[Thảo luận] Đối phó với bẫy đè vạch liền trên đường có tốc độ >60km/h

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com

A- Cụ hiểu thế nào là "cấm các xe vượt qua vạch"?
.
B- Không phải là phải có chữ "đè" thì mới không được đè.

C- Các vạch cụ nêu đều thuộc một loại "Vạch cấm vượt". Như cụ đã nêu việc không được đè lên vạch liền trong nhóm vạch này đều đã rõ.

D- Chỉ riêng vạch số 28 chúng ta đang trạnh luân vì không có sự rõ ràng ở trong câu này "cấm các xe vượt qua vạch để vượt xe hoặc rẽ về bên trái". Mà chính ở đây chính là khái niệm "rẽ về bên trái".
E- Nếu hành vi vượt qua vạch để đi hay vượt qua vạch để đỗ mà không thuộc vào hành vi "rẽ về bên trái" thì xxx không thể phạt lỗi đè vạch. Ngược lại xxx có thể phạt.
A- Vậy kụ hiểu chữ "vượt qua" trong cụm từ "xe vượt qua vạch" như thế nào?
Chữ "vượt qua" của tiếng Việt áp dụng trong gtđb có khác chữ "vượt qua" cũng của tiếng Việt áp dụng trong bóng đá khi nói "bóng vượt qua vạch vôi" không, có khác chữ "vượt qua" khi nói "anh hùng Giáp văn Khương bơi vượt qua sông" không?

B- Luật là chính xác, không suy diễn, kụ à.
Kụ nêu quan điểm khác với câu luật nói, thì kụ có nghĩa vụ phải chứng minh.
Ví dụ với biển số 103c "cấm ô tô rẽ trái". Nếu ai đó nói theo kiểu của kụ "Không phải là phải có chữ "cấm quay đầu" thì mới không được quay đầu" ---> theo kụ thì dù không có chữ "cấm quay đầu" ở biển 103c thì xe "vẫn bị cấm quay đầu"?
Ý của kụ quá phi lí, đúng không kụ?

C- các vạch nhà cháu nêu thì rất nhiều. Kụ nói rõ ra hộ, theo kụ thì những vạch số bao nhiêu thì không được đè lên vạch liền, rồi ta trao đổi tiếp nhé.

D- có tất cả 3 vạch số 28, 29, 30 được ghi dưới cùng một gạch đầu dòng trong luật, và đều thuộc loại luật không ghi chữ "cấm đè lên". Xe đang đi thẳng dọc theo tuyến đường, không hề rẽ trái, không hề vượt nhau, do vậy chẳng thể bị bắt lỗi đè vạch liền để rẽ trái hay để vượt xe. Cần quan tâm đến khái niệm "rẽ về bên trái" làm gì nữa, kụ nhỉ?
Hay là kụ theo quan điểm "đã vặn vô lăng sang trái" tức là "xe đã rẽ về bên trái"?

E- nếu kụ sửa câu này lại như sau, nhấn mạnh chữ đi thẳng, thì nhà cháu đồng ý với kụ ngay:
"Nếu hành vi vượt qua vạch để đỗ lại hay vượt qua vạch để tiếp tục đi thẳng (tức là không có vượt xe hoặc xe không "rẽ về bên trái") thì xxx không thể phạt lỗi đè vạch. Ngược lại nếu có hành vi vượt qua vạch để vượt xe hoặc hành vi xe rẽ về bên trái thì xxx có thể phạt".
 
Chỉnh sửa cuối:

khkdgs

Xe điện
Biển số
OF-29597
Ngày cấp bằng
20/2/09
Số km
2,366
Động cơ
505,860 Mã lực
Em đợi cái xe tải trong ảnh của bác đi rồi em mới được đi à?
 

Viet Duc

Xe tải
Biển số
OF-203278
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
256
Động cơ
323,360 Mã lực
Nơi ở
TT Thổ Tang - H.Vĩnh Tường - T.Vĩnh Phúc
Nếu xe nó đỗ như thế mà không có lái xe ngồi trên cabin, em thề là em sẽ đè tất cả các loại vạch để đi qua mà chẳng cần quan tâm đến vạch đó loại gì.
cháu mà như cụ cháu cũng vậy
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,808
Động cơ
628,362 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Đọc một hồi mới ngộ ra ý cụ chủ là vạch 1 liền 1 đứt (vạch 28) nó chỉ cấm "đè" từ bên nét liền khi "để vượt xe hoặc rẽ về bên trái", còn khi đi thẳng bình thường, không vượt xe, không rẽ trái thì vẫn có thể "đè". Nhưng em nghĩ đây là thiếu sót trong khâu soạn thảo thôi, mấy bố soạn thảo cứ vẽ thêm chữ ra cho lằng nhằng. Mục đích của vạch là cấm xe bên vạch liền lấn làn ngược chiều, dù "để vượt xe" hay không để vượt xe thì vẫn là gây nguy hiểm cho xe ngược chiều và cho mình. Nếu suy luận câu chữ như vậy thì em lại suy ra là cái vạch 35 cũng cóc cấm đè lên khi em không chuyển làn hay vượt xe.
Em nhất trí với cụ về cái vạch 28 này. Đi đoạn đường khuất tầm nhìn như đường đi Lai Châu, các bố không đè vạch chuyển làn để vượt mà đè vạch lấn làn xe tải ngược chiều phang cho các bố ấy vỡ mồm.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tribute viết nói:
Đọc một hồi mới ngộ ra ý cụ chủ là vạch 1 liền 1 đứt (vạch 28) nó chỉ cấm "đè" từ bên nét liền khi "để vượt xe hoặc rẽ về bên trái", còn khi đi thẳng bình thường, không vượt xe, không rẽ trái thì vẫn có thể "đè". Nhưng em nghĩ đây là thiếu sót trong khâu soạn thảo thôi, mấy bố soạn thảo cứ vẽ thêm chữ ra cho lằng nhằng. Mục đích của vạch là cấm xe bên vạch liền lấn làn ngược chiều, dù "để vượt xe" hay không để vượt xe thì vẫn là gây nguy hiểm cho xe ngược chiều và cho mình. Nếu suy luận câu chữ như vậy thì em lại suy ra là cái vạch 35 cũng cóc cấm đè lên khi em không chuyển làn hay vượt xe.
Em nhất trí với cụ về cái vạch 28 này. Đi đoạn đường khuất tầm nhìn như đường đi Lai Châu, các bố không đè vạch chuyển làn để vượt mà đè vạch lấn làn xe tải ngược chiều phang cho các bố ấy vỡ mồm.
Nhà cháu nghĩ các kụ có thể yên tâm ăn no ngủ kỹ ạh.

- Vạch 28, 29, 30 kia (cho phép đè lên vạch) toàn là những vạch được kẻ tại phần đường rộng, có 3 làn xe. Những nơi như vậy không quá nguy hiểm nếu lấn vạch nhưng không vượt qua vạch để rẽ trái hay để vượt xe.

- Còn ở những đoạn đường chỉ có 2 làn mỗi chiều một làn, hoặc có 3 làn nhưng đường cong, khuất tầm nhìn như trên Lai châu, chỉ cần xe chớm đè vạch là có thể gây nguy hiểm cho xe ngược chiều ---> gtcc sẽ không kẻ vạch 28, 29, 30 kia đâu ợ.

Tại những đỉnh cua nguy hiểm họ sẽ kẻ các vạch 31, 32, 33, 34 cấm không cho xe đè lên vạch từ phía vạch liền, theo đúng ý các kụ đấy nhé.

Đây là 4 loại vạch vàng một đứt một liền, cấm xe không được đè lên từ phía vạch liền, cùng được liệt kê dưới một gạch đầu dòng trong luật (đóng khung màu xanh trên hình).


 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
A- Vậy kụ hiểu chữ "vượt qua" trong cụm từ "xe vượt qua vạch" như thế nào?
Chữ "vượt qua" của tiếng Việt áp dụng trong gtđb có khác chữ "vượt qua" cũng của tiếng Việt áp dụng trong bóng đá khi nói "bóng vượt qua vạch vôi" không, có khác chữ "vượt qua" khi nói "anh hùng Giáp văn Khương bơi vượt qua sông" không?

B- Luật là chính xác, không suy diễn, kụ à.
Kụ nêu quan điểm khác với câu luật nói, thì kụ có nghĩa vụ phải chứng minh.
Ví dụ với biển số 103c "cấm ô tô rẽ trái". Nếu ai đó nói theo kiểu của kụ "Không phải là phải có chữ "cấm quay đầu" thì mới không được quay đầu" ---> theo kụ thì dù không có chữ "cấm quay đầu" ở biển 103c thì xe "vẫn bị cấm quay đầu"?
Ý của kụ quá phi lí, đúng không kụ?

C- các vạch nhà cháu nêu thì rất nhiều. Kụ nói rõ ra hộ, theo kụ thì những vạch số bao nhiêu thì không được đè lên vạch liền, rồi ta trao đổi tiếp nhé.

D- có tất cả 3 vạch số 28, 29, 30 được ghi dưới cùng một gạch đầu dòng trong luật, và đều thuộc loại luật không ghi chữ "cấm đè lên". Xe đang đi thẳng dọc theo tuyến đường, không hề rẽ trái, không hề vượt nhau, do vậy chẳng thể bị bắt lỗi đè vạch liền để rẽ trái hay để vượt xe. Cần quan tâm đến khái niệm "rẽ về bên trái" làm gì nữa, kụ nhỉ?
Hay là kụ theo quan điểm "đã vặn vô lăng sang trái" tức là "xe đã rẽ về bên trái"?

E- nếu kụ sửa câu này lại như sau, nhấn mạnh chữ đi thẳng, thì nhà cháu đồng ý với kụ ngay:
"Nếu hành vi vượt qua vạch để đỗ lại hay vượt qua vạch để tiếp tục đi thẳng (tức là không có vượt xe hoặc xe không "rẽ về bên trái") thì xxx không thể phạt lỗi đè vạch. Ngược lại nếu có hành vi vượt qua vạch để vượt xe hoặc hành vi xe rẽ về bên trái thì xxx có thể phạt".
A.B. Cụ cứ chỉ ra cách đi nào để "vượt qua vạch" mà không "đè vạch" thì sẽ rõ. Cụ đừng nói là cụ dạng chân từ trước nhé.
Ở đây không có sự suy diễn mà cách hiểu . Để vượt qua thì phải đè, đè thì có thể chưa vượt qua. Nếu cụ chỉ đè chưa vượt qua thì cụ đúng. Nhưng cụ đã vượt qua thì không thể cãi là không đè.

D. Lập luật mà chủ thớt đưa ra chứng hành vi "vượt qua vạch" hay "đè vạch" là không phải để để vượt xe hoặc rẽ về bên trái chứ không chứng minh là không "vượt qua vạch" hay "đè vạch". Do vậy làm rõ thể nào là "rẽ về bên trái" rất quan trọng.

E. xxxx không bắt lỗi cụ khi đang đang đi thẳng hoặc đỗ mà bắt lỗi cụ vượt qua vạch để đi thẳng hoặc đỗ. Nếu cụ CM được hành vi vượt qua vạch để đi thẳng hoặc đỗ không thuộc vào hành vi "rẽ về bên trái" thì cụ thắng.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
- Vạch 28, 29, 30 kia (cho phép đè lên vạch) toàn là những vạch được kẻ tại phần đường rộng, có 3 làn xe. Những nơi như vậy không quá nguy hiểm nếu lấn vạch nhưng không vượt qua vạch để rẽ trái hay để vượt xe.

- Còn ở những đoạn đường chỉ có 2 làn mỗi chiều một làn, hoặc có 3 làn nhưng đường cong, khuất tầm nhìn như trên Lai châu, chỉ cần xe chớm đè vạch là có thể gây nguy hiểm cho xe ngược chiều ---> gtcc sẽ không kẻ vạch 28, 29, 30 kia đâu ợ.
- Nhớ là chỉ được đè chứ không vượt qua nhé
- Nếu không nguy hiểm sao lại phải tốn sơn vẽ hai vạch mà không vẽ một vạch đứt cho nhanh. Nói về luật cụ có thể bắt bẻ, lý lẽ trong trường lỡ vi phạm không bị xử lý. Còn nói về an toàn, văn hóa giao thông thì nên hiểu là mọi vạch liền đều không nên vượt qua hoặc đè lên nó.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
A.B. Cụ cứ chỉ ra cách đi nào để "vượt qua vạch" mà không "đè vạch" thì sẽ rõ. Cụ đừng nói là cụ dạng chân từ trước nhé.
Ở đây không có sự suy diễn mà cách hiểu . Để vượt qua thì phải đè, đè thì có thể chưa vượt qua. Nếu cụ chỉ đè chưa vượt qua thì cụ đúng. Nhưng cụ đã vượt qua thì không thể cãi là không đè.

D. Lập luật mà chủ thớt đưa ra chứng hành vi "vượt qua vạch" hay "đè vạch" là không phải để để vượt xe hoặc rẽ về bên trái chứ không chứng minh là không "vượt qua vạch" hay "đè vạch". Do vậy làm rõ thể nào là "rẽ về bên trái" rất quan trọng.

E. xxxx không bắt lỗi cụ khi đang đang đi thẳng hoặc đỗ mà bắt lỗi cụ vượt qua vạch để đi thẳng hoặc đỗ. Nếu cụ CM được hành vi vượt qua vạch để đi thẳng hoặc đỗ không thuộc vào hành vi "rẽ về bên trái" thì cụ thắng.

- Nhớ là chỉ được đè chứ không vượt qua nhé
- Nếu không nguy hiểm sao lại phải tốn sơn vẽ hai vạch mà không vẽ một vạch đứt cho nhanh. Nói về luật cụ có thể bắt bẻ, lý lẽ trong trường lỡ vi phạm không bị xử lý. Còn nói về an toàn, văn hóa giao thông thì nên hiểu là mọi vạch liền đều không nên vượt qua hoặc đè lên nó.
Cách lí luận của kụ gợi nhớ đến phong cách hotboy trên OS, kiểu gì cũng lí luận ngang được mà không hề đưa ra dẫn chứng, đôi khi quên mất mình đang nói gì, có hợp lí hay không.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Cách lí luận của kụ gợi nhớ đến phong cách hotboy trên OS, kiểu gì cũng lí luận ngang được mà không hề đưa ra dẫn chứng, đôi khi quên mất mình đang nói gì, có hợp lí hay không.
Em không biết "hotboy trên OS" là thế nào mà cụ cụ toàn gán em với loại này, chắc là loại cũng chẳng ra gì. Công nhận cụ có nhiều dẫn chứng (nhiều hình, nhiều trích dẫn,...) nhưng một số chỗ cụ hiểu sai hay chưa đúng. Nhận thức cần quá trình.
Phản biện của em cụ không phản lại được thì cụ là "lí luận ngang" là "lan man". Thế thì chịu rồi
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Em không biết "hotboy trên OS" là thế nào mà cụ cụ toàn gán em với loại này, chắc là loại cũng chẳng ra gì. Công nhận cụ có nhiều dẫn chứng (nhiều hình, nhiều trích dẫn,...) nhưng một số chỗ cụ hiểu sai hay chưa đúng. Nhận thức cần quá trình.
Phản biện của em cụ không phản lại được thì cụ là "lí luận ngang" là "lan man". Thế thì chịu rồi
Đúng là chịu thật, kụ à.
Câu hỏi nhà cháu đưa ra, kụ không trả lời, lại đánh trống lảng sang chuyện khác.

1- Đánh trống lảng: phần trước nói về "vượt qua" nhà cháu hỏi theo kụ hiểu "vượt qua" trong cụm từ "vượt qua vạch" có giống từ "vượt qua" trong cụm từ "bóng vượt qua vạch vôi" hay trong "anh hùng Phan đình Giót bơi vượt qua sông" hay không?
Kụ không thèm trả lời, lại đánh lạc hướng bằng cách thách đố "vượt qua vạch nhưng không được đè lên vạch", "đi dạng chân từ trước", trong khi luật không có chữ "cấm đè lên vạch" như đối với các vạch khác.

Ví dụ về kụ đánh trống lảng, nói lạc đề lan man sang chuyện khác thì nhiều lắm.
Kiểu trả lời như kụ không phải là phản biện.

2- không thấy kụ công nhận cái đúng của người khác:
Phần in đậm ở trên kụ công nhận nhà cháu "có nhiều trích dẫn... nhưng một số chỗ nhà cháu hiểu sai".
Nếu trừ đi "một số chỗ" trong số "nhiều trích dẫn của nhà cháu" bị cháu hiểu sai như kụ nói, thì những chỗ trích dẫn khác của nhà cháu phải là phản biện đúng, phải vậy không kụ?
Vậy nhưng chẳng thấy chỗ nào kụ ghi nhận ý kiến nhà cháu đúng, chấp nhận ý kiến kụ sai. Toàn thấy kụ chạy lan man sang chuyện khác, không hề có dẫn chứng luật, rồi muốn nhà cháu phải chạy theo những cái lan man đó.
 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
1- Đánh trống lảng: phần trước nói về "vượt qua" nhà cháu hỏi theo kụ hiểu "vượt qua" trong cụm từ "vượt qua vạch" có giống từ "vượt qua" trong cụm từ "bóng vượt qua vạch vôi" hay trong "anh hùng Phan đình Giót bơi vượt qua sông" hay không?
Kụ không thèm trả lời, lại đánh lạc hướng bằng cách thách đố "vượt qua vạch nhưng không được đè lên vạch", "đi dạng chân từ trước", trong khi luật không có chữ "cấm đè lên vạch" như đối với các vạch khác.

