- Biển số
- OF-165369
- Ngày cấp bằng
- 6/11/12
- Số km
- 4,416
- Động cơ
- 477,662 Mã lực
Bác sĩ gây tai nạn đổ lỗi cho kỹ thuật
Ngày 25.1, TAND TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử Trần Anh Huy (thời điểm gây tai nạn là bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) bị truy tố về tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Sau một buổi thẩm vấn, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung để giám định lại chiếc xe nhằm làm rõ một số tình tiết của vụ án.
Nhiều người dân tập trung theo dõi vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng này - Ảnh: Đàm Huy
Theo bản cáo trạng, chiều 7.10.2011, khi ông Huy lưu thông đến trước nhà 325 Lý Thái Tổ (Q.10), do không làm chủ được tốc độ, xử lý kém (lỗi vượt phải) đã để xe va chạm vào bên hông phải của ô tô 5 chỗ hiệu Mercedes lưu thông cùng chiều phía trước. Sau đó, xe của Huy va chạm tiếp vào hông phải một xe ô tô Camry rồi đụng liên tiếp vào 13 xe gắn máy trên đường. Hậu quả vụ tai nạn là 2 người đi xe gắn máy tử vong, 7 người khác bị thương, thiệt hại về tài sản gần 100 triệu đồng. (Độ dài sau khi đâm xe máy tới khi dừng là 1/4 cây số, không có thông tin độ dài sau khi đâm xe oto túi khí bung)
Sau vụ tai nạn, Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an tại TP.HCM giám định xe, kết luận “không phát hiện dấu vết hư hỏng do sự cố kỹ thuật trên các cụm chi tiết của hệ thống phanh. Hiện tại hệ thống phanh hoạt động bình thường, không bị mất hiệu lực khi thao tác phanh. Hệ thống lái hoạt động bình thường, đảm bảo chuyển hướng theo ý muốn của người điều khiển. Không thấy dấu vết sự cố chạm, chập điện, quá tải điện trên hệ thống điện của ô tô nói trên. Một số dây dẫn điện lắp đặt phía bên trái đầu xe bị đứt do xung lực va chạm hình thành khi xe tham gia tai nạn giao thông”. (Giám định tại hãng Toyota các bác nhé)
Tại tòa, Huy khai lái ô tô hiệu Toyota Altis rời bệnh viện. Sau đó đậu ở lề đường Lý Thái Tổ (Q.10), chờ đón vợ. Khi nhìn thấy vợ, Huy chuyển cần số về D (số tiến), đạp thắng nhưng phanh không hiệu quả, xe tăng tốc đột ngột, đụng phải một chiếc Mercedes. Theo Huy khai, túi khí lúc này đã bung ra nhưng động cơ không ngừng hoạt động mà vẫn lao về phía trước với tốc độ 100 km/giờ, đụng vào hàng chục chiếc xe khác. Chiếc xe này, Huy mua mới vào đầu 2009 tại một đại lý trên đường Lý Thường Kiệt.
Cụ thể, Huy trình bày: “Trước khi xảy ra vụ tai nạn, có người nhìn thấy trong xe khói bốc lên. Trong 2 năm sử dụng xe, tôi chưa bao giờ chạy với tốc độ kinh hoàng 100 km/giờ. Tôi thừa nhận có lỗi trong vụ tai nạn này nhưng một phần nguyên nhân gây ra vụ án là do xe bị lỗi kẹt chân ga và túi khí. Năm 2010 - 2011, Toyota toàn cầu thu hồi hàng triệu xe bị lỗi chân ga do cấu trúc sàn xe không phù hợp khiến xe bị kẹt chân ga, tăng ga đột ngột. Trong khi đó, Toyota VN không thu hồi xe mà âm thầm sửa chữa để thay đổi cấu trúc chân ga, sàn xe. Xe của tôi nằm trong số xe Toyota triệu hồi để sửa chữa. Đồng thời, nguyên lý túi khí bung ra, động cơ ngắt, xe chỉ trượt vài chục mét nhưng xe của tôi chạy tiếp 200 m mới ngừng lại. Xin tòa xem xét có phải lỗi kỹ thuật này gây ra tai nạn không?”.
