[Thảo luận] Đối phó với bẫy đè vạch liền trên đường có tốc độ >60km/h

Becgie

Xe điện
Biển số
OF-66912
Ngày cấp bằng
22/6/10
Số km
4,969
Động cơ
484,830 Mã lực
:) Hic, lại đến khái niệm "rẽ về bên trái"... Theo cụ thì thế nào là rẽ về bên trái?
"Rẽ về bên trái" là "đánh lái về phía bên trái" như mấy con vẹt cãi nhau ở thớt "biển cấm oto rẽ trái - được phép quay đầu" của cụ Buicongchuc ấy cụ =)) =))
Ngu ý của em hiểu ntn: http://www.otofun.net/threads/430269-bien-cam-o-to-re-trai-duoc-phep-quay-dau/page45
Chết, em chuẩn bị ăn gạch :D :D :D
 
Chỉnh sửa cuối:

HaJolie

Xe buýt
Biển số
OF-139456
Ngày cấp bằng
22/4/12
Số km
779
Động cơ
374,390 Mã lực
Nơi ở
Nơi đâu cũng là nhà - vợ cả để cho ai

likeSUV

Xe buýt
Biển số
OF-151192
Ngày cấp bằng
1/8/12
Số km
697
Động cơ
363,420 Mã lực
Ngay dòng đầu tiên em đã thấy: "Nghiêm cấm xe vượt xe hoặc chạy đè lên vạch" rồi mà chủ thớt.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
:) Hic, lại đến khái niệm "rẽ về bên trái"... Theo cụ thì thế nào là rẽ về bên trái?
Thế mới là "sự phong phú của tiếng Việt". Theo cụ "RẼ TRÁI" và "RẼ VỀ BÊN TRÁI" có khác nhau không?
 

GBDB

Xe tải
Biển số
OF-192538
Ngày cấp bằng
4/5/13
Số km
237
Động cơ
331,180 Mã lực
b)Vạch cấm vượt xe:
-Vạch màu vàng gồm hai đường kẻ liền ở tim đường biểu thị nghiêm cấm xe vượt xe hoặc chạy đè lên vạch...
em tưởng vạch này cấm đè lên vạch chứ
 

9Dragon

Xe tăng
Biển số
OF-3198
Ngày cấp bằng
23/1/07
Số km
1,602
Động cơ
573,909 Mã lực
Nơi ở
với 1 vợ, 2 con
Đầu tiên em cũng nghĩ như bác: cứ vạch liền thì không được đè. Nhưng nhờ bác sgb345 mà em thấy mình nghĩ (hoặc mọi người nghĩ) không chắc đã đúng với quy định (văn bản).
Nhưng trong hình G-33 chính Bác ghi là cấm đè lên vạch mà.
 

thich_khach

Xe máy
Biển số
OF-194525
Ngày cấp bằng
17/5/13
Số km
74
Động cơ
328,230 Mã lực
Cụ chủ thớt chả chịu đọc kỹ gì cả.

QCVN 41:2012/BGTVT
Phụ lục G VẠCH TÍN HIỆU GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ >60KM/H

mục G.3 Vạch cấm

b) Vạch cấm vượt xe:
- Vạch màu vàng gồm hai đường kẻ liền ở tim đường biểu thị nghiêm cấm xe vượt xe hoặc chạy đè lên vạch. Dùng để phân chia hai luồng xe đi ngược chiều của đường có hai làn hay nhiều làn xe nhưng đường không đặt giải phân cách ở giữa. Vạch này màu vàng gồm hai đường kẻ liền, mỗi đường kẻ có chiều rộng 15cm, khoảng cách giữa hai đường kẻ là 15 - 30cm.

Cụ nhìn lại chỗ em bôi đỏ cái.

PS: còn cụ nào thắc mắc không tìm thấy QCVN thì xem vi thùy link sau:
http://sogtvt.tayninh.gov.vn/hethongvanban/Lists/VBPL_DanhSachVanBan/Attachments/13/QCVN_41_2012.pdf
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,712
Động cơ
630,201 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Trong lúc tìm hiểu để tham gia với bác sgb345 và bác pnew tại thread này http://www.otofun.net/threads/554782-lap-luan-voi-bay-tai-nga-tu-mui-ten-di-thang-va-mui-ten-re-trai-qua-gan-nhau thì em phát hiện được một tí hay hay về việc xxx hay bẫy lỗi vượt ở nơi cấm vượt trên các đường Quốc lộ (Thanh Hóa và Phú thọ)
...
Trường hợp một vạch liền, một vạch đứt quãng, bên có đường vạch vàng kẻ liền là cấm vượt xe hoặc quay trở
lại
; bên có đường vàng đứt khúc khi điều kiện bảo đảm an toàn thì cho phép
vượt xe và quay đầu
;

Em nhấn mạnh ở các dòng có chữ "vượt xe hoặc quay đầu" trên, bởi vì theo quy định đó, thì vạch đó chỉ có tác dụng chia đường thành hai luồng xe chạy ngược chiều + cấm (cho phép) vượt xe hoặc quay đầu

Như vậy, vạch trên chỉ và chỉ cấm vượt xe, quay đầu chứ không cấm đè lên vạch để đi.
... Trường hợp các bác bị chắn đường bởi ô tô tải đang đỗ, khúc gỗ, đống gạch, cây tre...tóm lại là chướng ngại vật đang đứng yên thì các bác cứ đè vạch mà đi như thường, bởi vì vượt xe, có nghĩa là 2 xe đang chạy, xe đằng sau vượt lên đi trước mới là vượt, còn đi qua bất kì một thằng nào đang đứng yên thì không phải là vượt xe, đó chỉ là vượt chướng ngại vật... Điều này cũng phù hợp với việc tham gia giao thông: không có lẽ vì một cái ô tô hỏng, một khúc cây vứt lung tung mà giao thông bị đình trệ, trong khi đường đi vẫn có.
...

Cảm ơn kụ chủ thớt mở thớt rất hay này.
Nhà cháu xin minh họa thêm 2 hình dưới đây cho cụ thể hơn một chút về 2 vạch vàng "một đứt một liền này" nhé.

1- Chỉ có mỗi 3 loại Vạch kép màu vàng số 28, 29, 30 (một đứt một liền) là không bị luật cấm đè lên, và cùng được nêu trong cùng 1 mục gạch đầu dòng (đóng khung màu xanh).
(cũng giống như vạch số 35, là vạch liền trắng kẻ giữa 2 làn cùng chiều trên đường có vận tốc >60kmh, luật chỉ cấm chuyển làn không cấm đè lên).

Tuy nhiên các kụ hãy chú ý đến điều kiện sử dụng các vạch số 28, 29, 30 là "trên đường hai chiều nhưng có ba làn xe cơ giới và trên những đường cần thiết phải thực hiện một bên cho phép còn một bên ngăn cấm việc vượt xe (trên đoạn đường thẳng thôi)", các kụ nhé.

2- Các vạch kép màu vàng khác "cũng một đứt một liền" thì luật lại cấm xe đè lên từ phía vạch liền, khi vạch đó kẻ phân chia 2 chiều xe ngược nhau tại vị trí nguy hiểm trên đoạn đường cong chỉ có 2 làn xe, khi vạch mang số khác, tên khác, không còn là vạch số 28, 29, 30 nữa (cụ thể là các vạch số 31, 32, 33, 34).

Như vậy, có thể thấy không phải tất cả các vạch kép màu vàng "một đứt một liền" đều được đè lên từ phía vạch liền đâu ợ.




Chỉ có 3 loại vạch kép màu vàng "một đứt một liền" dưới đây là được đè lên từ phía vạch liền.



.
 
Chỉnh sửa cuối:

anvm

Xe điện
Biển số
OF-5095
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
2,068
Động cơ
568,076 Mã lực
Website
www.xehanoi.vn
Chỉnh sửa cuối:

thangve

Xe tải
Biển số
OF-114165
Ngày cấp bằng
25/9/11
Số km
283
Động cơ
390,134 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Quản lý ko thống nhất, đào tạo ko thực tế, xã hội loạn cào cào
 

Zang-Chân-Tay

Xe buýt
Biển số
OF-149991
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
716
Động cơ
364,620 Mã lực
Tình huống bất khả kháng mà phạt thì chửi bố chúng nó lên chứ.
Cụ nói đúng ạ. Trong giao thông có nguyên tắc cơ bản (nguyên tắc có giá trị cao hơn điều luật cụ thể) là tránh va chạm. Tức là nếu đi đúng mà sẽ gây ra va chạm, đi sai thì tránh được va chạm thì mình được quyền đi sai ạ. Ví dụ, nếu có thằng đang đi ngược chiều trên làn đúng và nếu mình đi sang làn ngược chiều để ko bị va chạm với thằng kia (đương nhiên là ko gây tai nạn tiếp cho xe ở làn bên kia) thì mình có quyền tạn thời đi sai làn ạ. Cái này hình như thầy giáo dạy luật hồi thi bằng xe máy dạy nhà cháu
 

trungthubn

Xe máy
Biển số
OF-193837
Ngày cấp bằng
13/5/13
Số km
78
Động cơ
328,680 Mã lực
cảm ơn cụ về kinh nghiệm hay và bổ ích
 

dongkijote

Xe điện
Biển số
OF-61686
Ngày cấp bằng
13/4/10
Số km
3,172
Động cơ
468,546 Mã lực
Tuy nhiên các kụ hãy chú ý đến điều kiện sử dụng các vạch số 28, 29, 30 là "[b]trên đường hai chiều nhưng có ba làn xe cơ giới[/b] và trên những đường cần thiết phải thực hiện một bên cho phép còn một bên ngăn cấm việc vượt xe (trên đoạn đường thẳng thôi)", các kụ nhé.

Còn khi vạch "cũng một đứt một liền" nhưng kẻ phân chia 2 chiều xe ngược nhau tại vị trí nguy hiểm tại đoạn đường cong chỉ có 2 làn xe, thì vạch sẽ mang số khác, tên khác, không còn là vạch số 28, 29, 30 nữa, và vẫn bị luật cấm xe từ bên vạch liền đè lên vạch đấy (cụ thể là các vạch số 31, 32, 33, 34)..
Thế này thì bố ai mà nhớ nổi cụ nhỉ? Sao không dùng vạch kiểu khác cho dẽ hiểu nhỉ?
Thế này cụ nào học vẹt thấy vạch vàng đè vào để đi, xxx mà bắt cãi thật lực rồi vẫn ăn biên bản lại trách cụ chủ :)).
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,712
Động cơ
630,201 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Thế này thì bố ai mà nhớ nổi cụ nhỉ? Sao không dùng vạch kiểu khác cho dẽ hiểu nhỉ?
Thế này cụ nào học vẹt thấy vạch vàng đè vào để đi, xxx mà bắt cãi thật lực rồi vẫn ăn biên bản lại trách cụ chủ :)).
Thực ra khi xem hình Vạch 30 ở trên, nhà cháu rất phân vân, không biết ý của luật muốn thể hiện "Vạch số 30 là tất cả đoạn vạch kép, kẻ nối liền từ phần đường có 3 làn nằm trước cua đến phần đường có 3 làn nằm sau cua, kể cả phần vạch kép vẽ chạy qua khúc cua có 2 làn", hay "vạch số 30 không bao gồm phần vạch kép vẽ trên đường cua chỉ có 2 làn"?

Mong các kụ cùng chia sẻ cao kiến về việc này nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Cảm ơn kụ chủ thớt mở thớt rất hay này.
Nhà cháu xin minh họa thêm 2 hình dưới đây cho cụ thể hơn một chút về 2 vạch vàng "một đứt một liền này" nhé.

1- Chỉ có mỗi 3 loại Vạch kép màu vàng số 28, 29, 30 (một đứt một liền) là không bị luật cấm đè lên, và cùng được nêu trong cùng 1 mục gạch đầu dòng (đóng khung màu xanh).
(cũng giống như vạch số 35, là vạch liền trắng kẻ giữa 2 làn cùng chiều trên đường có vận tốc >60kmh, luật chỉ cấm chuyển làn không cấm đè lên).

Tuy nhiên các kụ hãy chú ý đến điều kiện sử dụng các vạch số 28, 29, 30 là "trên đường hai chiều nhưng có ba làn xe cơ giới và trên những đường cần thiết phải thực hiện một bên cho phép còn một bên ngăn cấm việc vượt xe (trên đoạn đường thẳng thôi)", các kụ nhé.

2- Các vạch kép màu vàng khác "cũng một đứt một liền" thì luật lại cấm xe đè lên từ phía vạch liền, khi vạch đó kẻ phân chia 2 chiều xe ngược nhau tại vị trí nguy hiểm trên đoạn đường cong chỉ có 2 làn xe, khi vạch mang số khác, tên khác, không còn là vạch số 28, 29, 30 nữa (cụ thể là các vạch số 31, 32, 33, 34).

Như vậy, có thể thấy không phải tất cả các vạch kép màu vàng "một đứt một liền" đều được đè lên từ phía vạch liền đâu ợ.




Chỉ có 3 loại vạch kép màu vàng "một đứt một liền" dưới đây là được đè lên từ phía vạch liền.



.
Cụ hiểu thế nào là "cấm các xe vượt qua vạch"?. Không phải là phải có chữ "đè" thì mới không được đè.

Các vạch cụ nêu đều thuộc một loại "Vạch cấm vượt". Như cụ đã nêu việc không được đè lên vạch liền trong nhóm vạch này đều đã rõ. Chỉ riêng vạch số 28 chúng ta đang trạnh luân vì không có sự rõ ràng ở trong câu này "cấm các xe vượt qua vạch để vượt xe hoặc rẽ về bên trái". Mà chính ở đây chính là khái niệm "rẽ về bên trái".
Nếu hành vi vượt qua vạch để đi hay vượt qua vạch để đỗ mà không thuộc vào hành vi "rẽ về bên trái" thì xxx không thể phạt lỗi đè vạch. Ngược lại xxx có thể phạt.
 

bachieu

Xe hơi
Biển số
OF-64435
Ngày cấp bằng
19/5/10
Số km
102
Động cơ
437,900 Mã lực
Thank kụ vì đã chia sẻ cho a em
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Đọc một hồi mới ngộ ra ý cụ chủ là vạch 1 liền 1 đứt (vạch 28) nó chỉ cấm "đè" từ bên nét liền khi "để vượt xe hoặc rẽ về bên trái", còn khi đi thẳng bình thường, không vượt xe, không rẽ trái thì vẫn có thể "đè". Nhưng em nghĩ đây là thiếu sót trong khâu soạn thảo thôi, mấy bố soạn thảo cứ vẽ thêm chữ ra cho lằng nhằng. Mục đích của vạch là cấm xe bên vạch liền lấn làn ngược chiều, dù "để vượt xe" hay không để vượt xe thì vẫn là gây nguy hiểm cho xe ngược chiều và cho mình. Nếu suy luận câu chữ như vậy thì em lại suy ra là cái vạch 35 cũng cóc cấm đè lên khi em không chuyển làn hay vượt xe.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top