Ý Cụ ấy nói là chỉ cần xác nhận trụ sở của bị đơn ( cái này trong tố tụng nó bắt buộc phải có vì còn liên quan đến tống đạt của Tòa)Cái này là Toà yêu cầu Giấy đăng ký kinh doanh của bị đơn cơ mà cụ có phải Luật sư yêu cầu đâu
Ý Cụ ấy nói là chỉ cần xác nhận trụ sở của bị đơn ( cái này trong tố tụng nó bắt buộc phải có vì còn liên quan đến tống đạt của Tòa)Cái này là Toà yêu cầu Giấy đăng ký kinh doanh của bị đơn cơ mà cụ có phải Luật sư yêu cầu đâu
Hồi bên em bán hàng cho một bọn nước ngoài, 1 điều kiện của chúng nó là phải đính kèm photo công chứng ĐKKD trong hợp đồng thì mới ký (tất nhiên có điều khoản Confidentiality Agreement chặt chẽ), bên em cũng đắn đo nhưng rồi cũng đồng ý vì nó là khách sộp, với cả nước ngoài chắc giữ chữ tín. Bọn nó khôn lắm, nắm luật VN có khi tốt hơn mình, làm thế để có gì kiện cáo sau này thì vẫn nắm đằng chuôi. Chứ làm ăn úi xùi với mấy ông VN, đến lúc tranh chấp quay ra xin nhau tờ giấy đấy thì ngại nhắmĐấy là lão gặp Tòa dễ nó không yêu cầu ĐKKD, gặp thằng khó nó vẫn bắt nộp.
Các công ty VN trước cũng thế, sau thì họ ẩu mới không gửi kèm ĐKKD trong Hợp đồng. Khi có ĐKKD kèm Hợp đồng thì các bên sẽ biết luôn là đối tác của mình có đủ điều kiện ký Hợp đồng hay không Vd: công ty Cụ trong ĐKKD không có ngành nghề kinh doanh vận tải chẳng hạn nhưng Cụ vẫn đi ký Hợp đồng vận tải hàng hóa.Hồi bên em bán hàng cho một bọn nước ngoài, 1 điều kiện của chúng nó là phải đính kèm photo công chứng ĐKKD trong hợp đồng thì mới ký (tất nhiên có điều khoản Confidentiality Agreement chặt chẽ), bên em cũng đắn đo nhưng rồi cũng đồng ý vì nó là khách sộp, với cả nước ngoài chắc giữ chữ tín. Bọn nó khôn lắm, nắm luật VN có khi tốt hơn mình, làm thế để có gì kiện cáo sau này thì vẫn nắm đằng chuôi. Chứ làm ăn úi xùi với mấy ông VN, đến lúc tranh chấp quay ra xin nhau tờ giấy đấy thì ngại nhắm
Cụ hơi thiếu kinh nghiệm thực tế. Em nói thật! Em vác đơn ra toà không dưới 50 vụ rồi.Cụ đi kiện ở đâu mà dễ thế ạ? Nhà báo không ngu, chỉ là họ nghe kể, họ chưa viết chi tiết.
Để nộp được một cái hồ sơ khởi kiện án Kinh doanh thương mại (KDTM), những trường hợp đòi nợ này là án KDTM ạ, không phải cứ bê cái đơn lên Tòa là có người nhận. Danh mục dài như cái sớ, đơn kiện, hồ sơ đi kèm phải ghi rõ cái gì bản chính, cái gì bản phô tô, cái gì sao y (hiểu là công chứng), cái gì doanh nghiệp tự sao y bản chính... Đóng lệch cái dấu, nhòe cái giáp lai, thì lại xác định.
Chỉ cần thiếu, hay lẫn giữa bản phô tô và bản sao y là mời các bác về rồi. Làm gì có chuyện nộp đơn kiện mà dễ thế? Ra UBND phường/CA phường là được tiếp ngay? Ngoài 300k-500k ra còn đi lại, lạy lục, tìm người có trách nhiệm liên quan... Tính chi phí về thời gian là đủ chán rồi.
