Mở Bát chuyên mục mỗi ngày vài cổ phiếu hay hay, các cụ vào ủng hộ nhé!!!!
ASM – Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai (HOSE) (Cập nhật ngày 21/11/2014)
Xu hướng Trung hạn: tăng trưởng
Ngắn hạn: Đường giá đang có chiều hướng tích lũy sideway up bám sát trend line trung hạn.
Ngưỡng kháng cự 11.5; 11.8; 12.9
Ngưỡng hỗ trợ hiệu quả 10; 10.5;
Chiến lược đầu tư Mua tích lũy nếu giá có thể hồi phục sau khi test trend line trung hạn (tương ứng khoảng giá 10 - 10.5) trong tuần tới, cutloss nếu giá giảm xuyên 10
Tín hiệu kỹ thuật:
Phiên hôm nay 12/11, đồ thị của ASM là một nến giảm mạnh đưa đường giá lùi sát về đường trendline trung hạn. Đây có thể coi là tín hiệu xấu với diễn biến giá, đặc biệt là đà giảm xuất hiện ngay sau phiên tăng mạnh liên trước cho thấy tâm lý nhà đầu tư nắm giữ vẫn chưa thực sự ổn định.
Điểm tích cực là khối lượng khớp lệnh vẫn giữ trên mức bình quân 22 phiên cho thấy lực cầu vẫn duy trì lực đỡ tốt tại các mức giá thấp. Tuy nhiên, trong các phiên tuần tới, nhà đầu tư vẫn cần theo sát biến động của volume để có thể nhận biết sớm tín hiệu xấu nếu có sự rút lui của dòng tiền.
Bollinger chưa có dấu hiệu mở rộng cùng ADX đi xuống vẫn tiếp tục chỉ báo về kịch bản đi ngang tích lũy của đường giá. Bollinger Lower Band (tương ứng với mốc giá 10.5) sẽ tiếp tục giữ vai trò ngưỡng hỗ trợ gần nhất nếu giá tiếp tục điều chỉnh giảm.
Nhận định xu thế theo RMO Trade Mod, mặc dù các Swing Trd 2 và 3 đang liên tục gây nhiễu tín hiệu nhưng điều này chưa thể gây ra ảnh hưởng quan trọng tới xu thế giá do RMO vẫn liên tục giữ ổn định quanh mốc giá trị 5 và thể hiện ASM vẫn đang trong chu kỳ tăng giá.
Khuyến nghị:
Những biến động mạnh từ thông tin và điểm số thị trường đang là nguyên nhân dẫn đến tín hiệu xấu đi của đồ thị ASM. Tuy nhiên, với sự tích cực của xu thế giá trong quá khứ thì nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào khả năng sẽ có hỗ trợ mạnh từ sức cầu tại các mốc hỗ trợ dưới. Theo đó, Tôi tiếp tục đưa ra khuyến nghị mua tích lũy nếu giá có thể hồi phục sau khi test trend line trung hạn (tương ứng giá 10.5) trong tuần tới. Ở chiều ngược lại, cần nhanh chóng thoát trạng thái nếu giá xuyên thủng khu vực hỗ trợ 10 - 10.5.
SHB – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội : Mua tích lũy
Tín hiệu / Mô hình Tích lũy cho khả năng tăng giá ngắn hạn
Giá hiện tại 8.9
Mức điểm kháng cự mạnh/ Giá bán mục tiêu 9; 9.8; 10.5
Mức điểm hỗ trợ mạnh 8.2; 8.5
Chiến lược đầu tư Mua tích lũy quanh giá 8.5-9, cắt lỗ nếu giảm xuyên 8.
Giá mua mục tiêu phụ thuộc vào độ mạnh của các ngưỡng hỗ trợ tương đương mức chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư.
Tín hiệu từ các chỉ báo
Fibonacci Retracement: Sự vận động của SHB tính từ đỉnh vào Tháng 3/2014 cho tới nay đang hình thành mô hình tam giác hướng lên. Giá bắt đầu đi về phía cuối của mô hình với sự hỗ trợ tại mức Fibo 61.8%(nhịp 7.5-9.8) tương đương mức 8.2. Với kịch bản tích cực khi hoàn thành mô hình này, SHB có khả năng tăng giá với các mức mục tiêu 9.8 và 10.7.
MA & Bollinger: đường giá đang bám sát với MA 200 như định hướng hồi phục cho ngắn hạn. Xu hướng của MA 200 rất tích cực cho thấy trong dài hạn SHB vẫn có chiều hướng tăng giá tốt. Dải bollinger đang thắt và rút gọn biên độ của giá chỉ trong khoảng 8.5-8.9. Biên độ này đã được duy trì trong suốt kể từ đầu tháng 11/2014 đến nay. Với phiên tăng tốt ngày 21/11 trên nền thanh khoản tăng đột biến so với bình quân 15 phiên, rõ ràng SHB đang có tín hiệu tăng giá trở lại. Dải bollinger trong phiên 21/11 cũng mở rộng trên phương diện tích cực.
MACD & ADX: kể từ đầu tháng 11/2014, MACD liên tục tạo các phân kỳ dương với đường tín hiệu tuy nhiên cặp chỉ báo này vẫn đang vận động trên mức 0 và tiếp tục hướng lên. Đây là tín hiệu tích cực trong ngắn hạn của SHB. Hạn chế lớn đó là ADX hiện chưa cho tín hiệu ủng hộ cho xu hướng này.
William’s %R: kể từ đầu tháng 11/2014 đến nay chỉ báo này luôn vận động trên mức -50 cho thấy sự bền bỉ và tích cực của tín hiệu hồi phục. Nếu SHB có thêm các phiên tăng điểm và chỉ báo này tiếp tục duy trì trên mức -50 là tín hiệu tốt cho hoạt động giải ngân.