Đại diện Hãng xe Toyota VN có mặt tại tòa thừa nhận xe Toyota Altis gây tai nạn nói trên nằm trong diện xe triệu hồi nhưng là để sửa công tắc điều khiển cửa sổ điện, không liên quan gì đến vụ án, không gây cháy xe. Đại diện Toyota VN cho biết thêm: “Khi có va chạm từ phía trước vào bức tường bê tông cứng, không xê dịch, túi khí xe Toyota Altis sẽ bung ra khi tốc độ tại thời điểm va chạm từ 20 - 30 km/giờ. Túi khí bung, động cơ ngắt nhưng theo quán tính xe vẫn trượt tiếp. Tuy nhiên, xe chuyển động thêm trong bao lâu, khoảng cách bao xa thì phụ thuộc nhiều yếu tố không biết được”. Đại diện hãng xe khẳng định: “Nếu người điều khiển không ra lệnh cho xe thì xe không thể nào chạy được”.
Trong phần thẩm vấn, HĐXX cũng tập trung thẩm vấn đại diện Hãng Toyota nhiều về kỹ thuật nhưng đại diện Hãng Toyota VN ấp úng và không có câu trả lời thuyết phục về độ an toàn của xe. Vị chủ tọa nói: “Nếu bị lỗi chân ga mà Toyota VN ém vụ việc thì sẽ còn nhiều xe và nhiều người khác có nguy cơ gặp nguy hiểm nên tòa mới thẩm vấn làm rõ”. HĐXX còn đặt vấn đề với tốc độ 30 và 100 km/giờ, túi khí bung thì xe sẽ trượt với tốc độ nào, trong khoảng cách bao xa thì người đại diện Toyota trả lời không biết vì phụ thuộc nhiều yếu tố. “Cụ thể là những yếu tố nào?”, vị hội thẩm hỏi. “Dạ, không biết được, có nhiều yếu tố ạ”, đại diện Toyota nói.
Sau một buổi thẩm vấn, Huy xin HĐXX giám định lại sàn xe xem cấu trúc sàn có làm kẹt chân ga và thời điểm cũng như lỗi bung túi khí mà động cơ không ngắt. HĐXX đã hội ý và quyết định hoãn phiên tòa để giám định thêm về chiếc xe.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130126/bac-si-gay-tai-nan-do-loi-cho-ky-thuat.aspx
Túi khí bung trước hay sau khi đâm xe máy gây chết người?
Và quan trọng là có đúng là xe Toyota không dừng động cơ sau khi túi khí Nổ?
Lỗi xe như bên Mỹ chăng?
Ngày 25.1, TAND TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử Trần Anh Huy (thời điểm gây tai nạn là bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) bị truy tố về tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Sau một buổi thẩm vấn, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung để giám định lại chiếc xe nhằm làm rõ một số tình tiết của vụ án.
Nhiều người dân tập trung theo dõi vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng này - Ảnh: Đàm Huy
Theo bản cáo trạng, chiều 7.10.2011, khi ông Huy lưu thông đến trước nhà 325 Lý Thái Tổ (Q.10), do không làm chủ được tốc độ, xử lý kém (lỗi vượt phải) đã để xe va chạm vào bên hông phải của ô tô 5 chỗ hiệu Mercedes lưu thông cùng chiều phía trước. Sau đó, xe của Huy va chạm tiếp vào hông phải một xe ô tô Camry rồi đụng liên tiếp vào 13 xe gắn máy trên đường. Hậu quả vụ tai nạn là 2 người đi xe gắn máy tử vong, 7 người khác bị thương, thiệt hại về tài sản gần 100 triệu đồng. (Độ dài sau khi đâm xe máy tới khi dừng là 1/4 cây số, không có thông tin độ dài sau khi đâm xe oto túi khí bung)
Sau vụ tai nạn, Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an tại TP.HCM giám định xe, kết luận “không phát hiện dấu vết hư hỏng do sự cố kỹ thuật trên các cụm chi tiết của hệ thống phanh. Hiện tại hệ thống phanh hoạt động bình thường, không bị mất hiệu lực khi thao tác phanh. Hệ thống lái hoạt động bình thường, đảm bảo chuyển hướng theo ý muốn của người điều khiển. Không thấy dấu vết sự cố chạm, chập điện, quá tải điện trên hệ thống điện của ô tô nói trên. Một số dây dẫn điện lắp đặt phía bên trái đầu xe bị đứt do xung lực va chạm hình thành khi xe tham gia tai nạn giao thông”. (Giám định tại hãng Toyota các bác nhé)
Tại tòa, Huy khai lái ô tô hiệu Toyota Altis rời bệnh viện. Sau đó đậu ở lề đường Lý Thái Tổ (Q.10), chờ đón vợ. Khi nhìn thấy vợ, Huy chuyển cần số về D (số tiến), đạp thắng nhưng phanh không hiệu quả, xe tăng tốc đột ngột, đụng phải một chiếc Mercedes. Theo Huy khai, túi khí lúc này đã bung ra nhưng động cơ không ngừng hoạt động mà vẫn lao về phía trước với tốc độ 100 km/giờ, đụng vào hàng chục chiếc xe khác. Chiếc xe này, Huy mua mới vào đầu 2009 tại một đại lý trên đường Lý Thường Kiệt.
