[Funland] Đoàn bộ hành về miền đất Phật của thầy Minh Tuệ

Biển số
OF-874007
Ngày cấp bằng
1/1/25
Số km
293
Động cơ
16,327 Mã lực
e chưa coi được nay thầy chịu đi khám à cụ cụ Búa thuyết phục dc à ?
Mình nghĩ có tác động của cụ sư Thái cụ MT mới chịu đi đấy chứ Báu nói chưa chắc cụ MT đi khám đâu

Thêm: hôm nay mình đi mua hàng hơi có tí bực mình vì người bán làm hơi chậm. Bạn ấy làm xong mình xách đồ đi ra bạn ấy nói 1 câu làm mình bật cười:

"vậy là tốt đẹp rồi, tốt đẹp nhỉ" :)
 

traitotbung

Xe hơi
Biển số
OF-874264
Ngày cấp bằng
6/1/25
Số km
198
Động cơ
37,749 Mã lực
Em đã nhận định nó ngay từ buổi ban đầu. Tuy nhiên giờ còn nhiều người u mê quá nên chưa nhận ra. Thôi để xem cái đoàn Sơn Đông Mãi Võ này biểu diễn cũng hay.

Chỉ thương cụ Minh Tuệ bị lợi dụng làm tiền và khuyếch trương thanh thế.
Mợ xem lại chứ đoàn “Sơn Đông Mãi Võ” tính chất khác đoàn bộ hành gieo duyên, nhất là những clip phỏng vấn Sư gần đây rất có giá trị. Tất nhiên mợ có quan điểm khác nhưng nên nhìn nhận khách quan.
 

conco1978

Xe điện
Biển số
OF-114194
Ngày cấp bằng
25/9/11
Số km
2,538
Động cơ
852,519 Mã lực
Nơi ở
HN
Em đã nhận định nó ngay từ buổi ban đầu. Tuy nhiên giờ còn nhiều người u mê quá nên chưa nhận ra. Thôi để xem cái đoàn Sơn Đông Mãi Võ này biểu diễn cũng hay.

Chỉ thương cụ Minh Tuệ bị lợi dụng làm tiền và khuyếch trương thanh thế.
Nếu cụ Tuệ mà nghe được câu này của mợ thì cụ ấy sẽ nói rằng mợ mới cần được thương🙂
 

Beu 4x4

Xe điện
Biển số
OF-98137
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
3,273
Động cơ
406,619 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em chỉ mong thầy Minh Tuệ đạt được mục đích chuyến đi, đến đc Himalaya ẩn tu 1 thời gian theo ý nguyện.
Thầy bây giờ nổi tiếng (1 cách thụ động) quá rồi. Nhiều yêu quái các loại cản trở, ko muốn điều này. Trong đó ko ít xuất phát từ không gian mạng này.
 
Chỉnh sửa cuối:

evnspc

Xe hơi
Biển số
OF-870777
Ngày cấp bằng
2/11/24
Số km
118
Động cơ
25,292 Mã lực
Tuổi
38
cụ Tuệ đã ko còn quan tâm chuyện thế gian, ai đến cũng dc, ai đi cũng dc tất cả đều là hữu duyên, hoặc có sự sắp sếp của cụ Báu hay ai khác thì bản chất sự việc cũng là nhân duyên với cụ Tuệ, cụ đã xả bỏ ko quan tâm thì cớ gì các cụ lại sân si, người này dc người kia ko tốt, ngay tiêu đề thớt cũng là thầy MT, thì các cụ chỉ cần quan tâm đến cụ Tuệ, những bài chia sẽ Phật pháp của cụ là dc, mọi chuyện xung quanh coi như nhân quả đi, như 1 mợ trên phát biểu đáng thương cho cụ Tuệ nhưng lại ko nghĩ xem mình có đáng thương, vì người ta đã ko quan tâm gì đến mình, mà mình lại đi sân với người ta chi vậy, qua những sự việc liên tục xảy ra thì đó là cũng là những thử thách với cụ Tuệ, xem cụ đã xả bỏ dc chưa hay cụ lại sân với cụ Báu và những người đi theo, hoặc tham si sự nổi tiếng, những hư danh mà truyền thông mang lại.
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
13,316
Động cơ
697,842 Mã lực
cụ Tuệ đã ko còn quan tâm chuyện thế gian, ai đến cũng dc, ai đi cũng dc tất cả đều là hữu duyên, hoặc có sự sắp sếp của cụ Báu hay ai khác thì bản chất sự việc cũng là nhân duyên với cụ Tuệ, cụ đã xả bỏ ko quan tâm thì cớ gì các cụ lại sân si, người này dc người kia ko tốt, ngay tiêu đề thớt cũng là thầy MT, thì các cụ chỉ cần quan tâm đến cụ Tuệ, những bài chia sẽ Phật pháp của cụ là dc, mọi chuyện xung quanh coi như nhân quả đi, như 1 mợ trên phát biểu đáng thương cho cụ Tuệ nhưng lại ko nghĩ xem mình có đáng thương, vì người ta đã ko quan tâm gì đến mình, mà mình lại đi sân với người ta chi vậy, qua những sự việc liên tục xảy ra thì đó là cũng là những thử thách với cụ Tuệ, xem cụ đã xả bỏ dc chưa hay cụ lại sân với cụ Báu và những người đi theo, hoặc tham si sự nổi tiếng, những hư danh mà truyền thông mang lại.
Sư Tuệ là người tu hành thì Sư sẽ không sân si, bây giờ lại kêu gọi người thường không sân si thì hơi khó ạ. Mợ My Mac thấy Sư Tuệ đáng thương thì đấy là góc nhìn của mợ ấy, cụ thấy Sư Tuệ không đáng thương đấy là góc nhìn của cụ, còn Sư Tuệ tự thấy thế nào thì chỉ có Sư biết, chúng ta thực sự không biết.
 

langriser

Xe buýt
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
695
Động cơ
579,619 Mã lực
Em đã nghe một lần, nãy nghe lại đoạn Sư nói về “Thiền” cho tới “Định” sau không nghe tiếp nữa, có lẽ cần đọc thêm sách mới hiểu rõ hơn. Có hơn 10 phút mà Sư nói mấy vấn đề cơ bản của tu tập như nước chảy mây trôi, toàn việc cực khó như “Tứ chánh cần”, “quán nhân duyên” “quán vô thường”… Sư thực hành, trải nghiệm, chia sẻ kinh nghiệm về việc tu tập rất có giá trị. Đây là một trong những clip hay có giá trị về kinh nghiệm tu tập, cụ nào có thời gian chuyển hội thoại sang dạng văn bản.
Câu hỏi 1:
Con xin phép hỏi Sư, trong Phật pháp có nhiều pháp môn như Thiền Tông, Tịnh Độ, Mật Tông, Pháp Hoa, v.v. Với nhân duyên thù thắng nào mà Sư đã đến với pháp môn 13 hạnh đầu đà? Và kinh điển nào đã giúp Sư cảm nhận được sự gia trì để đi theo con đường này?
Câu trả lời:
Trong Phật giáo, dù là Tịnh Độ Tông, Thiền Tông, Mật Tông, Nam Tông, Bắc Tông, hay bất kỳ pháp môn nào như Kinh Nikaya, A Hàm, hay toàn bộ Tam Tạng Kinh điển, nếu ai tu hành theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đều có thể dẫn đến 13 hạnh đầu đà. Có người tu theo pháp môn niệm Phật, có người tu thiền, có người tu Mật Tông. Riêng con, con không chỉ tu theo một pháp môn cụ thể nào, mà tùy duyên gặp được pháp môn nào thì hành trì pháp môn đó. Con không giới hạn mình trong 13 hạnh đầu đà hay bất kỳ pháp môn nào khác. Tất cả đều là phương tiện để tu tập, tùy theo nhân duyên và sự cảm nhận của mỗi người. Nam Mô A Di Đà Phật.

Câu hỏi 2:
Dạ thưa Sư, ngoài 13 hạnh đầu đà, Sư cũng chia sẻ rằng Sư đã thực tập những tinh túy trong Phật giáo để thân tâm được an lạc và đạt đến định. Vậy ngoài những giới đó, Sư có những giới nào khác hoặc có nguyện vọng riêng nào không?
Câu trả lời:
Dạ, con luôn tinh tấn tu tập. Nguyện vọng lớn nhất của con là phát nguyện tu thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, để làm lợi ích cho chính mình và cho tất cả chúng sinh. Đây là điều mang lại cho con sự tinh tấn và cảm hứng tu tập tốt đẹp nhất. Nam Mô A Di Đà Phật.