Rồi Biên nhận xong thì sao? Ngồi chờ nhé. Đúng thủ tục tố tụng thì từng ấy ngày có liên hệ, nhưng cụ nào được liên hệ đúng thời hạn giơ tay ạ. Rồi lên hỏi han nhé, bổ sung hồ sơ, hòa giải, xuống địa bàn tìm hiểu... Nếu không gặp được Bên vay/Bên bảo lãnh/Bên liên quan thì chờ niêm yết nhé, chờ này chờ kia nhé...
Già rồi các cụ ạ... Ra đến bản án rồi, ra Thi hành án rồi còn chết dở nữa là mới bê cái đơn.
Hehe, các cụ ít va chạm. Nên thôi, các cụ cứ tin thế đi!Cái này là Toà yêu cầu Giấy đăng ký kinh doanh của bị đơn cơ mà cụ có phải Luật sư yêu cầu đâu
Vậy ạ? Thế thì chắc ngân hàng nhờ cụ làm đại diện cũng mất khá tiền trải đường đấy. Cũng chưa chắc cụ đã phải tự ra Tòa, mà chỉ chuyển hồ sơ thôi. Bản án ra em cứ đoán mò là sẽ tính lãi không khá hơn áp mức lãi suất cơ bản và dừng lãi tại ngày ra bản án.Cụ hơi thiếu kinh nghiệm thực tế. Em nói thật! Em vác đơn ra toà không dưới 50 vụ rồi.
Cứ đi hầu Tòa vài lần là thông ngay lão nhỉHehe, các cụ ít va chạm. Nên thôi, các cụ cứ tin thế đi!
Lớn rồi viết đúng chính tả chút đi cụ ơi.
Ngày sưa, yêm cũng bị 1 thằng ml nợ 2 tỏi, yêm lên tớt nhờ tham vấn các nuật xư Ộp-per thì 10 ngài có đến 9 ngài bẩu mài phi đơn da tòa mà kiện chết kụ ló đi, bts, nại còn bẩu mài thu thập hết trứng cứ hồ xơ, giấy tờ, trứng từ các kiểu con đà điều. Đặc biệt có chường hợp pi-yêm choa yêm hướng dẫn lày lọ, nại còn có cả mếy cái i-meo dạy bảo lày kia, mếy cả chường hợp còn hẹn yêm cà-phuê để hướng rẫn choa cụ thể lứa, nàm yêm chờ nửa buổi xáng, uống cà-phuê hoa cả mắt, chóng cả mẹt, cuối cùng chốt nại, đ.đ.c.đ.b rì.
Túm nại nà, lợ lần ở Đông Nào, nà cứ nuột dừng mà xử thôy,
Quan nhớn hịn đây rồi !nhưng đôi khi chỉ cần nói bâng quơ "việc này khó!" thì có khi được hưởng dâm 30k.
Thi hành án, mà nên nguyên không bơm tiền, còn lâu nó mới làmEm cũng phải thay đổi quan điểm về đội đòi nợ thuê
- Về chi phí, thấp hơn so với chi phí cho đội thi hành án
- Về hiệu quả: đội đòi nợ thuê hiệu quả cao hơn đội thi hành án (đội thi hành án hiệu quả gần như zero kèm theo mất thời gian công sức, đi lại theo đuổi)
haizz
Vẫn cái bình này này thì cứ mơ và mơ nữa điLiệu 20 năm nữa có khác ko nhỉ...
Em chưa bao giờ đọc và chứng kiến vụ án nào liên quan đến hợp đồng kinh tế ở xứ Đông Lào này.Một bài viết thật ngấm, kèm theo rất nhiều tiếng thở dài trong phần bình luận
Doanh nhân đi kiện
Giám đốc công ty xây dựng cười ngất khi tôi khuyên ông kiện đối tác ra toà để đòi nợ hai tỷ đồng.vnexpress.net
Giám đốc công ty xây dựng cười ngất khi tôi khuyên ông kiện đối tác ra toà để đòi nợ hai tỷ đồng.
"Có thằng nợ tao hai tỷ, mày đòi được tao cho mày một nửa", chú tôi một hôm nói. Tôi hồn nhiên hỏi: "Sao chú không kiện ra toà, án phí mất có mấy chục triệu". Ông cười, như chê tôi sinh viên năm cuối đại học Luật Hà Nội mà ngây thơ quá.
Sau này, ra trường, tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp, tôi mới biết, hệ thống tư pháp của Việt Nam không giống những gì chúng tôi được học trong trường và càng không giống những gì được viết trong luật. Để có thể đòi được hai tỷ đồng, người ta có khi còn mất nhiều hơn một nửa.
