Đọc bài này xong em thấy giật mình.

URAL CCCP

Xe ba gác
Biển số
OF-488891
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
24,988
Động cơ
400,836 Mã lực
Nơi ở
Г.Витебск - БССР - СССР
Giải mã bí ẩn về quá trình tìm nơi đặt đập thủy điện Sơn La
27/07/2018 10:10 GMT+7
Nếu đập Sơn La vỡ, chiếc xe tăng 40 tấn ở Sơn Tây sẽ bị thổi bay như lá vàng. Sau 30 phút, toàn đồng bằng Bắc Bộ chìm sâu 4-60m, cướp đi sinh mạng 15 triệu người'.

Những chuyện chưa từng biết đằng sau đập thủy điện Hòa Bình và Sơn La
Công ty Việt Nam thi công thủy điện vỡ đập ở Lào: Liên quan gì đến thảm họa
Vỡ đập thủy điện Lào: Bom nước khổng lồ và tác động đến Việt Nam
'Nếu đập Sơn La vỡ, chiếc xe tăng 40 tấn ở Sơn Tây sẽ bị thổi bay như lá vàng. Sau 30 phút, toàn đồng bằng Bắc Bộ chìm sâu 4-60m, cướp đi sinh mạng 15 triệu người'- phát biểu của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, an ninh của Quốc hội ông Nguyễn Văn Khá năm 2002, khi dự án thủy điện Sơn La được đưa ra Quốc hội.

Phát biểu của ông Khá vẫn còn nguyên giá trị cảnh báo. Tuy nhiên, nếu hiểu về đập thủy điện này ở góc độ của những người làm địa chất, thì có thể yên tâm một cách tuyệt đối.

Kỳ công tìm nơi xây thủy điện

Ngày công trình thủy điện Sơn La khởi công là ngày vô cùng trọng đại. Nhưng đó cũng là ngày các kỹ sư địa chất chấm dứt công việc ròng rã suốt mấy chục năm của mình.

Những kỹ sư địa chất là những người đứng sau bức rèm sân khấu. Chẳng ai biết họ đã bỏ ra mấy chục năm trời, cả tuổi trẻ, đi dọc triền sông mấy trăm km mới tìm ra được cái nơi đặt công trình thủy điện vĩ đại này.

Hồi thủy điện Hòa Bình khởi công, năm 1982, thì các kỹ sư địa chất như Huỳnh Phong, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Văn Tuân, Bùi Khôi Hùng… thuộc Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I, cũng rời Hòa Bình.


Kỹ sư Huỳnh Phong (phải) và Nguyễn Văn Nhân (giữa), những người mất 20 năm để tìm ra nơi đặt thủy điện Sơn La an toàn tuyệt đối.
Họ vào Tây Nguyên khảo sát xây dựng thủy điện Yaly, Sê San 3, Sê San 4, Plây Crông, vào Đông Nam Bộ khảo sát thủy điện Trị An. Vùng Tây Bắc thì khảo sát không thiếu sông nào, tìm ra vô số địa điểm ngăn sông đắp đập.

Tuy nhiên, với lứa kỹ sư kỳ cựu của Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I này, thì thủy điện Sơn La thực sự là dấu ấn lớn nhất cuộc đời họ. Với các thủy điện khác, họ chỉ mất vài năm là khảo sát xong, nhưng thủy điện Sơn La đã ngốn mất 23 năm ròng.

Từng ấy năm là không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, cả máu xương những người khảo sát địa chất đã đổ xuống con sông mà anh em địa chất gọi là “Ma-cà-rồng” này.


Thủy điện Sơn La.
Những năm 80 của thế kỷ trước, đường lên Mường La thực sự khủng khiếp. Để đi từ Hà Nội lên đến Mường La phải mất trọn 3 ngày. Từ Mường La vào các bản làng dọc sông Đà, cho đến tận thượng nguồn con sông này, chỉ còn cách cuốc bộ.

Các kỹ sư địa chất đi đâu, là cả một phòng thí nghiệm đi theo. Vô vàn những thứ máy móc, thiết bị, toàn là cục sắt, cục chì nặng chịch. Hãi hùng nhất là những chiếc máy khoan SKB của Liên Xô nặng đến 5 tấn. Các loại máy khoan hạng nhẹ khác cũng nặng trên dưới một tấn.

Máy móc nặng như vậy, mà đường sá thì không có, nên quả là khủng khiếp. Anh em phải tháo rời máy, rồi vận chuyển như kiểu kéo pháo lên núi. Với những thiết bị nặng thì phải mở đường mới mang lên được.

Nhiều chỗ núi hẹp, phải bắn cáp vào hai đỉnh núi, rồi cả người và dụng cụ trượt trên không trung vô cùng nguy hiểm.


Thủy điện Sơn La hồi xây dựng.
Công việc của các chuyên gia địa chất là khoan vào lòng núi, khoan xuống lòng sông để phân tích địa tầng, đất đá, rồi phân tích, lập bản đồ địa chất.

Những cán bộ địa chất cũng phải cắm mốc đo mực nước cao nhất, thấp nhất của lòng hồ.

Để hình dung công việc của những cán bộ địa chất làm công việc âm thầm này, ta chỉ nhìn vào hồ thủy điện Sơn La hiện hữu từ vệ tinh.

Chân đập là xã Ít Ong của huyện Mường La, thì cách đó 240km, tận đất Lai Châu mới là cuối hồ. Tính ra, cái hồ thủy điện Sơn La có chu vi cả ngàn km.

Điều đó có nghĩa, những kỹ sư địa chất phải làm việc tỉ mẩn trên một diện tích có chu vi tới cả ngàn km. Công việc của họ không chỉ là cắm mốc, mà phải xem xét từng hòn đá, khe núi, con suối.


Đập thủy điện Sơn La là một khối bê tông khổng lồ, bất chấp lũ dữ và động đất.
Họ phải chui vào từng hang động để tính toán mức độ thất thoát nước, lưu trữ nước. Họ phải khoan thủng chi chít từng ngọn núi để xác định hang ngầm, vết nứt, để tìm biện pháp xử lý. Chỉ cần bỏ sót vài hang ngầm, có thể khiến mực nước thủy điện Sơn La hao hụt và khiến một vùng nào đó ngập lụt trắng băng.

Để làm được từng ấy công việc, suốt hơn 20 năm ròng, có đến 200 công nhân, kỹ sư địa chất làm việc. Lúc cao điểm, có tới 500 lính địa chất tỏa đi dọc sông Đà, lên tận biên giới làm việc miệt mài.

Mặc dù công việc của họ vô cùng vất vả như vậy, nhưng chỉ cần một ý kiến tranh cãi, hay một dấu hỏi được đặt ra, đặc biệt là vấn đề nguy hiểm liên quan đến đập, là những kỹ sư địa chất lại làm lại từ đầu, nhằm làm sáng tỏ vấn đề. Mạng sống của cả triệu con người dưới hạ du phụ thuộc một phần rất lớn vào sự cẩn trọng của những kỹ sư địa chất.


Những cửa xả ít khi phải sử dụng, bởi hồ chứa rất lớn, độ an toàn đập rất cao.
Các nhà khoa học Pháp, Trung Quốc đã phải chào thua sông Đà vì nó có bề dày phong hóa quá lớn, tức là lớp đá dưới lòng sông đang chịu ảnh hưởng của thời gian, điều kiện thời tiết...
 

Mr Morning

Xe điện
Biển số
OF-376240
Ngày cấp bằng
3/8/15
Số km
2,296
Động cơ
262,863 Mã lực
Điều gì đến sẽ đến. Đời ta ko thấy biết đâu đời con cháu lại hưởng...
 

745Lii

Xe điện
Biển số
OF-969
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
3,292
Động cơ
619,811 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Ta tự làm thì ít nhất là cũng ko bị chuyên gia nước ngoài lấy đi "một cái gì đó" dưới lòng hồ.
 

URAL CCCP

Xe ba gác
Biển số
OF-488891
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
24,988
Động cơ
400,836 Mã lực
Nơi ở
Г.Витебск - БССР - СССР
Đọc xong em toát cả mồ hôi, mịa trộm vía nếu động đất ở trên đó phát thì sao.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
22,995
Động cơ
398,693 Mã lực
Chả sao, chỉ nói quá lên thôi. Chủ yếu chú nào sống ngoài đê thì cẩn thận tí. Còn lại trong đê cứ kê cao gối mà ngủ.
 

tulai24h

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-160981
Ngày cấp bằng
16/10/12
Số km
7,144
Động cơ
399,420 Mã lực
Nơi ở
199 Hồ Tùng Mậu
Website
www.tulai24h.com
Quá là khâm phục sự hy sinh của những người như các bác .
Để lại cho đời con cháu thế hệ sau này


Vậy mà giờ mấy ô quan sướng thật đúng là có ăn học - h sai đâu giở sách ra phạt và phạt .
Căn cứ theo điều này khoản này ... phạt từng này ...
Rồi cơ chế : uh quen biết thôi thì nhắc nhở từng này :D
Đúng là có học có hơn cccm nhể .
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,775
Động cơ
436,096 Mã lực
Bố em cũng nằm trong đợt đi khảo sát đầu tiên, sau đó thì không đi được nữa do sức khỏe. Thực sự nghề khảo sát địa chất này khổ và bạc lắm ạ.
 

URAL CCCP

Xe ba gác
Biển số
OF-488891
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
24,988
Động cơ
400,836 Mã lực
Nơi ở
Г.Витебск - БССР - СССР
Bố em cũng nằm trong đợt đi khảo sát đầu tiên, sau đó thì không đi được nữa do sức khỏe. Thực sự nghề khảo sát địa chất này khổ và bạc lắm ạ.
Công việc của mấy ông địa chất công nhận khổ thật. Quê QN nên em biết, mang vác nặng, trèo đèo, lội suối, ăn rừng ngủ rú ( Vì có những chỗ ô tô méo đi tới được.
 

URAL CCCP

Xe ba gác
Biển số
OF-488891
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
24,988
Động cơ
400,836 Mã lực
Nơi ở
Г.Витебск - БССР - СССР

APhu9D

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-465071
Ngày cấp bằng
25/10/16
Số km
2,384
Động cơ
224,522 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Về mặt lý thuyết thì chẳng có gì có thể khẳng định tuyệt đối được... Tất nhiên thủy điện SL đã được triển khai bài bản, nghiêm túc và QH còn cẩn trọng chỉ quyết chọn mức tích nước thấp nên độ an toàn là cao...
Thực tế là còn nhiều vấn đề phi kỹ thuật khác có thể ảnh hưởng lớn tới đập thủy điện SL, chẳng hạn như động đất, chiến tranh (SL nằm khá gần biên giới với TQ) hoặc "nhân tai"/phá hoại...?!
 

sparta.leonidas

Xe ngựa
Biển số
OF-368450
Ngày cấp bằng
28/5/15
Số km
26,342
Động cơ
437,878 Mã lực
Giải mã bí ẩn về quá trình tìm nơi đặt đập thủy điện Sơn La
27/07/2018 10:10 GMT+7
Nếu đập Sơn La vỡ, chiếc xe tăng 40 tấn ở Sơn Tây sẽ bị thổi bay như lá vàng. Sau 30 phút, toàn đồng bằng Bắc Bộ chìm sâu 4-60m, cướp đi sinh mạng 15 triệu người'.