Câu hỏi 3:
Dạ thưa Sư, Đức Phật có dạy rằng thân người quý giá như con rùa mù nổi lên mặt nước và chui vào được một cái bọng cây. Thân tứ đại này rất khó được, nếu Sư miên mật hành trì 13 hạnh đầu đà, nhưng nếu một ngày nào đó thân vô thường gặp sự cố, thì việc hành trì đầu đà có ảnh hưởng đến sự tu tập của Sư không?
Câu trả lời:
Vâng, thân người quả thật rất khó được, nhưng nói chung, đối với người biết tu tập thì cũng dễ được, còn đối với người làm ác, không nghe lời Phật dạy thì rất khó. Những người tinh tấn, siêng năng, đặt niềm tin nơi Đức Thế Tôn thì việc được thân người cũng dễ dàng. Nếu mình phát nguyện hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đời này chưa thành tựu thì đời sau vẫn có cơ hội, miễn là mình giữ vững niềm tin nơi giáo pháp.
Dù việc tu hành có khó khăn, nhưng nếu mình có niềm tin và tinh tấn thực hành theo giáo pháp, giữ giới, tu hạnh đầu đà, thì không có gì là không thành tựu được. Nếu có ước nguyện nào đó mà viên mãn giới luật, thì ước nguyện đó chắc chắn sẽ thành tựu. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 4:
Dạ thưa Sư, Sư cũng có chia sẻ rằng nếu một ngày nào đó phạm giới, giống như vườn công đức bị mất, thì ngày sau mình có thể gây dựng lại vườn công đức đó không? Nếu như vậy thì có còn công đức không, thưa Sư?
Câu trả lời:
Dạ, nói chung, nếu mình đã từng có công đức rồi phạm giới, nhưng sau đó biết ăn năn, quay lại và gây dựng lại thì vẫn có thể có lại công đức. Điều quan trọng là đến phút cuối, nếu mình biết hối cải, buông bỏ việc ác và quay về với thiện tâm, thì thiện căn vẫn còn. Ví dụ, có người cả đời làm nghề đồ tể, làm việc ác, nhưng đến phút cuối họ biết niệm Phật, buông bỏ việc ác, thì thiện căn của họ vẫn thắng và vẫn tốt đẹp. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 5:
Dạ, xin phép Sư cho con hỏi: Hiện tại thân của Đại sư có một số bất an, điều này có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm trạng. Vậy Sư đã dùng những cách nào để tiết chế và vượt qua những cơn đau, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, nói chung ở đời, ai cũng phải đối mặt với sinh, lão, bệnh, tử. Ai cũng có bệnh, bệnh về thân hoặc bệnh về tâm. Khi có cảm thọ đau đớn, nếu mình tu hành tinh tấn, kiên trì giữ giới luật, biết kham nhẫn, và sống trong giáo pháp, thì mình sẽ cảm thấy vui vẻ, hoan hỷ, hạnh phúc, không mệt mỏi hay buồn chán. Nhờ vậy, mình mới có thể khắc phục được bệnh tật.
Tuy nhiên, nếu mình sống trong giáo pháp mà không kiên trì, không thành tựu, thì cũng khó khắc chế được bệnh tật. Có người theo giáo pháp mà khắc phục được, có người thì không, tùy theo căn duyên của mỗi người. Đa số những người kiên trì giữ giới luật, những cảm thọ thông thường họ có thể khắc chế được. Trừ những nghiệp quá khứ quá nặng, hoặc những trường hợp không thể khắc chế được, thì mình phải chấp nhận theo nghiệp đó. Nhưng phần lớn, nếu mình biết chuyển hóa và kham nhẫn, mình sẽ cảm thấy vui vẻ và an lạc. A Di Đà Phật.
Câu hỏi 6:
Nam Mô A Di Đà Phật. Trong những lúc cơn đau xuất hiện, Sư quán những pháp gì để giữ cho tâm được thanh tịnh, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, nói chung là tùy theo cảm thọ nào xuất hiện mà mình quán pháp tương ứng. Ví dụ, nếu tham dục khởi lên, mình quán bất tịnh; nếu sân hận khởi lên, mình rải tâm từ bi; nếu si mê khởi lên, mình quán nhân duyên; nếu ngã mạn khởi lên, mình quán vô thường để tiêu diệt nó. Tùy theo cảm thọ nào xuất hiện, mình quán pháp phù hợp để đối trị.
Đa phần, mình quán theo Tứ Niệm Xứ: thân, thọ, tâm, pháp. Mình nhớ lời Phật dạy trong kinh, quán theo và hành trì theo đó. Ví dụ, khi đi bộ hoặc ngồi kiết già mà cảm thấy đau, mình kham nhẫn và quán xét xem giới luật của mình có chỗ nào chưa hoàn hảo, có điều gì cần sửa chữa. Nếu hôm nay chưa làm được, mình hẹn ngày mai làm lại, kiên trì từng chút một.
Chẳng hạn, nếu ngồi kiết già đau quá, hôm nay mình ngồi được một tiếng, ngày mai cố gắng thêm 10 phút, dần dần tăng lên. Nếu chưa được, mình tiếp tục cố gắng, không từ bỏ. Quan trọng là giữ niềm tin và tinh tấn, sống trong chánh niệm, không buồn chán. Như vậy, chắc chắn mình sẽ thành tựu. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 7:
Dạ thưa Sư, Sư đã chia sẻ về pháp thiền, nhưng con muốn hiểu sâu hơn một chút. Trong thiền, có tọa thiền và kinh hành thiền. Khi tọa thiền, Sư sử dụng những pháp định nào? Và khi kinh hành thiền, Sư sử dụng những pháp định nào, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, pháp thiền chủ yếu xoay quanh Tứ Niệm Xứ và Định Niệm Hơi Thở. Dù là tọa thiền hay kinh hành thiền, mục đích đều là giữ tâm tỉnh thức. Khi ngồi thiền, mình biết mình đang ngồi; khi đi kinh hành, mình biết mình đang đi. Tất cả đều hướng đến việc xả bỏ tham, sân, si, khắc phục những phiền não trong đời sống, để đạt được sự ly dục và giải thoát khỏi khổ đau.
Hơn nữa, khi mình học được cách ly dục, mình cũng có thể chia sẻ với người khác, giúp họ cùng ly dục, cùng tốt đẹp, và cùng hướng đến sự giải thoát chân chính. Đó là mục đích cao quý của việc tu tập thiền định.
Câu hỏi 8:
Cuộc sống hiện nay bị chi phối bởi vật chất và tiền bạc, khiến nhiều người bị mê muội, giống như một màn đêm tối bao phủ tâm trí. Sự xuất hiện của Sư giống như một tia sáng, một tia hy vọng cho chúng con. Vậy con xin Sư chỉ dạy cho chúng con một con đường tu tập để chúng con có thể đạt được tâm thanh tịnh, thưa Sư? Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu trả lời:
Dạ, con cũng giống như mọi người, sống trong cuộc đời này, nhưng con luôn khuyên mọi người nên tiếp cận với kinh sách. Hiện nay, chúng ta không còn được gặp Đức Phật hay các vị A-la-hán, nhưng chúng ta vẫn còn một kho báu quý giá, đó là kinh điển. Hãy tiếp cận với kinh sách như Kinh Nikaya, A Hàm, Tam Tạng Kinh Điển, và Luật Tạng. Từ đó, kiên trì đặt niềm tin, tu hành, và hiểu biết giáo pháp.
Trong cuộc sống hiện tại, dục tham chi phối nhiều người. Khi mình hiểu được dục tham là nguồn gốc của khổ đau, mình sẽ từ bỏ nó. Mình cũng nên chia sẻ điều này với những người xung quanh. Ai có duyên thì sẽ tiếp nhận, ai chưa có duyên thì đợi thời cơ. Quan trọng là mình phải hiểu rõ rằng đời sống dục tham chỉ mang lại khổ đau, và từ đó, mình nỗ lực tu tập.
Con không dám nói mình có thể dạy ai, nhưng con luôn chia sẻ rằng nếu ai tu hành, giữ giới, và đặt niềm tin nơi Đức Phật, người đó sẽ đạt được hạnh phúc. Còn ai không nghe, chống lại giáo pháp, thì khổ đau sẽ đến với họ lâu dài. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 9:
Con còn một câu hỏi nữa muốn hỏi Sư. Sư đã phát nguyện thành tựu Chánh đẳng giác, vậy sau khi thành tựu, Sư có dự định gì để cứu độ chúng sinh không, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, trước tiên, nếu muốn cứu độ hay giúp đỡ ai, mình phải tự cứu mình trước. Mình phải thành tựu Chánh đẳng giác trước đã. Khi mình đã thành tựu Chánh đẳng giác rồi, mình mới có khả năng cứu độ người khác. Nếu mình chưa thành tựu, thì làm sao mình có thể cứu được ai?
Ví dụ, nếu muốn cứu người chết đuối, mình phải học bơi và thành thạo kỹ năng đó trước. Khi mình đã giỏi rồi, mình mới có thể cứu được người khác. Cũng vậy, khi con thành tựu Chánh đẳng giác, con sẽ như một người bơi giỏi, có thể cứu được những người đang chìm đắm trong khổ đau. Hiện tại, con chưa đạt được điều đó, nhưng khi nhân duyên đủ, con sẽ thực hiện được.
Con cũng mong rằng sẽ có nhiều người thành tựu Chánh đẳng giác để cùng nhau cứu độ chúng sinh, mang lại hạnh phúc và an lạc cho nhiều người hơn. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 10:
Dạ, con xin phép Sư. Khi Sư nói về việc chứng Chánh đẳng giác và hóa độ chúng sinh, con cũng xin phép được bày tỏ lòng biết ơn và đảnh lễ Sư. Con kính thỉnh Sư trụ thế lâu dài để hoằng dương Phật pháp và phổ độ chúng sinh. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu trả lời:
Vâng, A Di Đà Phật. Dạ, bây giờ mọi người không cần phải đảnh lễ như thế đâu. Điều quan trọng nhất là mọi người nên giữ giới, trì năm giới, tu tập tâm từ bi, và hướng đến việc giúp đỡ chúng sinh. Đó chính là cách đảnh lễ Như Lai, đảnh lễ Phật pháp và Tăng một cách chân chính.
Khi mình biết trì giới, mình khuyên người khác trì giới; khi mình biết bố thí, mình dạy người khác bố thí; khi mình biết thiền định, mình hướng dẫn người khác tu thiền định; khi mình có trí tuệ, mình giúp người khác có trí tuệ; và khi mình đạt được giải thoát, mình chỉ dẫn người khác đạt được giải thoát. Đó chính là cách đảnh lễ tốt đẹp nhất, mang lại hạnh phúc và an lạc cho mình và cho người.
Không có gì quý hơn việc tu tập và giúp đỡ người khác cùng tu tập. Đó là cách đảnh lễ chân chính và ý nghĩa nhất. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 11:
Trước khi kết thúc buổi cầu pháp hôm nay (Sư: đây là buổi chia sẻ, không phải buổi cầu pháp), con xin hỏi Sư có điều gì muốn nhắn nhủ với mọi người không ạ?
Câu trả lời:
Dạ, con cũng muốn nhắn nhủ với mọi người rằng hãy đặt niềm tin nơi Đức Thế Tôn, Như Lai Chánh Đẳng Giác. Hãy hướng tới làm điều thiện, thực hành bố thí, trì giới, và tu tập thiền định để có được đời sống hạnh phúc, an lạc lâu dài. Khi tạo được phước báu, đời này sẽ vui, đời sau cũng sẽ vui, và cuối cùng sẽ đạt được giải thoát, hạnh phúc chân thật.
Đừng làm điều ác, vì làm ác nhiều sẽ chỉ mang lại khổ đau lâu dài cho mình. Con cũng ước nguyện cho tất cả mọi người đều được sống trong hòa bình và hạnh phúc. Nam Mô A Di Đà Phật.