Nguyên do chủ yếu là từ những phiền phức, rào cản không thể gọi tên dẫn đến sự kéo dài lê thê của các thủ tục tố tụng. Từ nộp đơn đến thụ lý đơn kiện, tống đạt đến hoà giải, sơ thẩm đến phúc thẩm; rồi khi có bản án, người thắng kiện phải tiếp tục nộp đơn xin thi hành án, xác minh tài sản, kê biên, thẩm định giá, đấu giá... Mỗi giai đoạn lại đi kèm những rủi ro như: toà yêu cầu bổ sung hồ sơ, toà tạm đình chỉ vụ án, viện kiểm sát kháng nghị, cơ quan thi hành án không xác minh được tài sản, chính quyền địa phương không hỗ trợ kê biên, thẩm định giá không chính xác, đấu giá không thành, vân vân.
Có những yêu cầu của toà án khiến nhiều người sửng sốt như yêu cầu nguyên đơn phải cung cấp bản sao có công chứng giấy đăng ký kinh doanh của bị đơn. Thử hỏi, làm gì có ai cho người khác mượn giấy đăng ký kinh doanh đi công chứng để người ta kiện mình? Hay việc cơ quan thi hành án yêu cầu người thắng kiện phải tự tìm xem người thua kiện có tài khoản ở ngân hàng nào, có bao nhiêu tiền.
Trong vô số nguyên nhân dẫn đến sự quan liêu và chây ì của "con voi tư pháp", tôi cho rằng có cả sự lười nhác, tắc trách, vô cảm của cán bộ thi hành pháp luật cho đến tâm lý nhũng nhiễu để vòi tiền.
Chú tôi có thể không hiểu hết được mọi thủ tục và những zích zắc trên, nhưng với đầu óc nhạy bén của dân kinh doanh, ông thừa biết tốt hơn không nên sa chân vào mê trận đó. Khoản nợ hai tỷ của ông đến giờ vẫn chưa đòi được. Nhưng hệ luỵ của nó lớn hơn hai tỷ gấp nhiều lần. Chú tôi không bao giờ thi công mà không có tạm ứng đầy đủ nữa. Và rất nhiều công trình bị kéo dài thời gian thi công gây các tổn hại khác cho doanh nghiệp, trong khi đáng ra họ có thể làm ăn hiệu quả hơn rất nhiều. Không chỉ chú tôi, hàng trăm, hàng ngàn công ty xây dựng khác đã và sẽ phải kinh doanh theo cách đó. Nó trì kéo sự phát triển của nền kinh tế.
Trong một khảo sát của VCCI đối với các doanh nghiệp tại TP HCM năm 2017, khi được hỏi: "Nếu có tranh chấp thì doanh nghiệp khởi kiện ra toà không?", 90% các doanh nghiệp FDI nói "không", 9% nói "có" và 1% "sẽ cân nhắc". Tỷ lệ này ở khối doanh nghiệp dân doanh trong nước là 41%, 28% và 31%. Nguyên nhân lớn nhất khiến các doanh nghiệp này không lựa chọn toà án khi có tranh chấp là do thủ tục kéo dài. 58% doanh nghiệp nêu lý do này.
Mỗi năm, ngành toà án xét xử khoảng 400 ngàn vụ án. Trong đó tranh chấp kinh doanh thương mại chỉ chiếm khoảng 4% - khoảng 16 ngàn vụ. Do đó, có vẻ như chuyện hỗ trợ cải thiện môi trường kinh doanh chưa bao giờ là mục tiêu trọng tâm giữa những bề bộn của ngành toà án.
Nhưng để xã hội vận hành, nền kinh tế phát triển, người dân và doanh nghiệp bắt buộc phải giao kết hợp đồng. Và chúng ta chỉ tôn trọng hợp đồng khi biết rằng nếu một trong các bên tham gia những khế ước này bất tuân cam kết thì toà án và cơ quan thi hành án sẽ đứng ra xử lý, bảo vệ người bị thiệt. Doanh nghiệp cũng sẽ chỉ bỏ tiền đầu tư làm ăn kinh doanh để tạo giá trị cho mình và xã hội, đầu tư vào sáng chế, vào sở hữu trí tuệ nếu họ tin chắc rằng: bất kỳ ai xâm phạm quyền tài sản của họ đều sẽ bị toà án can thiệp, phải đền bù.
Tôi có người bạn đang quản lý một trường tư thục. Chị có tiền, có nhân lực, có kinh nghiệm và muốn đầu tư xây dựng một bộ bài giảng riêng cho học sinh của trường. Chị đến gặp tôi và đặt câu hỏi: "Thế nếu giờ có người ăn cắp bộ bài giảng của chị thì chị phải làm gì?". Tôi nói: "Chị có thể đi kiện". "Kiện có hiệu quả không, có nhanh không, có tốn kém không?", bạn tôi chất vấn. Tôi đành phải thành thật rằng, "kiện rất mất thời gian, tiền lót tay không biết bao nhiêu mà kể, mà có khi cũng chẳng thành công". Tỷ lệ thu hồi tiền của cơ quan thi hành án vô cùng thấp, chỉ là 32% số tiền có khả năng thi hành. Nói cho dễ hiểu, nếu chị thắng kiện, toà án yêu cầu đối thủ bồi thường cho chị 100 triệu đồng, đối thủ có tiền, có tài sản, thì cơ quan thi hành án cũng chỉ thu hồi được 32 triệu đồng.
Chị im lặng. Đến bây giờ, dự án làm bộ bài giảng của chị vẫn gác lại. Nhiều học sinh của chúng ta đã mất cơ hội tiếp cận tri thức theo cách tiến bộ hơn chỉ vì không ai đứng ra bảo vệ người đầu tư tạo ra tri thức đó.
Trong thế giới ngày nay, không quốc gia nào có thể đưa kinh tế đến trình độ cao mà không có một hệ thống tư pháp nhanh, hiệu quả và tin cậy. Điển hình trong khu vực là Singapore. Hệ thống tư pháp của nước này được đánh giá là nhanh nhất thế giới với mức độ tin cậy, khả năng có thể dự đoán (của doanh nghiệp và dân chúng với tư pháp) rất cao. Uy tín đó góp phần quan trọng kéo người làm ăn khắp nơi đổ về quốc đảo, như bước đệm để với tay sang các nước trong khu vực.
Nguyễn Minh Đức
Tiền mất tật mang, trừ án hình sự. Dân sự có thắng cũng đợi thi hành án mút chỉ nhoé. Thối như mứtToà án đôi khi còn gợi ý chí tiền để biết kết quả, dù bạn đứng bên nguyên hay bên bị.
Rất là nản mấy vụ kiện cáo ở mình.
Không phải thù địch đâu.Bài viết sặc mùi thù địch . đúng ăn cháo đá bát.
Cái này ở đâu chả vậy, có phải mỗi Việt đâu.Việt Nam là thiên đường của lừa đảo rồi...
Vì pháp luật bảo về thằng lừa hơn người bị lừa.
Giờ bọn lừa nhiều chiêu trò lắm nhất là huy động vốn đầu tư, trả lãi được thời gian thì nó tuyên bố ko làm được nữa thì chịu, chả kiện nổi nó lừa đảo đâu
Chính xác là nó hiểu về nguyên tắc căn bản của hợp đồng thương mại là nó đang làm ăn với ai, khi khởi kiện cũng thế, anh phải biết chính xác là anh kiện ai. Vì trong trường hợp này tranh chấp là trong thương mại nên bên nguyên phải có nghĩa vụ chứng minh vi phạm của bên bị và chứng minh thiệt hại của chính mình.Hồi bên em bán hàng cho một bọn nước ngoài, 1 điều kiện của chúng nó là phải đính kèm photo công chứng ĐKKD trong hợp đồng thì mới ký (tất nhiên có điều khoản Confidentiality Agreement chặt chẽ), bên em cũng đắn đo nhưng rồi cũng đồng ý vì nó là khách sộp, với cả nước ngoài chắc giữ chữ tín. Bọn nó khôn lắm, nắm luật VN có khi tốt hơn mình, làm thế để có gì kiện cáo sau này thì vẫn nắm đằng chuôi. Chứ làm ăn úi xùi với mấy ông VN, đến lúc tranh chấp quay ra xin nhau tờ giấy đấy thì ngại nhắm