Các trường đại học của Đức cũng không còn giữ được chất lượng đào tạo tuyệt hảo như trước nữa. Mặc dù trước và trong Chiến tranh Thế giới Thứ II, Đức đã là trung tâm y tế, hóa học và vật lý của thế giới. Nhưng hiện nay thế mạnh về nghiên cứu và phát triển đã rời khỏi Berlin.
Nước Đức đã không thể giữ được vị trí hàng đầu trong các ngành sản xuất máy tính cá nhân, công nghệ văn phòng và thiết bị quang học laser. Khoa học công nghệ không phát triển mạnh như trước có nguyên nhân từ việc nước Đức để cho những nền tảng tạo nên một nền kinh tế mạnh bị xói mòn.
Một trong những vấn đề bị kêu ca nhiều ở Đức trong thời gian qua là tệ quan liêu. Trong lúc Anh đã hạn chế tối đa tệ quan liêu và thu hút được khá nhiều đầu tư nước ngoài, thì Đức lại không làm được như vậy. Các nhà đầu tư phải chờ trung bình 3 tháng ở Anh, 6 tháng ở Pháp để kế hoạch đầu tư của họ được chấp thuận, trong khi ở Đức họ phải mất đến 22 tháng.
“Người Mỹ phát minh, người Nhật sản xuất, trong khi người Đức thì do dự”. Lời nhận xét này của phòng thương mại Hanover lặng lẽ vọng lên một các yếu ớt mà chẳng được ai quan tâm. Nước Đức chẳng hề thi hành một chính sách nào hữu hiệu để chống lại tệ quan liêu giấy tờ.
Kết quả là giờ đâu người Đức đã đành mất khả năng cạnh tranh của mình, hàng tỷ mác Đức đã bị chuyển sang đầu tư vào các thị trường có mức công lao động rẻ mạt như ở Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Séc. Nếu ở Đức một công nhân được lãnh 25 đôla một giờ làm việc thì một công nhân ở Séc được lãnh chỉ có 2 đôla. Không thể có một sự cạnh tranh Đức nào tồn tại được trong điều kiện như thế.
Nước Đức đã không thể giữ được vị trí hàng đầu trong các ngành sản xuất máy tính cá nhân, công nghệ văn phòng và thiết bị quang học laser. Khoa học công nghệ không phát triển mạnh như trước có nguyên nhân từ việc nước Đức để cho những nền tảng tạo nên một nền kinh tế mạnh bị xói mòn.
Một trong những vấn đề bị kêu ca nhiều ở Đức trong thời gian qua là tệ quan liêu. Trong lúc Anh đã hạn chế tối đa tệ quan liêu và thu hút được khá nhiều đầu tư nước ngoài, thì Đức lại không làm được như vậy. Các nhà đầu tư phải chờ trung bình 3 tháng ở Anh, 6 tháng ở Pháp để kế hoạch đầu tư của họ được chấp thuận, trong khi ở Đức họ phải mất đến 22 tháng.
“Người Mỹ phát minh, người Nhật sản xuất, trong khi người Đức thì do dự”. Lời nhận xét này của phòng thương mại Hanover lặng lẽ vọng lên một các yếu ớt mà chẳng được ai quan tâm. Nước Đức chẳng hề thi hành một chính sách nào hữu hiệu để chống lại tệ quan liêu giấy tờ.
Kết quả là giờ đâu người Đức đã đành mất khả năng cạnh tranh của mình, hàng tỷ mác Đức đã bị chuyển sang đầu tư vào các thị trường có mức công lao động rẻ mạt như ở Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Séc. Nếu ở Đức một công nhân được lãnh 25 đôla một giờ làm việc thì một công nhân ở Séc được lãnh chỉ có 2 đôla. Không thể có một sự cạnh tranh Đức nào tồn tại được trong điều kiện như thế.