Câu hỏi 12:

Dạ thưa Sư, con thấy trong một số video quay cách đây mấy năm, Sư có cầm một cái máy nghe kinh. Vậy trong máy nghe kinh đó, kinh nào là Sư cảm thấy có duyên nhất, thưa Sư?
Câu trả lời:
Dạ, kinh nào con cũng thấy có duyên cả. Bởi vì bất kỳ kinh nào giúp mình bỏ điều ác, làm điều thiện, tinh tấn tu hành, thì đều quý giá. Con không phân biệt kinh này tốt hơn kinh kia. Trong Tam Tạng Kinh Điển, mỗi người có căn duyên khác nhau, người hợp với pháp môn này, người hợp với pháp môn kia.
Ví dụ, có người hợp với 13 hạnh đầu đà, có người hợp với pháp môn niệm Phật, có người thích ngồi thiền, có người thích nhẫn nhục, hoặc thực hành các pháp Ba-la-mật như bố thí, trì giới, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Mỗi người tùy theo căn duyên và công đức của mình mà chọn pháp môn phù hợp.
Kinh nào cũng tốt đẹp, quan trọng là mình có hiểu được ý nghĩa của kinh hay không. Nếu có kinh nào mình chưa hiểu, thì nên để sang một bên, chứ không nên vội phê phán hay hủy báng, vì có thể trí tuệ mình chưa đủ duyên để hiểu được. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 13:
Dạ, cho con hỏi thêm một câu nữa, thưa Sư. Khi mình giữ giới đúng luật, đúng giới, thì sẽ sinh định, và từ định sẽ sinh tuệ. Trong định, có những người tu tập thấy những cảnh giới này kia. Theo nhà Phật, và với hạnh tu 13 hạnh đầu đà của Sư, con cảm nhận rằng Sư cũng có một cái định trong đó. Vậy khi đạt được định, những cảnh giới mà người tu tập thấy có thật không, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, những cảnh giới mà người tu tập thấy trong định thường không thật. Nếu nói ra, chỉ gây hoang mang cho người khác. Giống như khi nằm mơ, không cần định cũng thấy cảnh này cảnh kia, nhưng có cái thật, có cái không thật. Định trong Phật pháp là sự tỉnh giác, tỉnh táo, không thấy cảnh này cảnh kia, mà là sự bình tĩnh, bình thản, không buồn khổ, không lo âu, được thoải mái, tỉnh táo, có trí tuệ, sáng suốt, an lạc, và không tham, sân, si.
Định của mình là để phục vụ cho sự tỉnh thức và giải thoát, chứ không phải để thấy cảnh này cảnh kia rồi kể lại, gây hoang mang hay thần thánh hóa. Định trong Phật pháp giúp mình kham nhẫn được các cảm thọ đau đớn, ngồi kiết già, ngồi thiền mà không đau, hoặc khắc chế được bệnh tật, mang lại cuộc sống hạnh phúc, ít tham lam, ít sân hận, ít keo kiệt, cởi mở với mọi người, và sống an lạc hơn.
Mục đích của giới và định là đem lại cuộc sống hạnh phúc, an lạc lâu dài, chứ không phải để thấy thần thánh, quỷ ma hay cảnh giới huyền bí. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 14:
Dạ thưa Sư, con cũng đã xem YouTube về Sư từ rất lâu rồi. Con thấy lần đầu tiên Sư đi tu, Sư mặc áo giản dị, sau đó Sư quấn y trắng và cầm một cái thùng nhựa. Rồi sau này, Sư bắt đầu mặc những y khác. Trong thời gian đó, Sư đã gặp những khó khăn gì, và Sư cảm nhận như thế nào trên con đường tu tập, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, khó khăn lớn nhất đối với mình là cảm giác thiếu niềm tin, và những phiền não như tham, sân, si. Những điều này khiến mình sợ hãi, lo âu. Nhưng khi mình đặt niềm tin vững chắc nơi Chánh đẳng giác, nơi Đức Phật, niềm tin đó trở thành bất động. Mình sống với niềm tin rằng đây là con đường đúng đắn, không có gì sai phạm, không cần lo lắng hay sợ hãi.
Dù có phải đối mặt với nguy hiểm, thậm chí mất mạng, mình cũng khắc phục được và hoàn thành được mục tiêu tu tập. Nhưng nếu mình còn nghi ngờ, hoài nghi, thì đó chính là nỗi sợ hãi và tai hại lớn nhất. Khi mình có niềm tin vững chắc và tinh tấn tu hành, mình sẽ không sợ hãi bất cứ điều gì, mình có thể khắc phục và vượt qua mọi chướng ngại. Nam Mô A Di Đà Phật.

Câu hỏi 15:
Con xin hỏi thêm một câu nữa, thưa Sư. Từ nhỏ đến lớn, con cũng đã học và tu tập, dù chưa có thành tựu gì lớn. Những lúc đầu, khi còn trẻ, con thấy thiền định mang lại sự thanh tâm và an lạc. Nhưng càng về sau, thiền định không còn mang lại kết quả như trước. Con không biết mình đã mắc phải lỗi gì, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, lỗi của con là chưa xả ly được đời sống dục tham. Con muốn vào thiền định nhưng chưa buông bỏ được những phiền não, nên không thể tiến sâu vào thiền. Trước tiên, con phải trì giới, xả bỏ dục tham, buông bỏ những thứ gây phiền não. Khi tâm không còn phiền não, con mới có thể tiếp xúc với thiền định một cách đúng đắn.
Nếu con vẫn còn đầy dục tham, chưa buông bỏ, mà cố gắng ép mình vào thiền, thì sẽ bị cản trở, thậm chí có thể dẫn đến tẩu hỏa nhập ma. Càng hành trì trong tình trạng đó, càng gây tai hại, không mang lại kết quả tốt đẹp.
Vì vậy, con cần làm điều thiện, buông bỏ đời sống dục tham, kiên trì giữ giới, và giảm bớt phiền não. Sau một thời gian, khi tâm đã ổn định, con mới nên ngồi thiền. Đó là con đường Giới - Định - Tuệ. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 16:
Con xin thưa, con đang khởi tâm tham cầu pháp, nên xin hỏi thêm Sư một câu nữa. Con có một lời hứa là khi ba con đến một tuổi nào đó, hoặc khi ba con qua đời, con sẽ ăn chay trường. Đó là tâm nguyện của con, và con cũng đã thực hiện được phần nào. Tuy nhiên, do chướng duyên, con phải nấu ăn trong nhà cho vợ và hai con, nên con không thể thực hiện được hoàn toàn lời hứa đó. Dù vậy, trong tâm con không có ý sát sinh, không nghĩ đến ăn ngon hay ăn no, mà chỉ coi như mình không cần. Nếu con hướng tâm như vậy mà không thực hiện được đúng lời hứa, thì con có phạm lỗi gì với Đức Phật và chư thiên không, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, nếu mình hứa điều gì thì phải cố gắng thực hiện bằng được. Ví dụ, nếu hứa giúp ai điều gì thì phải giúp, hoặc hứa làm gì thì phải làm. Trong đời, có những người nói được làm được, đó là điều tốt đẹp và hạnh phúc nhất. Còn nếu hứa mà không làm, thì đó là vi phạm giới, có thể xem như nói dối, không tốt đẹp.
Tuy nhiên, nếu con đã có tâm nguyện ăn chay trường, nhưng vì hoàn cảnh chưa cho phép, con nên cố gắng sửa đổi và thực hiện dần dần. Quan trọng là tâm con hướng thiện, không có ý sát sinh, và luôn nỗ lực để hoàn thành lời hứa. Nếu có lỗi, con nên sám hối và cố gắng sửa chữa. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 17:
Thưa Sư, trước khi Sư chia tay với anh Lâm ở Lào, Sư có tặng anh hai câu kệ và vẽ một vòng tròn. Con xin Sư giải thích ý nghĩa của vòng tròn đó, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, vòng tròn đó ngày xưa ở Việt Nam, con cũng đã tặng cho Thiên Định Tuệ. Ý nghĩa của vòng tròn là biểu tượng cho sự không tham, không sân, không si. Nó đại diện cho sự trong sạch, hướng đến điều thiện, và luôn có trí tuệ viên mãn, tròn đầy.
Vòng tròn cũng mang ý nghĩa không chấp trước, không luyến ái, không dính mắc vào bất cứ điều gì ở thế gian, mà hướng đến sự giải thoát và Niết Bàn. Đó là biểu tượng của sự an lạc, hạnh phúc, và không chứa đựng điều ác.
Ngoài ra, hai câu kệ mà con tặng cũng mang ý nghĩa rằng trí tuệ là nguồn gốc của điều thiện, và cũng là thứ có thể diệt trừ điều ác. Khi mình có nhiều suy nghĩ thiện, điều ác sẽ không khởi lên. Khi thiện được viên mãn, mình sẽ luôn được hạnh phúc, an lạc, và hướng đến giải thoát Niết Bàn. Trí tuệ không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho cả người khác. Nam Mô A Di Đà Phật.
 

shannon wl

Xe điện
Biển số
OF-365115
Ngày cấp bằng
1/5/15
Số km
3,390
Động cơ
855,541 Mã lực
Mình nghĩ có tác động của cụ sư Thái cụ MT mới chịu đi đấy chứ Báu nói chưa chắc cụ MT đi khám đâu

Thêm: hôm nay mình đi mua hàng hơi có tí bực mình vì người bán làm hơi chậm. Bạn ấy làm xong mình xách đồ đi ra bạn ấy nói 1 câu làm mình bật cười:

"vậy là tốt đẹp rồi, tốt đẹp nhỉ" :)
câu tốt đẹp cũng nghe 1 lần khi đi mua hàng.