Những chuyện chưa từng biết đằng sau đập thủy điện Hòa Bình và Sơn La
Công ty Việt Nam thi công thủy điện vỡ đập ở Lào: Liên quan gì đến thảm họa
Vỡ đập thủy điện Lào: Bom nước khổng lồ và tác động đến Việt Nam
'Nếu đập Sơn La vỡ, chiếc xe tăng 40 tấn ở Sơn Tây sẽ bị thổi bay như lá vàng. Sau 30 phút, toàn đồng bằng Bắc Bộ chìm sâu 4-60m, cướp đi sinh mạng 15 triệu người'- phát biểu của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, an ninh của Quốc hội ông Nguyễn Văn Khá năm 2002, khi dự án thủy điện Sơn La được đưa ra Quốc hội.

Phát biểu của ông Khá vẫn còn nguyên giá trị cảnh báo. Tuy nhiên, nếu hiểu về đập thủy điện này ở góc độ của những người làm địa chất, thì có thể yên tâm một cách tuyệt đối.

Kỳ công tìm nơi xây thủy điện

Ngày công trình thủy điện Sơn La khởi công là ngày vô cùng trọng đại. Nhưng đó cũng là ngày các kỹ sư địa chất chấm dứt công việc ròng rã suốt mấy chục năm của mình.

Những kỹ sư địa chất là những người đứng sau bức rèm sân khấu. Chẳng ai biết họ đã bỏ ra mấy chục năm trời, cả tuổi trẻ, đi dọc triền sông mấy trăm km mới tìm ra được cái nơi đặt công trình thủy điện vĩ đại này.

Hồi thủy điện Hòa Bình khởi công, năm 1982, thì các kỹ sư địa chất như Huỳnh Phong, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Văn Tuân, Bùi Khôi Hùng… thuộc Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I, cũng rời Hòa Bình.


Kỹ sư Huỳnh Phong (phải) và Nguyễn Văn Nhân (giữa), những người mất 20 năm để tìm ra nơi đặt thủy điện Sơn La an toàn tuyệt đối.
Họ vào Tây Nguyên khảo sát xây dựng thủy điện Yaly, Sê San 3, Sê San 4, Plây Crông, vào Đông Nam Bộ khảo sát thủy điện Trị An. Vùng Tây Bắc thì khảo sát không thiếu sông nào, tìm ra vô số địa điểm ngăn sông đắp đập.

Tuy nhiên, với lứa kỹ sư kỳ cựu của Xí nghiệp khảo sát xây dựng điện I này, thì thủy điện Sơn La thực sự là dấu ấn lớn nhất cuộc đời họ. Với các thủy điện khác, họ chỉ mất vài năm là khảo sát xong, nhưng thủy điện Sơn La đã ngốn mất 23 năm ròng.

Từng ấy năm là không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, cả máu xương những người khảo sát địa chất đã đổ xuống con sông mà anh em địa chất gọi là “Ma-cà-rồng” này.


Thủy điện Sơn La.
Những năm 80 của thế kỷ trước, đường lên Mường La thực sự khủng khiếp. Để đi từ Hà Nội lên đến Mường La phải mất trọn 3 ngày. Từ Mường La vào các bản làng dọc sông Đà, cho đến tận thượng nguồn con sông này, chỉ còn cách cuốc bộ.

Các kỹ sư địa chất đi đâu, là cả một phòng thí nghiệm đi theo. Vô vàn những thứ máy móc, thiết bị, toàn là cục sắt, cục chì nặng chịch. Hãi hùng nhất là những chiếc máy khoan SKB của Liên Xô nặng đến 5 tấn. Các loại máy khoan hạng nhẹ khác cũng nặng trên dưới một tấn.

Máy móc nặng như vậy, mà đường sá thì không có, nên quả là khủng khiếp. Anh em phải tháo rời máy, rồi vận chuyển như kiểu kéo pháo lên núi. Với những thiết bị nặng thì phải mở đường mới mang lên được.

Nhiều chỗ núi hẹp, phải bắn cáp vào hai đỉnh núi, rồi cả người và dụng cụ trượt trên không trung vô cùng nguy hiểm.


Thủy điện Sơn La hồi xây dựng.
Công việc của các chuyên gia địa chất là khoan vào lòng núi, khoan xuống lòng sông để phân tích địa tầng, đất đá, rồi phân tích, lập bản đồ địa chất.

Những cán bộ địa chất cũng phải cắm mốc đo mực nước cao nhất, thấp nhất của lòng hồ.

Để hình dung công việc của những cán bộ địa chất làm công việc âm thầm này, ta chỉ nhìn vào hồ thủy điện Sơn La hiện hữu từ vệ tinh.

Chân đập là xã Ít Ong của huyện Mường La, thì cách đó 240km, tận đất Lai Châu mới là cuối hồ. Tính ra, cái hồ thủy điện Sơn La có chu vi cả ngàn km.

Điều đó có nghĩa, những kỹ sư địa chất phải làm việc tỉ mẩn trên một diện tích có chu vi tới cả ngàn km. Công việc của họ không chỉ là cắm mốc, mà phải xem xét từng hòn đá, khe núi, con suối.


Đập thủy điện Sơn La là một khối bê tông khổng lồ, bất chấp lũ dữ và động đất.
Họ phải chui vào từng hang động để tính toán mức độ thất thoát nước, lưu trữ nước. Họ phải khoan thủng chi chít từng ngọn núi để xác định hang ngầm, vết nứt, để tìm biện pháp xử lý. Chỉ cần bỏ sót vài hang ngầm, có thể khiến mực nước thủy điện Sơn La hao hụt và khiến một vùng nào đó ngập lụt trắng băng.

Để làm được từng ấy công việc, suốt hơn 20 năm ròng, có đến 200 công nhân, kỹ sư địa chất làm việc. Lúc cao điểm, có tới 500 lính địa chất tỏa đi dọc sông Đà, lên tận biên giới làm việc miệt mài.

Mặc dù công việc của họ vô cùng vất vả như vậy, nhưng chỉ cần một ý kiến tranh cãi, hay một dấu hỏi được đặt ra, đặc biệt là vấn đề nguy hiểm liên quan đến đập, là những kỹ sư địa chất lại làm lại từ đầu, nhằm làm sáng tỏ vấn đề. Mạng sống của cả triệu con người dưới hạ du phụ thuộc một phần rất lớn vào sự cẩn trọng của những kỹ sư địa chất.


Những cửa xả ít khi phải sử dụng, bởi hồ chứa rất lớn, độ an toàn đập rất cao.
Các nhà khoa học Pháp, Trung Quốc đã phải chào thua sông Đà vì nó có bề dày phong hóa quá lớn, tức là lớp đá dưới lòng sông đang chịu ảnh hưởng của thời gian, điều kiện thời tiết...
Đọc chục dòng đầu: Sợ
Đọc đến hết: Đếu sợ nữa :)):)):))
 

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
3,786
Động cơ
538,210 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Công việc của mấy ông địa chất công nhận khổ thật. Quê QN nên em biết, mang vác nặng, trèo đèo, lội suối, ăn rừng ngủ rú ( Vì có những chỗ ô tô méo đi tới được.
Được cái không tiêu tiền mấy vì toàn vào chỗ rừng xanh núi đỏ có tiền cũng chẳng tiêu được.
 

Bố khỉ 123

Xe điện
Biển số
OF-205130
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
2,793
Động cơ
340,824 Mã lực
Công nhận đập này và các đập khác ở vn mình đều tốt, tốt đến tận lúc vỡ ...
 

URAL CCCP

Xe ba gác
Biển số
OF-488891
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
24,988
Động cơ
400,836 Mã lực
Nơi ở
Г.Витебск - БССР - СССР
Đọc chục dòng đầu: Sợ
Đọc đến hết: Đếu sợ nữa :)):)):))
Chục dòng đầu theo lão bố nhà báo có mô li phê quá lên không. Méo giề xe tăng 40 tấn trôi dư chiếc lá và 15 trẹo người mất mạng.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top