Nước tràn vào boong chính được thiết kế như những nhà để máy bay khổng lồ nhưng không có vách ngăn chia thành từng khu. Nước ào vào rồi lại rút ra do cái mà thủy thủ gọi là hiệu ứng trên mặt phẳng trống trải. Sóng đánh từ mạn tàu bên này sang bên kia, làm cho con tàu ngày càng tròng trành. Các đội cứu hỏa vô tình làm vấn đề rắc rối thêm khi họ dùng nước có áp suất cao để dập các đám cháy bùng phát phía dưới boong tàu, vòi nước phun với áp suất cao này đã phá vỡ boong tàu ở phía dưới.
Phi công trên ba chiếc máy bay trực thăng CH53-Echo cố gắng cho máy bay cất cánh, nhồi nhét mỗi máy bay tới 50 hành khách. Năm xuồng cứu đắm và hai tàu đổ bộ lớn hơn đã được hạ thủy. Tàu USS Peleliu chỉ cầm cự được có 25 phút rồi lật úp và chìm xuống. Trong thời gian ngắn ngủi đó, 585 người đã thoát được khỏi tàu nhưng số còn lại, 1960 quân nhân Mỹ, trong đó có Hạm trưởng tàu USS Peleliu thuộc Hải quân Mỹ và viên Đại tá chỉ huy đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ, đã bị chết.
Mệnh lệnh của phía Trung quốc là chỉ đánh chìm tàu USS Peleliu. Bộ chỉ huy Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa cho rằng sau sự kiện này Mỹ sẽ nhanh chóng rút khỏi Đông Nam Á. Mỉa mai thay, trước khi tàu USS Peleliu bị đánh chìm, Hải quân Mỹ cũng đã mất một chiếc tàu chiến lớn trong khi tiến hành một trận hải chiến, đó chính là tàu dắt trên đại dương USS Sarsi, bị trúng mìn vào tháng 8/1952 trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Trong cuộc xung đột đó, kẻ thù cũng là Trung quốc.
Phi công trên ba chiếc máy bay trực thăng CH53-Echo cố gắng cho máy bay cất cánh, nhồi nhét mỗi máy bay tới 50 hành khách. Năm xuồng cứu đắm và hai tàu đổ bộ lớn hơn đã được hạ thủy. Tàu USS Peleliu chỉ cầm cự được có 25 phút rồi lật úp và chìm xuống. Trong thời gian ngắn ngủi đó, 585 người đã thoát được khỏi tàu nhưng số còn lại, 1960 quân nhân Mỹ, trong đó có Hạm trưởng tàu USS Peleliu thuộc Hải quân Mỹ và viên Đại tá chỉ huy đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ, đã bị chết.
Mệnh lệnh của phía Trung quốc là chỉ đánh chìm tàu USS Peleliu. Bộ chỉ huy Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa cho rằng sau sự kiện này Mỹ sẽ nhanh chóng rút khỏi Đông Nam Á. Mỉa mai thay, trước khi tàu USS Peleliu bị đánh chìm, Hải quân Mỹ cũng đã mất một chiếc tàu chiến lớn trong khi tiến hành một trận hải chiến, đó chính là tàu dắt trên đại dương USS Sarsi, bị trúng mìn vào tháng 8/1952 trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Trong cuộc xung đột đó, kẻ thù cũng là Trung quốc.