sư ông thái lời nói có trọng lượng hơn cụ Báu. thôi vậy tốt đẹp cho đoàn các sự được kiểm sức khoẻ.
 

conco1978

Xe điện
Biển số
OF-114194
Ngày cấp bằng
25/9/11
Số km
2,538
Động cơ
852,519 Mã lực
Nơi ở
HN
Sư Tuệ là người tu hành thì Sư sẽ không sân si, bây giờ lại kêu gọi người thường không sân si thì hơi khó ạ. Mợ My Mac thấy Sư Tuệ đáng thương thì đấy là góc nhìn của mợ ấy, cụ thấy Sư Tuệ không đáng thương đấy là góc nhìn của cụ, còn Sư Tuệ tự thấy thế nào thì chỉ có Sư biết, chúng ta thực sự không biết.
Chúng ta đều biết cụ Tuệ sẽ nói gì nếu người ta nói thương cụ ấy, đã từng có clip trên Youtube rồi mợ 🙂
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
13,316
Động cơ
697,842 Mã lực
Chúng ta đều biết cụ Tuệ sẽ nói gì nếu người ta nói thương cụ ấy, đã từng có clip trên Youtube rồi mợ 🙂
Mỗi thời điểm, mỗi hoàn cảnh thì sẽ có những câu trả lời cụ thể, cụ không nên áp đặt suy nghĩ của cụ lên Sư Tuệ, như vậy người ta vẫn gọi là nhét chữ vào mồm Sư Tuệ đó ạ.
 

evnspc

Xe hơi
Biển số
OF-870777
Ngày cấp bằng
2/11/24
Số km
118
Động cơ
25,292 Mã lực
Tuổi
38
Sư Tuệ là người tu hành thì Sư sẽ không sân si, bây giờ lại kêu gọi người thường không sân si thì hơi khó ạ. Mợ My Mac thấy Sư Tuệ đáng thương thì đấy là góc nhìn của mợ ấy, cụ thấy Sư Tuệ không đáng thương đấy là góc nhìn của cụ, còn Sư Tuệ tự thấy thế nào thì chỉ có Sư biết, chúng ta thực sự không biết.
vâng, tốt đẹp mợ nhỉ, chắc mình đang có thành kiến với ý kiến của mợ ấy cho rằng ở việc đời cụ Tuệ là bất hiếu nên đánh giá có phần chủ quan, hy vọng mọi việc tốt đẹp lên.
 

evnspc

Xe hơi
Biển số
OF-870777
Ngày cấp bằng
2/11/24
Số km
118
Động cơ
25,292 Mã lực
Tuổi
38
Chúng ta đều biết cụ Tuệ sẽ nói gì nếu người ta nói thương cụ ấy, đã từng có clip trên Youtube rồi mợ 🙂
cụ Tuệ vẫn sẽ nói tốt đẹp, chứ cụ Tuệ ko có suy nghĩ cụ này đáng thương hay mợ kia đáng trách đâu cụ.
sao dạo này commemt cứ trúng thưởng của forum hoài luôn.
 

conco1978

Xe điện
Biển số
OF-114194
Ngày cấp bằng
25/9/11
Số km
2,538
Động cơ
852,519 Mã lực
Nơi ở
HN
cụ Tuệ vẫn sẽ nói tốt đẹp, chứ cụ Tuệ ko có suy nghĩ cụ này đáng thương hay mợ kia đáng trách đâu cụ.
sao dạo này commemt cứ trúng thưởng của forum hoài luôn.
Em trúng cái voucher 50k mà chưa biết mua gì 🙂
 

AXEGA

Xe điện
{Salon Chợ xe}
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-344545
Ngày cấp bằng
27/11/14
Số km
2,197
Động cơ
381,827 Mã lực
Nơi ở
Ngụy Như Kon Tum, Thanh xuân, Hà Nội
Câu hỏi 1:
Con xin phép hỏi Sư, trong Phật pháp có nhiều pháp môn như Thiền Tông, Tịnh Độ, Mật Tông, Pháp Hoa, v.v. Với nhân duyên thù thắng nào mà Sư đã đến với pháp môn 13 hạnh đầu đà? Và kinh điển nào đã giúp Sư cảm nhận được sự gia trì để đi theo con đường này?
Câu trả lời:
Trong Phật giáo, dù là Tịnh Độ Tông, Thiền Tông, Mật Tông, Nam Tông, Bắc Tông, hay bất kỳ pháp môn nào như Kinh Nikaya, A Hàm, hay toàn bộ Tam Tạng Kinh điển, nếu ai tu hành theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đều có thể dẫn đến 13 hạnh đầu đà. Có người tu theo pháp môn niệm Phật, có người tu thiền, có người tu Mật Tông. Riêng con, con không chỉ tu theo một pháp môn cụ thể nào, mà tùy duyên gặp được pháp môn nào thì hành trì pháp môn đó. Con không giới hạn mình trong 13 hạnh đầu đà hay bất kỳ pháp môn nào khác. Tất cả đều là phương tiện để tu tập, tùy theo nhân duyên và sự cảm nhận của mỗi người. Nam Mô A Di Đà Phật.

Câu hỏi 2:
Dạ thưa Sư, ngoài 13 hạnh đầu đà, Sư cũng chia sẻ rằng Sư đã thực tập những tinh túy trong Phật giáo để thân tâm được an lạc và đạt đến định. Vậy ngoài những giới đó, Sư có những giới nào khác hoặc có nguyện vọng riêng nào không?
Câu trả lời:
Dạ, con luôn tinh tấn tu tập. Nguyện vọng lớn nhất của con là phát nguyện tu thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, để làm lợi ích cho chính mình và cho tất cả chúng sinh. Đây là điều mang lại cho con sự tinh tấn và cảm hứng tu tập tốt đẹp nhất. Nam Mô A Di Đà Phật.

