- Biển số
- OF-110095
- Ngày cấp bằng
- 23/8/11
- Số km
- 5,876
- Động cơ
- 561,520 Mã lực
Hình như như muốn “đắc đạo” thì phải xuất ngoại.Em hoàn toàn đồng ý với ý này của cụ. Như bản thân em thì vô thần, cũng không quan tâm lắm đến Phật pháp gì cả. Cho nên em theo dõi chuyến hành trình này như là xem một chuyến du lịch bộ hành, chứng kiến đời thực, hình ảnh đời sống thực tế trên các con đường đi qua, những tình huống xảy đến với sư là những chi tiết làm tăng thêm sự thú vị của chuyến lữ hành v.v...
Cho nên với góc nhìn của một người hoàn toàn ngoại đạo thì các chi tiết em thấy cho đến giờ này:
- Sự vui vẻ, lạc quan, yêu đời của đoàn lữ hành toát ra từ nội tâm cho dù ngoại cảnh như thế nào đi chăng nữa (ăn bờ, ngủ bụi, thiên hạ bố thí cái gì thì mình ăn cái đó v.v...). Nền tảng cho sự vui vẻ này xuất phát từ sự điềm tĩnh, tự tại của sư; cái điềm tĩnh đó lan tỏa ra xung quanh. Nghĩ lại bản thân mình nếu rơi vào ngoại cảnh trên thì giỏi lắm chịu đựng được một tuần, còn kéo dài triền miên từ tuần này sang tuần khác, tháng này sang tháng khác mà vẫn vui vẻ, tự tại được thì em xin lạy, hahaha.
- Tôn giáo nào cũng hướng con người đến cái thiện. Câu chuyện về đoàn lữ hành này vẫn đang đem lại sự hướng thiện cho người xem thông qua các hình ảnh thực tế về cách tu hành, cách đối nhân xử thế v.v... của sư. Do vậy tác dụng của sư đối với xã hội trong việc lan tỏa sự hướng thiện là rất tích cực, chẳng kém gì việc trực tiếp lao động, sản xuất, thậm chí với sự nổi tiếng bất đắc dĩ của sư thì tác động tích cực càng lớn hơn nữa.
- Cái gốc văn hóa của người Lào quá ổn, từ dân chúng các tầng lớp khác nhau dọc đường, dân văn phòng cho đến dân lao động nghèo đều có điểm chung là nhẹ nhàng, lễ độ, lịch sự. Đến các em nhỏ, nhiều em rõ là nghèo khổ nhưng khi được tặng quà đều chắp tay nói cảm ơn. Những chi tiết nhỏ đó, tuy nói là nhỏ nhưng để thấm nhuần được cho hầu hết dân chúng mọi tầng lớp như thế thì không nhỏ chút nào, nó thể hiện cái gốc văn hoá rất tốt. So với nhiều cái còn nhộm nhoạm của người Việt thời nay thì thôi, nói nữa thêm buồn.
- Sư có ý từ Ấn độ đi tiếp và ẩn tu tại Himalaya, em thấy cũng hợp lý. Mặc dù cũng tiếc và buồn vì không được theo dõi tiếp cuộc hành trình của sư nhưng em xin nói thẳng quan điểm của em thế này, VN chưa đủ tầm để chứa được người như sư, mặt bằng độ sân si nói chung của XH hiện nay làm sao dung được người như sư.
Trước đây cụ Thích Nhất Hạnh cũng vậy.
Thích Nhất Hạnh: Người đánh khẽ tiếng chuông tỉnh thức cho thế giới
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã khai mở nền móng ý niệm Tỉnh thức từ gốc rễ Thiền của đạo Phật qua lăng kính và truyền thống Thiền của Việt Nam...
m.baophapluat.vn