- Biển số
- OF-49813
- Ngày cấp bằng
- 31/10/09
- Số km
- 6,161
- Động cơ
- 514,063 Mã lực
Cụ mơ mộng và cũng khá hiểu biết. Nhưng cụ sai bản chất.Hãng mới toanh thì phải làm vậy thôi.
Khoảng trên 20 năm trước, Daewoo cũng làm tương tự cho các dòng xe nhỏ. Mua bản quyền thiết kế của Opel để dựng xe thương hiệu của mình.
Xa hơn nữa thì Hyundai cũng mua lại các thiết kế từ Mitsubishi về để sản xuất, rồi dần dần mới tự chủ phát triển các dòng động cơ.
Vấn đề các hãng làm như vậy thường khó khăn trong giai đoạn đầu là tuy cùng thiết kế nhưng sản phẩm hoàn thiện vẫn có độ tin cậy và độ ổn định chưa cao, các nhược điểm này sẽ dần được loại bỏ sau một thời gian.
Xét theo xu hướng thời đại thì ngày nay không ai tự chủ từ từng chi tiết nhỏ cho tới khi hoàn thiện sản phẩm, các thương hiệu từ cơ khí cho tới công nghệ đều áp dụng cách này.
Sau khi mua lại bản quyền, người ta sẽ nghiên cứu và từ đó phát triển thế hệ kế tiếp hoặc sử dụng các bằng sáng chế được cấp phép trong gói mua đó để kết hợp và phát triển ra những mẫu riêng.
Về lý thuyết thì như vậy có vẻ dễ, nhưng thực tế rất khó. Các trung tâm nghiên cứu và phát triển động cơ ngoài phải có nhân lực tốt thì nó thường phải đặt ở những khu vực có năng lực cao trong lĩnh vực chế tạo chính xác. Thường sẽ là Châu Âu, Mỹ, Nhật và hiện có thêm Trung Quốc.
Hình dung là từ một bản/phương án thiết kế ban đầu của các kỹ sư, các chi tiết được đặt hàng các nhà máy chuyên về chế tạo sẽ làm ra các thành phần đó và lắp ráp vận hành thực nghiệm, có kết quả lại đánh giá và chỉnh sửa nếu cần... vì thế các trung tâm thiết kế, nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) ô tô phải đặt ở các khu vực nêu trên thì mới đáp ứng được cả hai yêu cầu là chất lượng và thời gian cho mỗi mẫu vật cơ khí.
Các hoạt động này có thể phải lặp lại liên tiếp cho tới khi sản phẩm được coi là thành công và thiết kế được coi là hoàn thiện. Chi phí cho nghiên cứu một mẫu động cơ như vậy có thể tốn vài chục/vài trăm triệu USD. Chưa nói về các vấn đề pháp lý có thể phát sinh, chẳng hạn như một chi tiết mình nghĩ là sáng tạo ra nhưng thực tế trước đó đã có một thương hiệu khác nghĩ ra trước và đang được nắm bản quyền.
Sau khi đã hoàn thiện động cơ mẫu, bước tiếp theo là chế tạo dây chuyền sản xuất hàng loạt động cơ đó. Sau đó thì dây chuyền sản xuất thì có thể đặt ở đâu cũng được miễn là tối ưu về chi phí chứ không phức tạp như quá trình nghiên cứu và phát triển nêu trên.
Vậy nên nói chính xác nhất thì lúc này Vin chưa tự chủ được công nghệ sản xuất động cơ, nhưng với cách đầu tư và tiềm lực như đà hiện nay thì có thể sau một thời gian nữa Vin sẽ tự chủ được.
Tất nhiên là vẫn có những rủi ro, bài học về sự phá sản của hãng xe Daewoo hai chục năm trước hiện vẫn còn nguyên giá trị
Bọn Hàn nó mua Công nghệ, mua giấy phép, thuê TK. Nhưng nó chế tạo thật, CN phụ trợ mạnh mẽ. Nó làm dần từ xe cơ bản lên đến xe cao cấp- phức tạp. Và 100 năm nay các hãng đều làm vậy.
Ko ai như anh V. Giả đò thuê tk, thuê lắp xe từ Ý, hóa ra là mua xe Khựa lắp logo mang sang paris.
Cụ Gg : 2018 Brilliance V7 xem đi