2- không thấy kụ công nhận cái đúng của người khác:
Phần in đậm ở trên kụ công nhận nhà cháu "có nhiều trích dẫn... nhưng một số chỗ nhà cháu hiểu sai".
Nếu trừ đi "một số chỗ" trong số "nhiều trích dẫn của nhà cháu" bị cháu hiểu sai như kụ nói, thì những chỗ trích dẫn khác của nhà cháu phải là phản biện đúng, phải vậy không kụ?
Vậy nhưng chẳng thấy chỗ nào kụ ghi nhận ý kiến nhà cháu đúng, chấp nhận ý kiến kụ sai. Toàn thấy kụ chạy lan man sang chuyện khác, không hề có dẫn chứng luật, rồi muốn nhà cháu phải chạy theo những cái lan man đó.
1. Không biết cụ không hiểu hay cố tình không hiểu. Trong giao thông đã vượt qua vạch thì chắc chắn là phải đè lên vạch. Hay vì trong luật không có từ "đè" nên cụ bảo xe của cụ có thể "bay" qua vạch như quả bóng hay "bơi" qua vạch như anh Giót vì bay và bơi đều không phải là đè. Hay là cụ lý luận là cụ đè qua cái là chuối trên vạch chứ không đè qua vạch. Mặt khác, trong quyết định xử phạt nó sẽ ghi theo lỗi không có chữ "đè" để cụ lý luận đâu.

2. Cụ có nhiều cái đúng được ghi nhận (ví dụ về biển 411). Nhưng chỗ theo cháu cụ sai cụ nên xem lại. Cái mà cụ cho là lam nam chỉ cố để cụ hiểu ra vấn đề thôi. Không ai có thể đúng hết được đâu.
 

ChuyenDaQua

Xe tăng
Biển số
OF-122090
Ngày cấp bằng
26/11/11
Số km
1,621
Động cơ
233,376 Mã lực
Nơi ở
Trung Hòa - Nhân Chính
Em hóng tiếp ạ. Dạo này biển biểu loạn cào cào, chả nhớ đc gì.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
1. Không biết cụ không hiểu hay cố tình không hiểu. Trong giao thông đã vượt qua vạch thì chắc chắn là phải đè lên vạch. Hay vì trong luật không có từ "đè" nên cụ bảo xe của cụ có thể "bay" qua vạch như quả bóng hay "bơi" qua vạch như anh Giót vì bay và bơi đều không phải là đè. Hay là cụ lý luận là cụ đè qua cái là chuối trên vạch chứ không đè qua vạch. Mặt khác, trong quyết định xử phạt nó sẽ ghi theo lỗi không có chữ "đè" để cụ lý luận đâu.

2. Cụ có nhiều cái đúng được ghi nhận (ví dụ về biển 411). Nhưng chỗ theo cháu cụ sai cụ nên xem lại. Cái mà cụ cho là lam nam chỉ cố để cụ hiểu ra vấn đề thôi. Không ai có thể đúng hết được đâu.
Thế bây giờ kụ Pnew muốn trao đổi về "không được đè lên vạch" hay "không được vượt qua vạch" thế nhỉ?

Kụ nói rõ để nhà cháu làm thớt mới tranh luận riêng với kụ về việc đó, trả lại thớt này cho kụ chủ.
 
Chỉnh sửa cuối:

superdrives

Xe điện
Biển số
OF-133048
Ngày cấp bằng
2/3/12
Số km
2,062
Động cơ
392,216 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số!
Em hỏi cụ chủ thớt tiêu chuẩn VN và nghị định thì cái nào có hiệu lực hơn? Thế nó mới sinh ra điều vô lý này: Đường làm ra để đi đúng ko ạ!ấy vậy mà lại có đưong cấm không cho đi đấy cụ ạ!
 

dhcuong84

Xe buýt
Biển số
OF-58293
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
700
Động cơ
451,341 Mã lực
Em hỏi cụ chủ thớt tiêu chuẩn VN và nghị định thì cái nào có hiệu lực hơn? Thế nó mới sinh ra điều vô lý này: Đường làm ra để đi đúng ko ạ!ấy vậy mà lại có đưong cấm không cho đi đấy cụ ạ!
Cháu hiểu ý cụ như thế này:
Luật 17/2008/QH12 - Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
Điều 83. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.


Việc Thông tư 17 của Bộ trưởng bộ Giao thông ban hành Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ là căn cứ vào:

Luật 23/20008/QH12 - Luật Giao thông đường bộ
Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ
....
8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.


Nghị định 34, 71 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào:

Trước đây, Pháp lệnh 44/2002/PL-UBTVQH10 (hết hiệu lực từ 01/7/2013):
Điều 2. Thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác:
Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; quy định chế độ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.

Hiện nay, Luật 15/2013/QH13 - Luật xử phạt vi phạm hành chính (hiệu lực từ 01/7/2013):

Điều 4. Thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính:
Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.


Như vậy, việc Thông tư của Bộ trưởng ban hành quy chuẩn và Nghị định qui định hành vi và xử phạt của chính phủ không thuộc diện "có quy định khác nhau về cùng một vấn đề", nên em không thấy có gì phải phân biệt cái nào hiệu lực cao hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Em hỏi cụ chủ thớt tiêu chuẩn VN và nghị định thì cái nào có hiệu lực hơn? Thế nó mới sinh ra điều vô lý này: Đường làm ra để đi đúng ko ạ!ấy vậy mà lại có đưong cấm không cho đi đấy cụ ạ!
"Tiêu chuẩn VN" không thuộc Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thì làm sao so sánh được. Chỉ ss được nếu "Tiêu chuẩn VN" được nêu trong một văn bản quy phạm pháp luật. Giả sử "Tiêu chuẩn VN" nào đó được nêu trong Hiến pháp thì cụ thử SS cái nào to hơn.

Đường làm ra để đi đúng ko ạ!ấy vậy mà lại có đưong cấm không cho cụ đi thôi. Thằng khác vẫn đi đấy cụ ạ
 

superdrives

Xe điện
Biển số
OF-133048
Ngày cấp bằng
2/3/12
Số km
2,062
Động cơ
392,216 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số!
Ờ đấy các cụ cứ ra sức tranh luận để làm sao tìm ra cái lý để cãi khi đè vạch liền. Em dự là ko thể đc phép đè vạch liền trừ trường hợp nguy hiểm bất khả kháng (tất nhiên khi bị xxx vịn vì lỗi đó thì phải chứng minh đc là bất khả kháng). Nếu đc đè vạch liền thì người Ta kẻ vach đứt cho nó đỡ tốn công tốn tiền!
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
e
Ờ đấy các cụ cứ ra sức tranh luận để làm sao tìm ra cái lý để cãi khi đè vạch liền. Em dự là ko thể đc phép đè vạch liền trừ trường hợp nguy hiểm bất khả kháng (tất nhiên khi bị xxx vịn vì lỗi đó thì phải chứng minh đc là bất khả kháng). Nếu đc đè vạch liền thì người Ta kẻ vach đứt cho nó đỡ tốn công tốn tiền!
Vấn đề là "người ta" kẻ vạch, cắm biển bừa bãi, ko tuân thủ pháp luật cụ ơi. Khi hệ thống Báo Hiệu Đường Bộ triển khai trong thực tế không tuân thủ Luật thì nó vô hiệu pháp luật, do vậy nó ko có hiệu lực điều khiển giao thông, không đủ cơ sở pháp lý để xử phạt.

Còn chuyện tốn công tốn tiền, cụ đừng lo, chi phí "làm bừa, làm bậy" đó dễ dàng được bù đắp bằng biên bản và abc NN và "Dân" cùng.....hưởng mà.:D
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Ờ đấy các cụ cứ ra sức tranh luận để làm sao tìm ra cái lý để cãi khi đè vạch liền. Em dự là ko thể đc phép đè vạch liền trừ trường hợp nguy hiểm bất khả kháng (tất nhiên khi bị xxx vịn vì lỗi đó thì phải chứng minh đc là bất khả kháng). Nếu đc đè vạch liền thì người Ta kẻ vach đứt cho nó đỡ tốn công tốn tiền!
Nhất trí với cụ nguyên tắc không nên vượt qua các vạch liền để đảm bảo an toàn. Nhưng với cái vạch liền cụ thể chủ thớt nêu thì vừa sai QC vừa vô lý. Mà đã vô lý thì cụ muốn chấp hành cũng không được (ví cụ sau dừng xe ở lề đường làm sao cụ chuyển vào làn bên trái được)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top