- Biển số
- OF-3
- Ngày cấp bằng
- 20/5/06
- Số km
- 1,361
- Động cơ
- 596,573 Mã lực
- Nơi ở
- Hanoi
- Website
- www.Vietthinheec.vn
Tăng số xi-lanh để tăng công suất của động cơ là một hướng đi cơ bản và cổ điển. Tuy vậy số xilanh của động cơ một hàng dùng cho ôtô như đã dừng lại ở con số 6.
Động cơ chữ V ra đời không những đã giải quyết được vấn đề tăng số xilanh vượt quá 6 mà còn đem lại cho động cơ ôtô nhiều đặc tính quý báu. Chẳng thế mà ngay cả số xiklanh chỉ là 2 hay 4 người ta cũng đã dùng động cơ chữ V. Xu hướng sử dụng động cơ chữ V cho các loại hình xe du lịch cao cấp đắt tiền như Lexus GS400 (V8), Toyota Camry Grande (V6), Ford Escape (V6), BMW 5 Series (V8), Mercedes-Benz SL55 AMG (V8), Ferrari 550 Maranello (V12), Aston Marting DB7 (V12) đã đem lại cho dòng xe này những tính năng công suất và tốc độ tuyệt vời.
Động cơ chữ V có ưu điểm gì?
Nói chung, động cơ chữ V có những ưu điểm nổi bật sau đây:
* Động cơ có công suất lớn mà kết cấu rất gọn nhẹ, chiều cao của động cơ thấp, chiều dài ngắn hơn so với động cơ 1 hàng xi-lanh có cùng công suất.
* Tính cân bằng của động cơ rất tốt, động cơ vận hành rất êm, độ rung động rất nhỏ.
* Chỉ tiêu "công suất - lít" rất cao thường đạt từ 65 mã lực/lít đến 100 mã lực/lít nên dễ dàng thoả mãn tính năng tốc độ lớn của xe. Tốc độ cực đại của dòng xe này đều trên 200km/h và có loại đạt tới 26 km/h (Mercedes Benz SL55 AMG). Tiêu thụ nhiên liệu tương đối thấp thường chỉ tốn 7,5 - 11,5 lít/100 km. Tuy vậy nhược điểm của động cơ chữ V là kết cấu động cơ khá phức tạp. Hệ đường nạp, cơ cấu dẫn động trục cam, bố trí xú-pap, có nhiều điểm khác biệt với động cơ 1 hàng xi-lanh và điều rất đặc biệt là tính năng động học và tải trọng tác dụng lên trục khuỷu của động cơ chữ V hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu loại thanh truyền và góc chữ V của 2 hàng xi-lanh.
ảnh hưởng của góc chữ V (góc giữa 2 hàng xi-lanh)
Trong động cơ chữ V góc giữa 2 hàng xilanh có quan hệ rất lớn đến sự cân bằng của hệ lực quán tính chuyển động tịnh tiến của cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền. Trong động cơ 1 hàng xi-lanh lực quán tính chuyển động tịnh tiến luôn tác động trên phương đường tâm xi-lanh và không thể dùng đối trọng thông thường cần bằng được. Nhưng trong động cơ chữ V, hợp lực của lực quán tính chuyển động tịnh tiến đã rời khỏi đường tâm xi-lanh, biến đổi theo góc quay của trục khuỷu và tuỳ thuộc vào góc chữ V. Đặc biệt là khi góc V = 900 hợp lực của lực chuyển động tịnh tiến cấp 1 có trị số không đổi và phương tác dụng trùng với tâm má khuỷu nên có tác dụng như một lực ly tâm vì vậy có thể dùng đối trọng để cân bằng hoàn toàn.
Tuy vậy, không phải động cơ chữ V nào cũng dùng góc V=900 mà còn thường dùng góc V = 600, 1200, và cả 1800 nữa. Đó là vì lựa chọn góc chữ V còn tuỳ thuộc vào yêu cầu giảm thấp chiều cao mũi xe, tăng tầm nhìn cho người lái.
Phân loại động cơ chữ V
Động cơ chữ V thường phân loại theo số xi-lanh: V2, V4, V6, V8, V10 và V12. Trong đó, loại V6 và V8 chiếm tỷ lệ đến 80%. Cách phân loại này rất dễ hiểu nhưng về mặt chuyên môn động cơ chữ V được phân loại theo kết cấu của thanh truyền thành 3 loại: Động cơ chữ V dùng thanh truyền động dạng. ở loại động cơ này thanh truyền của hai dãy xi-lanh có kết cấu hoàn toàn giống nhau, hai thanh truyền cùng lắp chung trên một chốt khuỷu vì vậy hai hàng xi-lanh phải bố trí lệch nhau theo phương đường tâm trục khuỷu. Ưu điểm của loại động cơ chữ V này là tính năng động học và động lực học của hai hàng xi-lanh hoàn toàn giống nhau vì vậy hiện nay 90% động học chữ V đều thuộc nhóm này.
Động cơ chữ V dùng thanh truyền trung tâm. Loại động cơ này dùng hai thanh truyền khác hẳn nhau lắp lồng lên nhau trên cùng một chốt khuỷu. Vì vậy, hai hàng xi-lanh không lệch nhau. Ưu điểm của loại động cơ này là động cơ ngắn gọn hơn loại trên và vẫn giữ được quy luật động học như nhau nhưng thanh truyền có kết cấu rất phức tạp và không thể lắp lẫn cho nhau.
Động cơ chữ V dùng thanh truyền chính - thanh truyền phụ. Loại động cơ này cũng dùng hai loại thanh truyền có kết cấu hoàn toàn khác nhau, chỉ có thanh truyền chính lắp trên trục khuỷu, thanh truyền phụ lắp vào các chốt trên đầu to thanh truyền chính. Tuy trục khuỷu của loại đọng cơ này ngắn, hai hàng xilanh không lệch nhau nhưng thanh truyền rất phức tạp và điều đáng chú ý là công suất của hai hàng xilanh không bằng nhau như hai loại trên và quy luật động học của piston cũng hoàn toàn khác.
Do tính năng động học và tính lắp lẫn của phụ tùng của động cơ chữ V dùng thanh truyền đồng dạng hơn hẳn hai loại động cơ chữ V sau, nên ngày nay động cơ chữ V dùng trên ôtô chủ yếu là loại động cơ này.
Nguồn: Báo otoxemay