Qua còm của mợ
MyMac ý kiến về việc Sư Tuệ trả lời ai rồi cũng ốm khi Anh Báu hỏi Sư xem có gọi điện về hỏi thăm hay không và còm này về chữ hiếu thì cháu có suy nghĩ cá nhân thế này:
Trong khi Sư Tuệ đang đi bộ hành ở xa (tương đương với người thường chúng ta đang đi công tác xa hoặc làm 1 nhiệm vụ đặc biệt nào đó không thể về được) thì bố mẹ ốm, thậm chí bố mẹ có qua đời mà ko có mặt thì vẫn có thể hiểu và chấp nhận được, tuy nhiên sẽ tùy người mà có sự tiếc nuối nhiều hay ít khi không có mặt tại thời điểm đó. Cái này chúng ta vẫn gọi là trường hợp bất khả kháng.
Tuy nhiên có những thứ mà chúng ta có thể làm được, nó trong tầm tay đó là gọi điện hỏi han sức khỏe, dặn dò động viên bố mẹ lúc đó.
Tất nhiên các cụ bảo rằng đi tu thì sẽ không ái luyến, do đó họ sẽ dứt hết các vướng bận hồng trần. nếu như vậy thì đương nhiên sẽ phải chấp nhận những lời nhận xét của đại chúng.
Ví dụ Đức Phật, khi Ngài bỏ đi tu khi con mới được mấy ngày tuổi thì Ngài cũng bị gia đình giận, mãi sau mới được tha thứ. Không biết Đức Phật sau có coi đó là 1 sai lầm của bản thân hay không nhưng trong kinh sách chép lại Gia đình của Ngài mãi sau mới tha thứ cho hành động đó của Ngài. Tất cả mọi thứ nó đều là quan hệ nhân-quả, do đó nếu Sư Tuệ nói như vậy, thì tất nhiên sẽ có người nhận xét (khi họ nhận xét, đánh giá 1 vấn đề đương nhiên sẽ dựa trên nhân sinh quan của họ).
Trong ví dụ của Sư về Tổng Bí thư, cháu nghĩ là nghĩ xuôi thì đúng, nếu như coi nhân dân đất nước là cha mẹ mình để chăm lo thì sẽ cống hiến hết mình, nhưng mà nghĩ ngược lại, nếu chỉ chăm lo cho nhân dân đất nước mà để lỡ việc chăm sóc cha mẹ thì cũng là sự tiếc nuối.