Câu hỏi 3:
Dạ thưa Sư, Đức Phật có dạy rằng thân người quý giá như con rùa mù nổi lên mặt nước và chui vào được một cái bọng cây. Thân tứ đại này rất khó được, nếu Sư miên mật hành trì 13 hạnh đầu đà, nhưng nếu một ngày nào đó thân vô thường gặp sự cố, thì việc hành trì đầu đà có ảnh hưởng đến sự tu tập của Sư không?
Câu trả lời:
Vâng, thân người quả thật rất khó được, nhưng nói chung, đối với người biết tu tập thì cũng dễ được, còn đối với người làm ác, không nghe lời Phật dạy thì rất khó. Những người tinh tấn, siêng năng, đặt niềm tin nơi Đức Thế Tôn thì việc được thân người cũng dễ dàng. Nếu mình phát nguyện hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đời này chưa thành tựu thì đời sau vẫn có cơ hội, miễn là mình giữ vững niềm tin nơi giáo pháp.
Dù việc tu hành có khó khăn, nhưng nếu mình có niềm tin và tinh tấn thực hành theo giáo pháp, giữ giới, tu hạnh đầu đà, thì không có gì là không thành tựu được. Nếu có ước nguyện nào đó mà viên mãn giới luật, thì ước nguyện đó chắc chắn sẽ thành tựu. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 4:
Dạ thưa Sư, Sư cũng có chia sẻ rằng nếu một ngày nào đó phạm giới, giống như vườn công đức bị mất, thì ngày sau mình có thể gây dựng lại vườn công đức đó không? Nếu như vậy thì có còn công đức không, thưa Sư?
Câu trả lời:
Dạ, nói chung, nếu mình đã từng có công đức rồi phạm giới, nhưng sau đó biết ăn năn, quay lại và gây dựng lại thì vẫn có thể có lại công đức. Điều quan trọng là đến phút cuối, nếu mình biết hối cải, buông bỏ việc ác và quay về với thiện tâm, thì thiện căn vẫn còn. Ví dụ, có người cả đời làm nghề đồ tể, làm việc ác, nhưng đến phút cuối họ biết niệm Phật, buông bỏ việc ác, thì thiện căn của họ vẫn thắng và vẫn tốt đẹp. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 5:
Dạ, xin phép Sư cho con hỏi: Hiện tại thân của Đại sư có một số bất an, điều này có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm trạng. Vậy Sư đã dùng những cách nào để tiết chế và vượt qua những cơn đau, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, nói chung ở đời, ai cũng phải đối mặt với sinh, lão, bệnh, tử. Ai cũng có bệnh, bệnh về thân hoặc bệnh về tâm. Khi có cảm thọ đau đớn, nếu mình tu hành tinh tấn, kiên trì giữ giới luật, biết kham nhẫn, và sống trong giáo pháp, thì mình sẽ cảm thấy vui vẻ, hoan hỷ, hạnh phúc, không mệt mỏi hay buồn chán. Nhờ vậy, mình mới có thể khắc phục được bệnh tật.
Tuy nhiên, nếu mình sống trong giáo pháp mà không kiên trì, không thành tựu, thì cũng khó khắc chế được bệnh tật. Có người theo giáo pháp mà khắc phục được, có người thì không, tùy theo căn duyên của mỗi người. Đa số những người kiên trì giữ giới luật, những cảm thọ thông thường họ có thể khắc chế được. Trừ những nghiệp quá khứ quá nặng, hoặc những trường hợp không thể khắc chế được, thì mình phải chấp nhận theo nghiệp đó. Nhưng phần lớn, nếu mình biết chuyển hóa và kham nhẫn, mình sẽ cảm thấy vui vẻ và an lạc. A Di Đà Phật.
Câu hỏi 6:
Nam Mô A Di Đà Phật. Trong những lúc cơn đau xuất hiện, Sư quán những pháp gì để giữ cho tâm được thanh tịnh, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, nói chung là tùy theo cảm thọ nào xuất hiện mà mình quán pháp tương ứng. Ví dụ, nếu tham dục khởi lên, mình quán bất tịnh; nếu sân hận khởi lên, mình rải tâm từ bi; nếu si mê khởi lên, mình quán nhân duyên; nếu ngã mạn khởi lên, mình quán vô thường để tiêu diệt nó. Tùy theo cảm thọ nào xuất hiện, mình quán pháp phù hợp để đối trị.
Đa phần, mình quán theo Tứ Niệm Xứ: thân, thọ, tâm, pháp. Mình nhớ lời Phật dạy trong kinh, quán theo và hành trì theo đó. Ví dụ, khi đi bộ hoặc ngồi kiết già mà cảm thấy đau, mình kham nhẫn và quán xét xem giới luật của mình có chỗ nào chưa hoàn hảo, có điều gì cần sửa chữa. Nếu hôm nay chưa làm được, mình hẹn ngày mai làm lại, kiên trì từng chút một.
Chẳng hạn, nếu ngồi kiết già đau quá, hôm nay mình ngồi được một tiếng, ngày mai cố gắng thêm 10 phút, dần dần tăng lên. Nếu chưa được, mình tiếp tục cố gắng, không từ bỏ. Quan trọng là giữ niềm tin và tinh tấn, sống trong chánh niệm, không buồn chán. Như vậy, chắc chắn mình sẽ thành tựu. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 7:
Dạ thưa Sư, Sư đã chia sẻ về pháp thiền, nhưng con muốn hiểu sâu hơn một chút. Trong thiền, có tọa thiền và kinh hành thiền. Khi tọa thiền, Sư sử dụng những pháp định nào? Và khi kinh hành thiền, Sư sử dụng những pháp định nào, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, pháp thiền chủ yếu xoay quanh Tứ Niệm Xứ và Định Niệm Hơi Thở. Dù là tọa thiền hay kinh hành thiền, mục đích đều là giữ tâm tỉnh thức. Khi ngồi thiền, mình biết mình đang ngồi; khi đi kinh hành, mình biết mình đang đi. Tất cả đều hướng đến việc xả bỏ tham, sân, si, khắc phục những phiền não trong đời sống, để đạt được sự ly dục và giải thoát khỏi khổ đau.
Hơn nữa, khi mình học được cách ly dục, mình cũng có thể chia sẻ với người khác, giúp họ cùng ly dục, cùng tốt đẹp, và cùng hướng đến sự giải thoát chân chính. Đó là mục đích cao quý của việc tu tập thiền định.
Câu hỏi 8:
Cuộc sống hiện nay bị chi phối bởi vật chất và tiền bạc, khiến nhiều người bị mê muội, giống như một màn đêm tối bao phủ tâm trí. Sự xuất hiện của Sư giống như một tia sáng, một tia hy vọng cho chúng con. Vậy con xin Sư chỉ dạy cho chúng con một con đường tu tập để chúng con có thể đạt được tâm thanh tịnh, thưa Sư? Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu trả lời:
Dạ, con cũng giống như mọi người, sống trong cuộc đời này, nhưng con luôn khuyên mọi người nên tiếp cận với kinh sách. Hiện nay, chúng ta không còn được gặp Đức Phật hay các vị A-la-hán, nhưng chúng ta vẫn còn một kho báu quý giá, đó là kinh điển. Hãy tiếp cận với kinh sách như Kinh Nikaya, A Hàm, Tam Tạng Kinh Điển, và Luật Tạng. Từ đó, kiên trì đặt niềm tin, tu hành, và hiểu biết giáo pháp.
Trong cuộc sống hiện tại, dục tham chi phối nhiều người. Khi mình hiểu được dục tham là nguồn gốc của khổ đau, mình sẽ từ bỏ nó. Mình cũng nên chia sẻ điều này với những người xung quanh. Ai có duyên thì sẽ tiếp nhận, ai chưa có duyên thì đợi thời cơ. Quan trọng là mình phải hiểu rõ rằng đời sống dục tham chỉ mang lại khổ đau, và từ đó, mình nỗ lực tu tập.
Con không dám nói mình có thể dạy ai, nhưng con luôn chia sẻ rằng nếu ai tu hành, giữ giới, và đặt niềm tin nơi Đức Phật, người đó sẽ đạt được hạnh phúc. Còn ai không nghe, chống lại giáo pháp, thì khổ đau sẽ đến với họ lâu dài. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 9:
Con còn một câu hỏi nữa muốn hỏi Sư. Sư đã phát nguyện thành tựu Chánh đẳng giác, vậy sau khi thành tựu, Sư có dự định gì để cứu độ chúng sinh không, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, trước tiên, nếu muốn cứu độ hay giúp đỡ ai, mình phải tự cứu mình trước. Mình phải thành tựu Chánh đẳng giác trước đã. Khi mình đã thành tựu Chánh đẳng giác rồi, mình mới có khả năng cứu độ người khác. Nếu mình chưa thành tựu, thì làm sao mình có thể cứu được ai?
Ví dụ, nếu muốn cứu người chết đuối, mình phải học bơi và thành thạo kỹ năng đó trước. Khi mình đã giỏi rồi, mình mới có thể cứu được người khác. Cũng vậy, khi con thành tựu Chánh đẳng giác, con sẽ như một người bơi giỏi, có thể cứu được những người đang chìm đắm trong khổ đau. Hiện tại, con chưa đạt được điều đó, nhưng khi nhân duyên đủ, con sẽ thực hiện được.
Con cũng mong rằng sẽ có nhiều người thành tựu Chánh đẳng giác để cùng nhau cứu độ chúng sinh, mang lại hạnh phúc và an lạc cho nhiều người hơn. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 10:
Dạ, con xin phép Sư. Khi Sư nói về việc chứng Chánh đẳng giác và hóa độ chúng sinh, con cũng xin phép được bày tỏ lòng biết ơn và đảnh lễ Sư. Con kính thỉnh Sư trụ thế lâu dài để hoằng dương Phật pháp và phổ độ chúng sinh. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu trả lời:
Vâng, A Di Đà Phật. Dạ, bây giờ mọi người không cần phải đảnh lễ như thế đâu. Điều quan trọng nhất là mọi người nên giữ giới, trì năm giới, tu tập tâm từ bi, và hướng đến việc giúp đỡ chúng sinh. Đó chính là cách đảnh lễ Như Lai, đảnh lễ Phật pháp và Tăng một cách chân chính.
Khi mình biết trì giới, mình khuyên người khác trì giới; khi mình biết bố thí, mình dạy người khác bố thí; khi mình biết thiền định, mình hướng dẫn người khác tu thiền định; khi mình có trí tuệ, mình giúp người khác có trí tuệ; và khi mình đạt được giải thoát, mình chỉ dẫn người khác đạt được giải thoát. Đó chính là cách đảnh lễ tốt đẹp nhất, mang lại hạnh phúc và an lạc cho mình và cho người.
Không có gì quý hơn việc tu tập và giúp đỡ người khác cùng tu tập. Đó là cách đảnh lễ chân chính và ý nghĩa nhất. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 11:
Trước khi kết thúc buổi cầu pháp hôm nay (Sư: đây là buổi chia sẻ, không phải buổi cầu pháp), con xin hỏi Sư có điều gì muốn nhắn nhủ với mọi người không ạ?
Câu trả lời:
Dạ, con cũng muốn nhắn nhủ với mọi người rằng hãy đặt niềm tin nơi Đức Thế Tôn, Như Lai Chánh Đẳng Giác. Hãy hướng tới làm điều thiện, thực hành bố thí, trì giới, và tu tập thiền định để có được đời sống hạnh phúc, an lạc lâu dài. Khi tạo được phước báu, đời này sẽ vui, đời sau cũng sẽ vui, và cuối cùng sẽ đạt được giải thoát, hạnh phúc chân thật.
Đừng làm điều ác, vì làm ác nhiều sẽ chỉ mang lại khổ đau lâu dài cho mình. Con cũng ước nguyện cho tất cả mọi người đều được sống trong hòa bình và hạnh phúc. Nam Mô A Di Đà Phật.

Câu hỏi 12:

Dạ thưa Sư, con thấy trong một số video quay cách đây mấy năm, Sư có cầm một cái máy nghe kinh. Vậy trong máy nghe kinh đó, kinh nào là Sư cảm thấy có duyên nhất, thưa Sư?
Câu trả lời:
Dạ, kinh nào con cũng thấy có duyên cả. Bởi vì bất kỳ kinh nào giúp mình bỏ điều ác, làm điều thiện, tinh tấn tu hành, thì đều quý giá. Con không phân biệt kinh này tốt hơn kinh kia. Trong Tam Tạng Kinh Điển, mỗi người có căn duyên khác nhau, người hợp với pháp môn này, người hợp với pháp môn kia.
Ví dụ, có người hợp với 13 hạnh đầu đà, có người hợp với pháp môn niệm Phật, có người thích ngồi thiền, có người thích nhẫn nhục, hoặc thực hành các pháp Ba-la-mật như bố thí, trì giới, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Mỗi người tùy theo căn duyên và công đức của mình mà chọn pháp môn phù hợp.
Kinh nào cũng tốt đẹp, quan trọng là mình có hiểu được ý nghĩa của kinh hay không. Nếu có kinh nào mình chưa hiểu, thì nên để sang một bên, chứ không nên vội phê phán hay hủy báng, vì có thể trí tuệ mình chưa đủ duyên để hiểu được. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 13:
Dạ, cho con hỏi thêm một câu nữa, thưa Sư. Khi mình giữ giới đúng luật, đúng giới, thì sẽ sinh định, và từ định sẽ sinh tuệ. Trong định, có những người tu tập thấy những cảnh giới này kia. Theo nhà Phật, và với hạnh tu 13 hạnh đầu đà của Sư, con cảm nhận rằng Sư cũng có một cái định trong đó. Vậy khi đạt được định, những cảnh giới mà người tu tập thấy có thật không, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, những cảnh giới mà người tu tập thấy trong định thường không thật. Nếu nói ra, chỉ gây hoang mang cho người khác. Giống như khi nằm mơ, không cần định cũng thấy cảnh này cảnh kia, nhưng có cái thật, có cái không thật. Định trong Phật pháp là sự tỉnh giác, tỉnh táo, không thấy cảnh này cảnh kia, mà là sự bình tĩnh, bình thản, không buồn khổ, không lo âu, được thoải mái, tỉnh táo, có trí tuệ, sáng suốt, an lạc, và không tham, sân, si.
Định của mình là để phục vụ cho sự tỉnh thức và giải thoát, chứ không phải để thấy cảnh này cảnh kia rồi kể lại, gây hoang mang hay thần thánh hóa. Định trong Phật pháp giúp mình kham nhẫn được các cảm thọ đau đớn, ngồi kiết già, ngồi thiền mà không đau, hoặc khắc chế được bệnh tật, mang lại cuộc sống hạnh phúc, ít tham lam, ít sân hận, ít keo kiệt, cởi mở với mọi người, và sống an lạc hơn.
Mục đích của giới và định là đem lại cuộc sống hạnh phúc, an lạc lâu dài, chứ không phải để thấy thần thánh, quỷ ma hay cảnh giới huyền bí. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 14:
Dạ thưa Sư, con cũng đã xem YouTube về Sư từ rất lâu rồi. Con thấy lần đầu tiên Sư đi tu, Sư mặc áo giản dị, sau đó Sư quấn y trắng và cầm một cái thùng nhựa. Rồi sau này, Sư bắt đầu mặc những y khác. Trong thời gian đó, Sư đã gặp những khó khăn gì, và Sư cảm nhận như thế nào trên con đường tu tập, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, khó khăn lớn nhất đối với mình là cảm giác thiếu niềm tin, và những phiền não như tham, sân, si. Những điều này khiến mình sợ hãi, lo âu. Nhưng khi mình đặt niềm tin vững chắc nơi Chánh đẳng giác, nơi Đức Phật, niềm tin đó trở thành bất động. Mình sống với niềm tin rằng đây là con đường đúng đắn, không có gì sai phạm, không cần lo lắng hay sợ hãi.
Dù có phải đối mặt với nguy hiểm, thậm chí mất mạng, mình cũng khắc phục được và hoàn thành được mục tiêu tu tập. Nhưng nếu mình còn nghi ngờ, hoài nghi, thì đó chính là nỗi sợ hãi và tai hại lớn nhất. Khi mình có niềm tin vững chắc và tinh tấn tu hành, mình sẽ không sợ hãi bất cứ điều gì, mình có thể khắc phục và vượt qua mọi chướng ngại. Nam Mô A Di Đà Phật.

Câu hỏi 15:
Con xin hỏi thêm một câu nữa, thưa Sư. Từ nhỏ đến lớn, con cũng đã học và tu tập, dù chưa có thành tựu gì lớn. Những lúc đầu, khi còn trẻ, con thấy thiền định mang lại sự thanh tâm và an lạc. Nhưng càng về sau, thiền định không còn mang lại kết quả như trước. Con không biết mình đã mắc phải lỗi gì, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, lỗi của con là chưa xả ly được đời sống dục tham. Con muốn vào thiền định nhưng chưa buông bỏ được những phiền não, nên không thể tiến sâu vào thiền. Trước tiên, con phải trì giới, xả bỏ dục tham, buông bỏ những thứ gây phiền não. Khi tâm không còn phiền não, con mới có thể tiếp xúc với thiền định một cách đúng đắn.
Nếu con vẫn còn đầy dục tham, chưa buông bỏ, mà cố gắng ép mình vào thiền, thì sẽ bị cản trở, thậm chí có thể dẫn đến tẩu hỏa nhập ma. Càng hành trì trong tình trạng đó, càng gây tai hại, không mang lại kết quả tốt đẹp.
Vì vậy, con cần làm điều thiện, buông bỏ đời sống dục tham, kiên trì giữ giới, và giảm bớt phiền não. Sau một thời gian, khi tâm đã ổn định, con mới nên ngồi thiền. Đó là con đường Giới - Định - Tuệ. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 16:
Con xin thưa, con đang khởi tâm tham cầu pháp, nên xin hỏi thêm Sư một câu nữa. Con có một lời hứa là khi ba con đến một tuổi nào đó, hoặc khi ba con qua đời, con sẽ ăn chay trường. Đó là tâm nguyện của con, và con cũng đã thực hiện được phần nào. Tuy nhiên, do chướng duyên, con phải nấu ăn trong nhà cho vợ và hai con, nên con không thể thực hiện được hoàn toàn lời hứa đó. Dù vậy, trong tâm con không có ý sát sinh, không nghĩ đến ăn ngon hay ăn no, mà chỉ coi như mình không cần. Nếu con hướng tâm như vậy mà không thực hiện được đúng lời hứa, thì con có phạm lỗi gì với Đức Phật và chư thiên không, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, nếu mình hứa điều gì thì phải cố gắng thực hiện bằng được. Ví dụ, nếu hứa giúp ai điều gì thì phải giúp, hoặc hứa làm gì thì phải làm. Trong đời, có những người nói được làm được, đó là điều tốt đẹp và hạnh phúc nhất. Còn nếu hứa mà không làm, thì đó là vi phạm giới, có thể xem như nói dối, không tốt đẹp.
Tuy nhiên, nếu con đã có tâm nguyện ăn chay trường, nhưng vì hoàn cảnh chưa cho phép, con nên cố gắng sửa đổi và thực hiện dần dần. Quan trọng là tâm con hướng thiện, không có ý sát sinh, và luôn nỗ lực để hoàn thành lời hứa. Nếu có lỗi, con nên sám hối và cố gắng sửa chữa. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 17:
Thưa Sư, trước khi Sư chia tay với anh Lâm ở Lào, Sư có tặng anh hai câu kệ và vẽ một vòng tròn. Con xin Sư giải thích ý nghĩa của vòng tròn đó, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, vòng tròn đó ngày xưa ở Việt Nam, con cũng đã tặng cho Thiên Định Tuệ. Ý nghĩa của vòng tròn là biểu tượng cho sự không tham, không sân, không si. Nó đại diện cho sự trong sạch, hướng đến điều thiện, và luôn có trí tuệ viên mãn, tròn đầy.
Vòng tròn cũng mang ý nghĩa không chấp trước, không luyến ái, không dính mắc vào bất cứ điều gì ở thế gian, mà hướng đến sự giải thoát và Niết Bàn. Đó là biểu tượng của sự an lạc, hạnh phúc, và không chứa đựng điều ác.
Ngoài ra, hai câu kệ mà con tặng cũng mang ý nghĩa rằng trí tuệ là nguồn gốc của điều thiện, và cũng là thứ có thể diệt trừ điều ác. Khi mình có nhiều suy nghĩ thiện, điều ác sẽ không khởi lên. Khi thiện được viên mãn, mình sẽ luôn được hạnh phúc, an lạc, và hướng đến giải thoát Niết Bàn. Trí tuệ không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho cả người khác. Nam Mô A Di Đà Phật.
Bài trả lời phỏng vấn hay nhất mà em thấy Sư Minh Tuệ trả lời rất trí tuệ. Vừa đủ câu từ và đủ ý.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-874007
Ngày cấp bằng
1/1/25
Số km
293
Động cơ
16,327 Mã lực
Câu hỏi 1:
Con xin phép hỏi Sư, trong Phật pháp có nhiều pháp môn như Thiền Tông, Tịnh Độ, Mật Tông, Pháp Hoa, v.v. Với nhân duyên thù thắng nào mà Sư đã đến với pháp môn 13 hạnh đầu đà? Và kinh điển nào đã giúp Sư cảm nhận được sự gia trì để đi theo con đường này?
Câu trả lời:
Trong Phật giáo, dù là Tịnh Độ Tông, Thiền Tông, Mật Tông, Nam Tông, Bắc Tông, hay bất kỳ pháp môn nào như Kinh Nikaya, A Hàm, hay toàn bộ Tam Tạng Kinh điển, nếu ai tu hành theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đều có thể dẫn đến 13 hạnh đầu đà. Có người tu theo pháp môn niệm Phật, có người tu thiền, có người tu Mật Tông. Riêng con, con không chỉ tu theo một pháp môn cụ thể nào, mà tùy duyên gặp được pháp môn nào thì hành trì pháp môn đó. Con không giới hạn mình trong 13 hạnh đầu đà hay bất kỳ pháp môn nào khác. Tất cả đều là phương tiện để tu tập, tùy theo nhân duyên và sự cảm nhận của mỗi người. Nam Mô A Di Đà Phật.

Câu hỏi 2:
Dạ thưa Sư, ngoài 13 hạnh đầu đà, Sư cũng chia sẻ rằng Sư đã thực tập những tinh túy trong Phật giáo để thân tâm được an lạc và đạt đến định. Vậy ngoài những giới đó, Sư có những giới nào khác hoặc có nguyện vọng riêng nào không?
Câu trả lời:
Dạ, con luôn tinh tấn tu tập. Nguyện vọng lớn nhất của con là phát nguyện tu thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, để làm lợi ích cho chính mình và cho tất cả chúng sinh. Đây là điều mang lại cho con sự tinh tấn và cảm hứng tu tập tốt đẹp nhất. Nam Mô A Di Đà Phật.

Câu hỏi 3:
Dạ thưa Sư, Đức Phật có dạy rằng thân người quý giá như con rùa mù nổi lên mặt nước và chui vào được một cái bọng cây. Thân tứ đại này rất khó được, nếu Sư miên mật hành trì 13 hạnh đầu đà, nhưng nếu một ngày nào đó thân vô thường gặp sự cố, thì việc hành trì đầu đà có ảnh hưởng đến sự tu tập của Sư không?
Câu trả lời:
Vâng, thân người quả thật rất khó được, nhưng nói chung, đối với người biết tu tập thì cũng dễ được, còn đối với người làm ác, không nghe lời Phật dạy thì rất khó. Những người tinh tấn, siêng năng, đặt niềm tin nơi Đức Thế Tôn thì việc được thân người cũng dễ dàng. Nếu mình phát nguyện hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đời này chưa thành tựu thì đời sau vẫn có cơ hội, miễn là mình giữ vững niềm tin nơi giáo pháp.
Dù việc tu hành có khó khăn, nhưng nếu mình có niềm tin và tinh tấn thực hành theo giáo pháp, giữ giới, tu hạnh đầu đà, thì không có gì là không thành tựu được. Nếu có ước nguyện nào đó mà viên mãn giới luật, thì ước nguyện đó chắc chắn sẽ thành tựu. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 4:
Dạ thưa Sư, Sư cũng có chia sẻ rằng nếu một ngày nào đó phạm giới, giống như vườn công đức bị mất, thì ngày sau mình có thể gây dựng lại vườn công đức đó không? Nếu như vậy thì có còn công đức không, thưa Sư?
Câu trả lời:
Dạ, nói chung, nếu mình đã từng có công đức rồi phạm giới, nhưng sau đó biết ăn năn, quay lại và gây dựng lại thì vẫn có thể có lại công đức. Điều quan trọng là đến phút cuối, nếu mình biết hối cải, buông bỏ việc ác và quay về với thiện tâm, thì thiện căn vẫn còn. Ví dụ, có người cả đời làm nghề đồ tể, làm việc ác, nhưng đến phút cuối họ biết niệm Phật, buông bỏ việc ác, thì thiện căn của họ vẫn thắng và vẫn tốt đẹp. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 5:
Dạ, xin phép Sư cho con hỏi: Hiện tại thân của Đại sư có một số bất an, điều này có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm trạng. Vậy Sư đã dùng những cách nào để tiết chế và vượt qua những cơn đau, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, nói chung ở đời, ai cũng phải đối mặt với sinh, lão, bệnh, tử. Ai cũng có bệnh, bệnh về thân hoặc bệnh về tâm. Khi có cảm thọ đau đớn, nếu mình tu hành tinh tấn, kiên trì giữ giới luật, biết kham nhẫn, và sống trong giáo pháp, thì mình sẽ cảm thấy vui vẻ, hoan hỷ, hạnh phúc, không mệt mỏi hay buồn chán. Nhờ vậy, mình mới có thể khắc phục được bệnh tật.
Tuy nhiên, nếu mình sống trong giáo pháp mà không kiên trì, không thành tựu, thì cũng khó khắc chế được bệnh tật. Có người theo giáo pháp mà khắc phục được, có người thì không, tùy theo căn duyên của mỗi người. Đa số những người kiên trì giữ giới luật, những cảm thọ thông thường họ có thể khắc chế được. Trừ những nghiệp quá khứ quá nặng, hoặc những trường hợp không thể khắc chế được, thì mình phải chấp nhận theo nghiệp đó. Nhưng phần lớn, nếu mình biết chuyển hóa và kham nhẫn, mình sẽ cảm thấy vui vẻ và an lạc. A Di Đà Phật.
Câu hỏi 6:
Nam Mô A Di Đà Phật. Trong những lúc cơn đau xuất hiện, Sư quán những pháp gì để giữ cho tâm được thanh tịnh, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, nói chung là tùy theo cảm thọ nào xuất hiện mà mình quán pháp tương ứng. Ví dụ, nếu tham dục khởi lên, mình quán bất tịnh; nếu sân hận khởi lên, mình rải tâm từ bi; nếu si mê khởi lên, mình quán nhân duyên; nếu ngã mạn khởi lên, mình quán vô thường để tiêu diệt nó. Tùy theo cảm thọ nào xuất hiện, mình quán pháp phù hợp để đối trị.
Đa phần, mình quán theo Tứ Niệm Xứ: thân, thọ, tâm, pháp. Mình nhớ lời Phật dạy trong kinh, quán theo và hành trì theo đó. Ví dụ, khi đi bộ hoặc ngồi kiết già mà cảm thấy đau, mình kham nhẫn và quán xét xem giới luật của mình có chỗ nào chưa hoàn hảo, có điều gì cần sửa chữa. Nếu hôm nay chưa làm được, mình hẹn ngày mai làm lại, kiên trì từng chút một.
Chẳng hạn, nếu ngồi kiết già đau quá, hôm nay mình ngồi được một tiếng, ngày mai cố gắng thêm 10 phút, dần dần tăng lên. Nếu chưa được, mình tiếp tục cố gắng, không từ bỏ. Quan trọng là giữ niềm tin và tinh tấn, sống trong chánh niệm, không buồn chán. Như vậy, chắc chắn mình sẽ thành tựu. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 7:
Dạ thưa Sư, Sư đã chia sẻ về pháp thiền, nhưng con muốn hiểu sâu hơn một chút. Trong thiền, có tọa thiền và kinh hành thiền. Khi tọa thiền, Sư sử dụng những pháp định nào? Và khi kinh hành thiền, Sư sử dụng những pháp định nào, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, pháp thiền chủ yếu xoay quanh Tứ Niệm Xứ và Định Niệm Hơi Thở. Dù là tọa thiền hay kinh hành thiền, mục đích đều là giữ tâm tỉnh thức. Khi ngồi thiền, mình biết mình đang ngồi; khi đi kinh hành, mình biết mình đang đi. Tất cả đều hướng đến việc xả bỏ tham, sân, si, khắc phục những phiền não trong đời sống, để đạt được sự ly dục và giải thoát khỏi khổ đau.
Hơn nữa, khi mình học được cách ly dục, mình cũng có thể chia sẻ với người khác, giúp họ cùng ly dục, cùng tốt đẹp, và cùng hướng đến sự giải thoát chân chính. Đó là mục đích cao quý của việc tu tập thiền định.
Câu hỏi 8:
Cuộc sống hiện nay bị chi phối bởi vật chất và tiền bạc, khiến nhiều người bị mê muội, giống như một màn đêm tối bao phủ tâm trí. Sự xuất hiện của Sư giống như một tia sáng, một tia hy vọng cho chúng con. Vậy con xin Sư chỉ dạy cho chúng con một con đường tu tập để chúng con có thể đạt được tâm thanh tịnh, thưa Sư? Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu trả lời:
Dạ, con cũng giống như mọi người, sống trong cuộc đời này, nhưng con luôn khuyên mọi người nên tiếp cận với kinh sách. Hiện nay, chúng ta không còn được gặp Đức Phật hay các vị A-la-hán, nhưng chúng ta vẫn còn một kho báu quý giá, đó là kinh điển. Hãy tiếp cận với kinh sách như Kinh Nikaya, A Hàm, Tam Tạng Kinh Điển, và Luật Tạng. Từ đó, kiên trì đặt niềm tin, tu hành, và hiểu biết giáo pháp.
Trong cuộc sống hiện tại, dục tham chi phối nhiều người. Khi mình hiểu được dục tham là nguồn gốc của khổ đau, mình sẽ từ bỏ nó. Mình cũng nên chia sẻ điều này với những người xung quanh. Ai có duyên thì sẽ tiếp nhận, ai chưa có duyên thì đợi thời cơ. Quan trọng là mình phải hiểu rõ rằng đời sống dục tham chỉ mang lại khổ đau, và từ đó, mình nỗ lực tu tập.
Con không dám nói mình có thể dạy ai, nhưng con luôn chia sẻ rằng nếu ai tu hành, giữ giới, và đặt niềm tin nơi Đức Phật, người đó sẽ đạt được hạnh phúc. Còn ai không nghe, chống lại giáo pháp, thì khổ đau sẽ đến với họ lâu dài. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 9:
Con còn một câu hỏi nữa muốn hỏi Sư. Sư đã phát nguyện thành tựu Chánh đẳng giác, vậy sau khi thành tựu, Sư có dự định gì để cứu độ chúng sinh không, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, trước tiên, nếu muốn cứu độ hay giúp đỡ ai, mình phải tự cứu mình trước. Mình phải thành tựu Chánh đẳng giác trước đã. Khi mình đã thành tựu Chánh đẳng giác rồi, mình mới có khả năng cứu độ người khác. Nếu mình chưa thành tựu, thì làm sao mình có thể cứu được ai?
Ví dụ, nếu muốn cứu người chết đuối, mình phải học bơi và thành thạo kỹ năng đó trước. Khi mình đã giỏi rồi, mình mới có thể cứu được người khác. Cũng vậy, khi con thành tựu Chánh đẳng giác, con sẽ như một người bơi giỏi, có thể cứu được những người đang chìm đắm trong khổ đau. Hiện tại, con chưa đạt được điều đó, nhưng khi nhân duyên đủ, con sẽ thực hiện được.
Con cũng mong rằng sẽ có nhiều người thành tựu Chánh đẳng giác để cùng nhau cứu độ chúng sinh, mang lại hạnh phúc và an lạc cho nhiều người hơn. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 10:
Dạ, con xin phép Sư. Khi Sư nói về việc chứng Chánh đẳng giác và hóa độ chúng sinh, con cũng xin phép được bày tỏ lòng biết ơn và đảnh lễ Sư. Con kính thỉnh Sư trụ thế lâu dài để hoằng dương Phật pháp và phổ độ chúng sinh. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu trả lời:
Vâng, A Di Đà Phật. Dạ, bây giờ mọi người không cần phải đảnh lễ như thế đâu. Điều quan trọng nhất là mọi người nên giữ giới, trì năm giới, tu tập tâm từ bi, và hướng đến việc giúp đỡ chúng sinh. Đó chính là cách đảnh lễ Như Lai, đảnh lễ Phật pháp và Tăng một cách chân chính.
Khi mình biết trì giới, mình khuyên người khác trì giới; khi mình biết bố thí, mình dạy người khác bố thí; khi mình biết thiền định, mình hướng dẫn người khác tu thiền định; khi mình có trí tuệ, mình giúp người khác có trí tuệ; và khi mình đạt được giải thoát, mình chỉ dẫn người khác đạt được giải thoát. Đó chính là cách đảnh lễ tốt đẹp nhất, mang lại hạnh phúc và an lạc cho mình và cho người.
Không có gì quý hơn việc tu tập và giúp đỡ người khác cùng tu tập. Đó là cách đảnh lễ chân chính và ý nghĩa nhất. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 11:
Trước khi kết thúc buổi cầu pháp hôm nay (Sư: đây là buổi chia sẻ, không phải buổi cầu pháp), con xin hỏi Sư có điều gì muốn nhắn nhủ với mọi người không ạ?
Câu trả lời:
Dạ, con cũng muốn nhắn nhủ với mọi người rằng hãy đặt niềm tin nơi Đức Thế Tôn, Như Lai Chánh Đẳng Giác. Hãy hướng tới làm điều thiện, thực hành bố thí, trì giới, và tu tập thiền định để có được đời sống hạnh phúc, an lạc lâu dài. Khi tạo được phước báu, đời này sẽ vui, đời sau cũng sẽ vui, và cuối cùng sẽ đạt được giải thoát, hạnh phúc chân thật.
Đừng làm điều ác, vì làm ác nhiều sẽ chỉ mang lại khổ đau lâu dài cho mình. Con cũng ước nguyện cho tất cả mọi người đều được sống trong hòa bình và hạnh phúc. Nam Mô A Di Đà Phật.

