không xảy ra ở các xã gần biên giới. Đó là vì ở các xã biên giới, công tác nắm dân là của anh em biên phòng, vẫn được duy trì rất tốt.
P/S : Vụ này muốn biết mục đích thực sự, có lẽ ta chờ phản ứng của quốc tế sẽ nhìn nhận đc phần nào. Nhưng nhìn cách trang bị và tổ chức còn kém xa các bác buôn ma tuý ở Sơn La ntn thì có lẽ chỉ là 1 cách gây tiếng vang để ăn thêm tiền donate của các bác Đề ga hải ngoại thôi.
Để xảy ra vụ này đúng là công tác nắm địa bàn chủ quan quá. Tôi nghĩ về mặt công khai nếu quy về khủng bố vì sẽ thiệt hại rất nhiều nên sẽ đưa về tấn công có tổ chức, man rợ.

Đằng sau chắc là sẽ phải làm cực mạnh, đánh dập đầu cả bọn cầm đầu và bọn lau nhau ở dưới.
 

sthd

Xe lăn
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
12,626
Động cơ
506,646 Mã lực
Em thấy truyền thông chưa đề cập đến Khủng bố mà nhiều cụ khẳng định vậy ko biết có hợp lý ko nhỉ
Không vì cá nhân. Không cướp bóc, Không tống tiền, chỉ để gây sợ hãi, bản chất nó là khủng bố rồi chứ cần gì hợp lý hay không
 

blablo

Xe tải
Biển số
OF-454076
Ngày cấp bằng
18/9/16
Số km
292
Động cơ
210,827 Mã lực
Nói về cái chữ ở Tây Nguyên. Thay vì phải trả tiền học như người Kinh thì người đồng bào được nhà nước trả tiền họ đi học, ngoài tiền hỗ trợ thì có gạo, chi phí ăn ở khác vân vân và mây mây. Nhưng họ thích thì đi thích thì nghỉ.

Nay đỡ hơn nhiều chứ thời Mẹ em vào làng dạy, cứ trong làng có sự kiện là lớp không còn một mống. Đôi khi không có sự kiện nhưng lớp chỉ còn 1 2 học sinh là thường xuyên, nên trong túi mẹ em lúc nào cũng có 1 bịch kẹo hoặc vài cục xà phòng (thời đó người đồng bào rất thích xà phòng cục).
Bắt đầu từ mầm non, 1 lớp có khoảng 30 -40 học sinh, khi bắt đầu lên lớp thì rơi rụng dần cho đến lớp 12 còn được 1 -2 học sinh là cao rồi, thường thì qua hết lớp 5 còn được chục, qua lớp 9 còn dc 1 -2, tới 12 còn 0.
Như thời em cả Huyện mới có 1 trường cấp 3, khóa em có 7 lớp 12, cả khóa chỉ có 2 - 3 bạn học là người đồng bào thôi. Cả 1 huyện với 1 thị trấn 11 xã, mỗi đơn vị hành chính có khoảng 4 - 5 làng đồng bào mà nặn mãi mới được vài ba học sinh học đến hết 12.
Vâng bác, làng của ông bà em và bác gái em thuộc dạng nghèo lạc hậu nhất tỉnh em rồi.

Nhưng gần đây xem tiktok 1 số thanh niên bana, ê đê làm về cuộc sống thường nhật, e thấy sao lạc hậu, thiếu thốn quá, chắc = vùng trên em 10 năm về trước
Xem thì câu đầu tiên e nghĩ trong đầu là: trẻ khoẻ sao không đi làm công nhân?

Thanh niên quê em đi công nhân ào ạt, có tiền mua xe máy, điện thoại, sắm đồ vật dụng hiện đại, xây được nhà cấp 4.
Nhà nào có 3 đứa con đi samsung là ôi trời, nhanh thay da đổi thịt

Tại sao thanh niên bên Tây Nguyên lại khổ thế nhỉ. Phải chăng họ không đi học nên không biết chữ, không biết làm hồ sơ lao động, không biết kỷ luật, làm nay mai bỏ?
 

5008

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-709453
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
630
Động cơ
580,510 Mã lực
Không vì cá nhân. Không cướp bóc, Không tống tiền, chỉ để gây sợ hãi, bản chất nó là khủng bố rồi chứ cần gì hợp lý hay không
Khủng bố thường đi kèm màu sắc chính trị, hiện em chưa thấy truyền thông đề cập đến.
 

quanggialai

Xe điện
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
2,506
Động cơ
458,840 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
Vâng bác, làng của ông bà em và bác gái em thuộc dạng nghèo lạc hậu nhất tỉnh em rồi.

