- Biển số
- OF-874007
- Ngày cấp bằng
- 1/1/25
- Số km
- 234
- Động cơ
- 8,081 Mã lực
Theo em cũng nên nói cho rõ kẻo lại nghĩ con đường trung đạo là bỏ hết:Thôi mợ đừng còm nữa. Những kẻ phàm phu tục tử thì ko hiểu pháp tu đâu. Người đi tu theo đạo Phật là thân xác chỉ cõi tạm và mượn thôi. Đã tu là phải bỏ hết tiền tài, người thân vì lúc đó người tu coi ai cũng như bố mẹ anh em. Như mợ nói phải quan tâm bố mẹ thì đó là phạm giới rồi. Mợ trước khi còm hãy đọc qua pháp tu trước để còm có trách nhiệm hơn.
Ai giải thoát ái luyến
Không sầu, đâu sợ hãi?”
"Giải thoát ái luyến" Như vậy nghĩa là không yêu thương nữa à? không phải. Mà là coi cái yêu thương chung (tâm từ bi) như yêu thương riêng. (Coi ai cũng như bố mẹ anh em như cụ nói).
Từ bi hỉ xả (tứ vô lượng) là:
+ Từ vô lượng: Còn gọi là Tâm từ, tâm từ trầm tĩnh, bi mẫn khoan dung đối nghịch với sân hận, giận dữ. Tình yêu thương (không phải là tình yêu đôi lứa) to lớn, đồng đều dành cho tất cả chúng sinh vạn vật, không thành kiến, phân biệt đối tượng, làm cho tâm ta trở nên êm dịu mát và chân thành, thiện ý, lời nói chân thật, thiện chí, hành vi đúng mực.
+ Bi vô lượng: Bi là sự thương xót, thấu hiểu, cảm thông, cũng là liều thuốc chữa chứng bệnh hung dữ, ngang tàng, độc ác. Là động lực làm cho tâm người thiện lành, rung động trước sự đau khổ của kẻ khác, biết suy nghĩ và chia sẽ, giúp đỡ vượt qua khó khăn, thử thách của cuộc sống; lắng nghe và thoa dịu lo lắng, đau khổ của người khác.
+ Hỉ vô lượng: Là tâm hoan hỷ, vui mừng thành tâm với hạnh phúc, thành công, thành quả của người khác. Là một trạng thái bình tĩnh và hạnh phúc của chân tâm. Tâm Hỷ đối nghịch ưu lo, phiền não có chiều hướng ngăn trừ lòng ganh ghét, đố kỵ.
+ Xả vô lượng: Lòng buông xả, không câu chấp bám chặt vào bất cứ điều gì, khi nhận ra và từ bỏ tham lam ích kỷ, vọng tâm, kiêu ngạo khi tự coi mình là trung tâm, đề cao giá trị bản thân. Thân tâm giữ vững trước sự vô thường thế gian, thản nhiên trước sự thay đổi của thế nhân; đời là bể khổ mà vẫn ung dung, bình thản, không bận lòng, phiền muộn hay lo lắng trước thuận cảnh hay nghịch cảnh. Mọi hiện tượng luôn chuyển biến theo quá trình Thành, Trụ, Hoại, Không (sinh, trụ, dị, diệt) nên không mê đắm vật chất giả tạm, không vui quá đà mà cũng không luẩn quẩn u sầu, vinh hay nhục thì tâm vẫn không động.
Chỉnh sửa cuối: