Em cũng có một số thời gian vào trong đó, đi công việc cũng có mà đi chơi cũng có. Em quan sát được một số cái có thể không đúng nhưng đưa lên đây các cụ bàn luận mà nhất là các cụ nào đang ở trong đó có ý kiến. Cơ bản em thấy người đồng bào họ không cạnh tranh được với người Kinh về cơ hội. Ví dụ em đã thấy mấy cô giáo mua lại đất của người đồng bào họ khai phá rồi trồng sắn, trồng mía hay trồng tiêu kinh tế đều khá lên cả, trong khi người đồng bào nhiều người có lẽ họ vẫn có thói quen từ thời sáng ra mang cái gùi lên rẫy lấy được cái gì ăn thì ăn, cái gì bán thì bán. Sau này do chính sách định canh định cư của mình nên lâp thành các làng cho họ, do ở cũng xa nên hàng ngày chủ yếu có một lực lượng chở đủ thứ rau củ quả.... vào trong đó bán hoặc đổi. Nhiều người trong số những người này không tử tế, nhất là mang rượu vào đổi với dân trong đó toàn mang rượu vớ vẩn đổi lấy đồ tốt của người ta. Sau đó lại có chính sách giao đất giao rừng thì nhiều người đồng bào không nhận, một phần do họ thật sự theo quan điểm của mình là lười nhưng em nghĩ do tập quán lâu đời họ sống ỉ lại vào thiên nhiên quá ưu đãi. Người đồng bào đúng là uống rượu rất nhiều cả nam và nữ đều uống. Khi họ tụ tập làm cùng nhau cũng uống, có việc vui việc buồn đều uống cả. Uống rượu nhiều nó cũng giảm thời gian lao động. Ở Tây nguyên đúng là nếu chăm chỉ và có sức lao động thì không đói và hình như họ được bao cấp rất nhiều từ chữa bệnh, đi học đến tiền điện.... Nhưng nếu đi làm thuê thì cũng phải có thời vụ. Ví dụ làm thuê thu hoạch cà phê, hồ tiêu.... Người nào bệnh tật chữa khỏi nhưng mất sức lao động thì cũng không đi làm thuê được và trợ cấp cũng không được bao nhiêu. Họ lại đẻ nhiều đấy, em không nhớ nhưng thấy một số gia đình em vào toàn 3-4 đứa con nhỏ. Con bé thế thì bảo thời gian đi làm ăn nó cũng hạn chế. Còn việc nói là họ dễ bị kích động thì em không biết vì em vào đó thấy họ hiền mà. Chính quyền gọi họ đến có việc gì họ rất tuân thủ và đến không kêu ca gì đâu cũng không tranh cướp. Đấy là em thấy thế qua một số việc em biết.
Đúng như cụ cảm nhận. Dân Kinh, dân Bắc vào thì chịu khó và biết làm kinh tế. Đi thu gom nông sản, lâm sản lấy đồ gia dụng, thực phẩm, đồ chơi, ... vd như đổi ngô, sắn lấy bột giặt, dầu gội đầu... vào mạn TN cứ xây nhà kiên cố là dân Kinh, Bắc vào. Năm 2004 e vào làm thuỷ điện, dân ngta chưa biết dùng dầu gội, xà phòng. Công nhân của e thấy kể, cno toàn đi đổi kẹo cao su, dầu gội, bột giặt ... lấy tình. Em biết cũng khuyên ae không nên thế. Nhưng khuyên thôi, e cũng ko có quyền cấm. Có vụ hài hước nữa là 1 ông công nhân bên em oánh bài được mấy chục củ, ôg ý đi mua 2 bao tải quần lót, áo lót. Lên loa phát thanh xã mời bà con đến nhận miễn phí.
Người dân bản địa thì bản thân là cũng lười lao động, sống ngày nào biết ngày đấy. Thuê chặt mía, làm hố móng... thì họ làm đến 13h-14h đủ tiền là nghỉ, về đi nhậu. Con thì đẻ nhiều.
Đồng bào dân tộc được chia đất, chia đồi, rẫy nhưng sau 1 thời gian là chuyển nhượng dần cho người Kinh. Rồi đi làm thuê trên chính mảnh đất của mình.
Xưa bọn e thuê đất 1 nhà có ôg con trai, đẹp trai vãi. Sau e hỏi thì là con lai. Cứ đến những ngày lễ lớn là phải trình diện.