Nhưng gần đây xem tiktok 1 số thanh niên bana, ê đê làm về cuộc sống thường nhật, e thấy sao lạc hậu, thiếu thốn quá, chắc = vùng trên em 10 năm về trước
Xem thì câu đầu tiên e nghĩ trong đầu là: trẻ khoẻ sao không đi làm công nhân?

Thanh niên quê em đi công nhân ào ạt, có tiền mua xe máy, điện thoại, sắm đồ vật dụng hiện đại, xây được nhà cấp 4.
Nhà nào có 3 đứa con đi samsung là ôi trời, nhanh thay da đổi thịt

Tại sao thanh niên bên Tây Nguyên lại khổ thế nhỉ. Phải chăng họ không đi học nên không biết chữ, không biết làm hồ sơ lao động, không biết kỷ luật, làm nay mai bỏ?
Chắc phải thời gian nữa. Trước đây người đồng bào họ không có tiền thôi chứ không nghèo đâu. Bò, dê tính đàn, rẫy tính núi. Có thời họ đổi 3 con bò lấy 1 chiếc công nông, 2 con bò lấy 1 chiếc xe dream TQ. Đương nhiên không biết tính toán thì tài sản rồi cũng hết.
Về bản chất thì người đồng bào hiền, học vấn thấp nên dễ bị lợi dụng. Dễ đến mức mà nếu mình muốn ăn dê thì chuẩn bị 1 con gà. Chạy vào làng đâm chết con dê để cả làng ra bắt vạ, mình lấy con gà đổi lấy con dê chết đó.
 

Galaxy_tours

Xe tải
Biển số
OF-67688
Ngày cấp bằng
4/7/10
Số km
475
Động cơ
421,463 Mã lực
Em nhất trí với cụ. Ý em là bọn chúng nó ( ly khai, bất mãn, các thế lực bên ngoài không muốn một Việt Nam phát triển ổn định, bọn cơ hội đục nước béo cò) không từ một thủ đoạn gì, kiếm đủ mọi lý do để kích động đồng bào chống phá chính quyền.

Em đã được kiểm lâm dẫn vào một buôn nhỏ của người Ê Đê nằm khá biệt lập giữa rừng quốc gia Yok Đôn. Ngắm nghía và tìm hiểu một hồi thì em hiểu rằng chuyện thu xếp cho đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi phương thức sống mà vẫn giữ được bản sắc là chuyện khó khăn và cần nhiều thời gian.

Em liên tưởng thế này, khu vực làng quê xung quanh Hà Nội nhà em trải qua làn sóng đô thị hóa, phải chuyển đổi từ cuộc sống bám vào nghề nông sang thành dân cư đô thị đã phát sinh biết bao nhiêu vấn nạn, lợi cũng nhiều mà mất mát cũng lắm. Phải mất một thời gian dài, cuộc sống của người dân mới trở lại cân bằng. Thế thì ở Tây Nguyên, khi mà người Kinh lên làm kinh tế mới, lao động chăm chỉ, khôn ngoan trong việc thoát nghèo và làm giàu thì việc phát sinh va đập trên nhiều mặt của cuộc sống với đồng bào bản địa vẫn theo quán tính sống ngàn đời của họ là chuyện đương nhiên. Nhìn rộng ra toàn vùng, giải quyết câu chuyện này phải kiên trì, khéo léo, tận tâm và chắc phải mất một vài thế hệ mới yên được. Ở Tây Bắc cũng thế thôi, từ năm 1954 đến giờ cũng đã gần 70 năm!

Nhiều cụ thấy chúng nó quá dã man nên cũng nổi điên lên. Em OK với các cụ ấy, nhưng như em đã còm, em kiên nhẫn chờ thông tin chính thống. Ở địa bàn phức tạp như Tây Nguyên, trong lúc bọn linh cẩu, kền kền ăn xác thối chực chờ thường xuyên, em nghĩ phải rất cẩn trọng khi công bố thông tin.

Kính cụ!
Mạn phép hỏi cụ có phải buôn Drang Phok k ah? 😊
 

Dacia90

Xe điện
Biển số
OF-808783
Ngày cấp bằng
17/3/22
Số km
2,001
Động cơ
67,844 Mã lực
Tuổi
44
Khủng bố thường đi kèm màu sắc chính trị, hiện em chưa thấy truyền thông đề cập đến.
Ở diễn đàn này không bàn tới CT. Nhưng cụ có thắc mắc thì nên đào bới tin trên báo kỹ một chút. Đang ở giai đoạn điều tra, truy lùng tội phạm, sau đó mới có kết luận, họp báo. Rồi đưa bọn bị tóm ra toà xử...
Nói đến “khủng bố” là liên quan tới yếu tố “quốc tế” chứ không phải chính trị như cụ nghĩ đâu. Thí dụ như bài báo đầu năm 2022 này nói về 6 nguy cơ khủng bố, đã đọc kỹ mà chưa biết xếp vụ này thuộc nguy cơ nào (vì chưa có kết luận của cơ quan chức năng)


Vụ lần này nó phức tạp hơn các vụ hồi năm hai ngàn lẻ mấy. Dùng người ở các địa bàn khác nhau, thảm sát tàn bạo, phá hoại cơ quan NN trong thời gian ngắn, khi bị bắt và thẩm vấn đều nhắc tới nhân vật “ông chủ”. Cơ quan chức năng chưa giải đáp được thì rất khó công bố là “khủng bố”. Nói chung mỗi người đọc thì tự đánh giá, ở góc độ phát ngôn cấp Quốc gia lại là chuyện làm sao đảm bảo lợi ích tốt nhất.
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
5,637
Động cơ
520,701 Mã lực
vụ này dự bét ra cũng 6-7 án tử hình
Em các cụ đang làm việc ở Tây Nguyên mấy năm nay đây. Cũng có tí nhận định chủ quan về vụ này, nhất là tại sao lại để xayr ra hậu quả nghiêm trọng vậy, trước đó thì ta đều dập từ trứng nước rồi. Về nguyên nhân chính có lẽ nhiều cụ đều nhận thấy, công tác nắm địa bàn của công an cơ sở là không tốt. Cái này xuất phát từ việc thay đổi cơ cấu đưa công an chính quy về xã, đây là chủ trương rất hay không cần bàn cãi, tuy nhiên ở những địa bàn bất ổn như Tây Nguyên thì lại làm hổng công tác an ninh cơ sở. Ngày xưa công an xã thường là người bản địa, cũng là người đồng bào luôn, họ thực sự sống trong dân, ma chay giỗ chạp, họ mạc, lễ nhà thờ... mạng lưới thông tin ko gì là không nắm, đừng nói biến động gì lớn, người lạ đi vào bản làm gì ăn gì nói gì là biết ngay phút mốt. Nhưng từ khi công an chính quy về nắm cấp xã, không còn cửa cho các công an viên người đồng bào không bằng cấp tiếp tục làm việc. Các đồng chí chính quy thường là dân Kinh, nơi khác điều về, ko thể hoà vào dân bản địa được. Thêm nữa, nắm địa bàn chưa lâu các đồng chí lại quay cuồng trong vụ làm CCCD. Thế là mất cơ sở. Thực tế là ngày xưa em dẫn quân tới xã nào ở Tây Nguyên cũng ngay lập tức được các đồng chí công an xã vào thăm hỏi, làm tạm trú đàng hoàng. Giờ thì tuyệt cả mấy tháng trời, công trường người ra người vào chẳng có ai hỏi thăm, các đồng chí công an xã đang bận đi hướng dẫn bà con làm CCCD điện tử.
Đây có lẽ cũng trả lời được cho lý do tại sao vụ này không xảy ra ở các xã gần biên giới. Đó là vì ở các xã biên giới, công tác nắm dân là của anh em biên phòng, vẫn được duy trì rất tốt.
P/S : Vụ này muốn biết mục đích thực sự, có lẽ ta chờ phản ứng của quốc tế sẽ nhìn nhận đc phần nào. Nhưng nhìn cách trang bị và tổ chức còn kém xa các bác buôn ma tuý ở Sơn La ntn thì có lẽ chỉ là 1 cách gây tiếng vang để ăn thêm tiền donate của các bác Đề ga hải ngoại thôi.
Xem nhiều phim tài liệu thấy đồn trưởng biên phòng người kinh còn nói đc tiếng dân tộc thì thấy công tác dân vận bên quân đội làm tốt hơn rất nhiều. Với những địa bàn đặc biệt nhạy cảm như tây nguyên nhà nước nên giao bên quân đội chịu trách nhiệm, xxx chỉ nên là bên phối hợp.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top