Câu hỏi 12:

Dạ thưa Sư, con thấy trong một số video quay cách đây mấy năm, Sư có cầm một cái máy nghe kinh. Vậy trong máy nghe kinh đó, kinh nào là Sư cảm thấy có duyên nhất, thưa Sư?
Câu trả lời:
Dạ, kinh nào con cũng thấy có duyên cả. Bởi vì bất kỳ kinh nào giúp mình bỏ điều ác, làm điều thiện, tinh tấn tu hành, thì đều quý giá. Con không phân biệt kinh này tốt hơn kinh kia. Trong Tam Tạng Kinh Điển, mỗi người có căn duyên khác nhau, người hợp với pháp môn này, người hợp với pháp môn kia.
Ví dụ, có người hợp với 13 hạnh đầu đà, có người hợp với pháp môn niệm Phật, có người thích ngồi thiền, có người thích nhẫn nhục, hoặc thực hành các pháp Ba-la-mật như bố thí, trì giới, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Mỗi người tùy theo căn duyên và công đức của mình mà chọn pháp môn phù hợp.
Kinh nào cũng tốt đẹp, quan trọng là mình có hiểu được ý nghĩa của kinh hay không. Nếu có kinh nào mình chưa hiểu, thì nên để sang một bên, chứ không nên vội phê phán hay hủy báng, vì có thể trí tuệ mình chưa đủ duyên để hiểu được. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 13:
Dạ, cho con hỏi thêm một câu nữa, thưa Sư. Khi mình giữ giới đúng luật, đúng giới, thì sẽ sinh định, và từ định sẽ sinh tuệ. Trong định, có những người tu tập thấy những cảnh giới này kia. Theo nhà Phật, và với hạnh tu 13 hạnh đầu đà của Sư, con cảm nhận rằng Sư cũng có một cái định trong đó. Vậy khi đạt được định, những cảnh giới mà người tu tập thấy có thật không, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, những cảnh giới mà người tu tập thấy trong định thường không thật. Nếu nói ra, chỉ gây hoang mang cho người khác. Giống như khi nằm mơ, không cần định cũng thấy cảnh này cảnh kia, nhưng có cái thật, có cái không thật. Định trong Phật pháp là sự tỉnh giác, tỉnh táo, không thấy cảnh này cảnh kia, mà là sự bình tĩnh, bình thản, không buồn khổ, không lo âu, được thoải mái, tỉnh táo, có trí tuệ, sáng suốt, an lạc, và không tham, sân, si.
Định của mình là để phục vụ cho sự tỉnh thức và giải thoát, chứ không phải để thấy cảnh này cảnh kia rồi kể lại, gây hoang mang hay thần thánh hóa. Định trong Phật pháp giúp mình kham nhẫn được các cảm thọ đau đớn, ngồi kiết già, ngồi thiền mà không đau, hoặc khắc chế được bệnh tật, mang lại cuộc sống hạnh phúc, ít tham lam, ít sân hận, ít keo kiệt, cởi mở với mọi người, và sống an lạc hơn.
Mục đích của giới và định là đem lại cuộc sống hạnh phúc, an lạc lâu dài, chứ không phải để thấy thần thánh, quỷ ma hay cảnh giới huyền bí. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 14:
Dạ thưa Sư, con cũng đã xem YouTube về Sư từ rất lâu rồi. Con thấy lần đầu tiên Sư đi tu, Sư mặc áo giản dị, sau đó Sư quấn y trắng và cầm một cái thùng nhựa. Rồi sau này, Sư bắt đầu mặc những y khác. Trong thời gian đó, Sư đã gặp những khó khăn gì, và Sư cảm nhận như thế nào trên con đường tu tập, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, khó khăn lớn nhất đối với mình là cảm giác thiếu niềm tin, và những phiền não như tham, sân, si. Những điều này khiến mình sợ hãi, lo âu. Nhưng khi mình đặt niềm tin vững chắc nơi Chánh đẳng giác, nơi Đức Phật, niềm tin đó trở thành bất động. Mình sống với niềm tin rằng đây là con đường đúng đắn, không có gì sai phạm, không cần lo lắng hay sợ hãi.
Dù có phải đối mặt với nguy hiểm, thậm chí mất mạng, mình cũng khắc phục được và hoàn thành được mục tiêu tu tập. Nhưng nếu mình còn nghi ngờ, hoài nghi, thì đó chính là nỗi sợ hãi và tai hại lớn nhất. Khi mình có niềm tin vững chắc và tinh tấn tu hành, mình sẽ không sợ hãi bất cứ điều gì, mình có thể khắc phục và vượt qua mọi chướng ngại. Nam Mô A Di Đà Phật.

Câu hỏi 15:
Con xin hỏi thêm một câu nữa, thưa Sư. Từ nhỏ đến lớn, con cũng đã học và tu tập, dù chưa có thành tựu gì lớn. Những lúc đầu, khi còn trẻ, con thấy thiền định mang lại sự thanh tâm và an lạc. Nhưng càng về sau, thiền định không còn mang lại kết quả như trước. Con không biết mình đã mắc phải lỗi gì, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, lỗi của con là chưa xả ly được đời sống dục tham. Con muốn vào thiền định nhưng chưa buông bỏ được những phiền não, nên không thể tiến sâu vào thiền. Trước tiên, con phải trì giới, xả bỏ dục tham, buông bỏ những thứ gây phiền não. Khi tâm không còn phiền não, con mới có thể tiếp xúc với thiền định một cách đúng đắn.
Nếu con vẫn còn đầy dục tham, chưa buông bỏ, mà cố gắng ép mình vào thiền, thì sẽ bị cản trở, thậm chí có thể dẫn đến tẩu hỏa nhập ma. Càng hành trì trong tình trạng đó, càng gây tai hại, không mang lại kết quả tốt đẹp.
Vì vậy, con cần làm điều thiện, buông bỏ đời sống dục tham, kiên trì giữ giới, và giảm bớt phiền não. Sau một thời gian, khi tâm đã ổn định, con mới nên ngồi thiền. Đó là con đường Giới - Định - Tuệ. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 16:
Con xin thưa, con đang khởi tâm tham cầu pháp, nên xin hỏi thêm Sư một câu nữa. Con có một lời hứa là khi ba con đến một tuổi nào đó, hoặc khi ba con qua đời, con sẽ ăn chay trường. Đó là tâm nguyện của con, và con cũng đã thực hiện được phần nào. Tuy nhiên, do chướng duyên, con phải nấu ăn trong nhà cho vợ và hai con, nên con không thể thực hiện được hoàn toàn lời hứa đó. Dù vậy, trong tâm con không có ý sát sinh, không nghĩ đến ăn ngon hay ăn no, mà chỉ coi như mình không cần. Nếu con hướng tâm như vậy mà không thực hiện được đúng lời hứa, thì con có phạm lỗi gì với Đức Phật và chư thiên không, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, nếu mình hứa điều gì thì phải cố gắng thực hiện bằng được. Ví dụ, nếu hứa giúp ai điều gì thì phải giúp, hoặc hứa làm gì thì phải làm. Trong đời, có những người nói được làm được, đó là điều tốt đẹp và hạnh phúc nhất. Còn nếu hứa mà không làm, thì đó là vi phạm giới, có thể xem như nói dối, không tốt đẹp.
Tuy nhiên, nếu con đã có tâm nguyện ăn chay trường, nhưng vì hoàn cảnh chưa cho phép, con nên cố gắng sửa đổi và thực hiện dần dần. Quan trọng là tâm con hướng thiện, không có ý sát sinh, và luôn nỗ lực để hoàn thành lời hứa. Nếu có lỗi, con nên sám hối và cố gắng sửa chữa. Nam Mô A Di Đà Phật.
Câu hỏi 17:
Thưa Sư, trước khi Sư chia tay với anh Lâm ở Lào, Sư có tặng anh hai câu kệ và vẽ một vòng tròn. Con xin Sư giải thích ý nghĩa của vòng tròn đó, thưa Sư?
Câu trả lời:
Vâng, vòng tròn đó ngày xưa ở Việt Nam, con cũng đã tặng cho Thiên Định Tuệ. Ý nghĩa của vòng tròn là biểu tượng cho sự không tham, không sân, không si. Nó đại diện cho sự trong sạch, hướng đến điều thiện, và luôn có trí tuệ viên mãn, tròn đầy.
Vòng tròn cũng mang ý nghĩa không chấp trước, không luyến ái, không dính mắc vào bất cứ điều gì ở thế gian, mà hướng đến sự giải thoát và Niết Bàn. Đó là biểu tượng của sự an lạc, hạnh phúc, và không chứa đựng điều ác.
Ngoài ra, hai câu kệ mà con tặng cũng mang ý nghĩa rằng trí tuệ là nguồn gốc của điều thiện, và cũng là thứ có thể diệt trừ điều ác. Khi mình có nhiều suy nghĩ thiện, điều ác sẽ không khởi lên. Khi thiện được viên mãn, mình sẽ luôn được hạnh phúc, an lạc, và hướng đến giải thoát Niết Bàn. Trí tuệ không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho cả người khác. Nam Mô A Di Đà Phật.
Vui nhất là cụ nấu ăn cho vợ con mà không thực hiện lời hứa ăn chay trường.

Hình như cụ bóc băng script còn sót em nghe cụ MT trêu (câu 16) như vậy là "phạm lỗi họ Hứa" mà? :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top