Lược thuật
Nhật bản đã chế tạo bom hạt nhân như thế nào
Nước Mỹ đã đưa bom cho họ mà không hề hối tiếc.
Vụ thử đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ của Nhật đã diễn ra mà không hề làm nhiều quan chức Washington ngạc nhiên, những quan chức này trong vài năm qua đã ủng hộ việc dàn xếp một sự kết thúc có kiểm soát hiệp ước an ninh đã lỗi thời của Mỹ với Nhật bản.
Trong khi chính sách công khai của Mỹ là hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân hủy diệt hàng loạt thì một nhóm quan chức cao cấp nhất và có quyền lực nhất của chính quyền Mỹ trong nhiều năm đã ngon ngọt dỗ dành Nhật bản đi theo hướng trở thành một quốc gia có vũ khí hạt nhân. Những quan chức này đã bắt đầu chiến dịch của họ từ thời Reagan và Bush (cha) nắm chính quyền, khi mà Liên bang Xô viết bị coi là mối đe dọa chủ yếu trong khu vực Thái Bình dương.
Sau đó, họ đã tin tưởng rằng trên một số phương diện, sẽ không tránh khỏi việc Mỹ phải kết thúc vai trò đảm bảo an ninh của tại khu vực Đông Á, có thể do nguyên nhân xuất hiện sự thách thức của một quyền lực không thân thiện đối với quốc gia mà thế lực này không muốn gây chiến.
Vì vậy, nhóm quan chức Mỹ đã quyết định, để giúp cho Nhật bản, với tư cách là một đồng minh trung thành của Mỹ, có thể chế tạo được vũ khí hạn nhân trước khi Ấn độ hoặc Pakistan tuyên bố họ có bom hạt nhân, hoặc trước khi Trung quốc có ý định thử thách ý chí quân sự của các nước láng giềng châu Á.
Chính sách này quả là đơn giản một cách mù quáng. Mỹ và châu Âu đã giúp Nhật bản tích trữ được một lượng lớn plutonium phân hạch, đủ để cho phép Nhật có được khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân. Phòng thí nghiệm Savannah River đã giúp hoàn tất phần lớn công việc này.
Những nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm này đã chuyển giao công nghệ và các thiết bị phần cứng để sử dụng trong hai lò phản ứng tốc độ cao (fast-breeder reactors – FBRs) của Nhật bản. Hai lò phản ứng này đã sản xuất ra plutonim chất lượng cao, và đó có thể được coi là một mối đe dọa chủ yếu đối với chính sách kiềm chế vũ khí hạt nhân hủy diệt hàng loạt.
Nguyên lý hoạt động của các lò phản ứng nhanh FBRs là nó sẽ tạo ra nhiều plutonim hơn là lượng bản thân lò tiêu thụ. Khối lượng plutonim thừa ra sẽ được sử dụng làm nhiên liệu cho các lò FBRs khác, cứ như thế, càng ngày sẽ càng sản xuất được nhiều nguyên liệu hạt nhân.
Tuy nhiên, các lò FBRs cũng sẽ sản xuất ra loại plutonim nguyên chất hơn nhiều so với bất kỳ loại plutonium nào đã được nạp vào vũ khí hạt nhân tiêu chuẩn. Tổ chức Cơ quan năng lượng nguyên tử thế giới IAEA đã xếp nguyên liệu hạt nhân của Nhật bản vào loại plutonim “siêu cấp”.
Nhật bản đã chế tạo bom hạt nhân như thế nào
Nước Mỹ đã đưa bom cho họ mà không hề hối tiếc.
Vụ thử đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ của Nhật đã diễn ra mà không hề làm nhiều quan chức Washington ngạc nhiên, những quan chức này trong vài năm qua đã ủng hộ việc dàn xếp một sự kết thúc có kiểm soát hiệp ước an ninh đã lỗi thời của Mỹ với Nhật bản.
Trong khi chính sách công khai của Mỹ là hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân hủy diệt hàng loạt thì một nhóm quan chức cao cấp nhất và có quyền lực nhất của chính quyền Mỹ trong nhiều năm đã ngon ngọt dỗ dành Nhật bản đi theo hướng trở thành một quốc gia có vũ khí hạt nhân. Những quan chức này đã bắt đầu chiến dịch của họ từ thời Reagan và Bush (cha) nắm chính quyền, khi mà Liên bang Xô viết bị coi là mối đe dọa chủ yếu trong khu vực Thái Bình dương.
Sau đó, họ đã tin tưởng rằng trên một số phương diện, sẽ không tránh khỏi việc Mỹ phải kết thúc vai trò đảm bảo an ninh của tại khu vực Đông Á, có thể do nguyên nhân xuất hiện sự thách thức của một quyền lực không thân thiện đối với quốc gia mà thế lực này không muốn gây chiến.
Vì vậy, nhóm quan chức Mỹ đã quyết định, để giúp cho Nhật bản, với tư cách là một đồng minh trung thành của Mỹ, có thể chế tạo được vũ khí hạn nhân trước khi Ấn độ hoặc Pakistan tuyên bố họ có bom hạt nhân, hoặc trước khi Trung quốc có ý định thử thách ý chí quân sự của các nước láng giềng châu Á.
Chính sách này quả là đơn giản một cách mù quáng. Mỹ và châu Âu đã giúp Nhật bản tích trữ được một lượng lớn plutonium phân hạch, đủ để cho phép Nhật có được khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân. Phòng thí nghiệm Savannah River đã giúp hoàn tất phần lớn công việc này.
Những nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm này đã chuyển giao công nghệ và các thiết bị phần cứng để sử dụng trong hai lò phản ứng tốc độ cao (fast-breeder reactors – FBRs) của Nhật bản. Hai lò phản ứng này đã sản xuất ra plutonim chất lượng cao, và đó có thể được coi là một mối đe dọa chủ yếu đối với chính sách kiềm chế vũ khí hạt nhân hủy diệt hàng loạt.
Nguyên lý hoạt động của các lò phản ứng nhanh FBRs là nó sẽ tạo ra nhiều plutonim hơn là lượng bản thân lò tiêu thụ. Khối lượng plutonim thừa ra sẽ được sử dụng làm nhiên liệu cho các lò FBRs khác, cứ như thế, càng ngày sẽ càng sản xuất được nhiều nguyên liệu hạt nhân.
Tuy nhiên, các lò FBRs cũng sẽ sản xuất ra loại plutonim nguyên chất hơn nhiều so với bất kỳ loại plutonium nào đã được nạp vào vũ khí hạt nhân tiêu chuẩn. Tổ chức Cơ quan năng lượng nguyên tử thế giới IAEA đã xếp nguyên liệu hạt nhân của Nhật bản vào loại plutonim “siêu cấp”.