Cụ thể, Huy trình bày: “Trước khi xảy ra vụ tai nạn, có người nhìn thấy trong xe khói bốc lên. Trong 2 năm sử dụng xe, tôi chưa bao giờ chạy với tốc độ kinh hoàng 100 km/giờ. Tôi thừa nhận có lỗi trong vụ tai nạn này nhưng một phần nguyên nhân gây ra vụ án là do xe bị lỗi kẹt chân ga và túi khí. Năm 2010 - 2011, Toyota toàn cầu thu hồi hàng triệu xe bị lỗi chân ga do cấu trúc sàn xe không phù hợp khiến xe bị kẹt chân ga, tăng ga đột ngột. Trong khi đó, Toyota VN không thu hồi xe mà âm thầm sửa chữa để thay đổi cấu trúc chân ga, sàn xe. Xe của tôi nằm trong số xe Toyota triệu hồi để sửa chữa. Đồng thời, nguyên lý túi khí bung ra, động cơ ngắt, xe chỉ trượt vài chục mét nhưng xe của tôi chạy tiếp 200 m mới ngừng lại. Xin tòa xem xét có phải lỗi kỹ thuật này gây ra tai nạn không?”.
Đại diện Hãng xe Toyota VN có mặt tại tòa thừa nhận xe Toyota Altis gây tai nạn nói trên nằm trong diện xe triệu hồi nhưng là để sửa công tắc điều khiển cửa sổ điện, không liên quan gì đến vụ án, không gây cháy xe. Đại diện Toyota VN cho biết thêm: “Khi có va chạm từ phía trước vào bức tường bê tông cứng, không xê dịch, túi khí xe Toyota Altis sẽ bung ra khi tốc độ tại thời điểm va chạm từ 20 - 30 km/giờ. Túi khí bung, động cơ ngắt nhưng theo quán tính xe vẫn trượt tiếp. Tuy nhiên, xe chuyển động thêm trong bao lâu, khoảng cách bao xa thì phụ thuộc nhiều yếu tố không biết được”. Đại diện hãng xe khẳng định: “Nếu người điều khiển không ra lệnh cho xe thì xe không thể nào chạy được”.
Trong phần thẩm vấn, HĐXX cũng tập trung thẩm vấn đại diện Hãng Toyota nhiều về kỹ thuật nhưng đại diện Hãng Toyota VN ấp úng và không có câu trả lời thuyết phục về độ an toàn của xe. Vị chủ tọa nói: “Nếu bị lỗi chân ga mà Toyota VN ém vụ việc thì sẽ còn nhiều xe và nhiều người khác có nguy cơ gặp nguy hiểm nên tòa mới thẩm vấn làm rõ”. HĐXX còn đặt vấn đề với tốc độ 30 và 100 km/giờ, túi khí bung thì xe sẽ trượt với tốc độ nào, trong khoảng cách bao xa thì người đại diện Toyota trả lời không biết vì phụ thuộc nhiều yếu tố. “Cụ thể là những yếu tố nào?”, vị hội thẩm hỏi. “Dạ, không biết được, có nhiều yếu tố ạ”, đại diện Toyota nói.
Sau một buổi thẩm vấn, Huy xin HĐXX giám định lại sàn xe xem cấu trúc sàn có làm kẹt chân ga và thời điểm cũng như lỗi bung túi khí mà động cơ không ngắt. HĐXX đã hội ý và quyết định hoãn phiên tòa để giám định thêm về chiếc xe.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130126/bac-si-gay-tai-nan-do-loi-cho-ky-thuat.aspx
Túi khí bung trước hay sau khi đâm xe máy gây chết người?
Và quan trọng là có đúng là xe Toyota không dừng động cơ sau khi túi khí Nổ?
Lỗi xe như bên Mỹ chăng?
Chỉnh sửa cuối: