đi bộ hàng ngày nó cũng mệt, quen thì chắc không sao; nhưng nó còn thêm 12 combo "hạnh đầu đà" nữa cơ cụ ạ

) để e nhắc lại sơ sơ xem nó là gì mà thế giới hay Phật giáo mà nó lại "thần thánh" vậy:
trong đó đi bộ là cái dễ nhất mà người thường có thể làm được. Còn đủ combo nó thử thách cả thể chất và tinh thần tới mức độ cực đoan mà đâu phải ai cũng theo đc. "Đầu đà" theo tiếng phạn là "rũ rạch", mục đích là để xả bỏ hết mọi vương vấn với đời, từ thể xác đến tinh thần để đến gần với trạng thái "Phật" nhanh nhất.
Trong lịch sử chắc cũng ko có nhiều người làm được từ thời Phật, e Google thì mới thấy 1 số ít cái tên được kể, có thể đây là những người "nổi tiếng" được biết đến, trong đó có ông Minh Tuệ. Do đã thực tế làm được trong nhiều năm nên cũng đã đạt đến 1 ngưỡng cảnh giới nhất định, mặc dù ông ấy vẫn chỉ tự nhận là vẫn đang tu học mà thôi.
View attachment 8979470
Chỉ tại "tăng đoàn" đông quá và giờ nổi tiếng quá nên tự nhiên nhiều người thấy nó bình thường hoặc tầm thường - bằng chứng là đâu phải có mình ông Tuệ làm được mà cả đống ông "sư con" mới cũng làm được đó thôi.
Cá nhân e thì đánh giá đoàn bây giờ vì nổi tiếng quá nên pháp tu nó ko còn nguyên bản được nữa & khi làm cùng cả đoàn thì nhiều hạnh trở nên dễ dàng để thực hiện hơn rất nhiều, nhất là với các ông sư "ăn theo", nhiều ông khả năng vui (hay cụ Tuệ gọi là có duyên) thì đi, "hết duyên" lại về đi 3, đi sàn bt. Chỉ có cụ Tuệ và có thể 1 vài sư con là khả năng có đủ tâm và nghiệp để theo đến cùng và khi đó có thể "đắc đạo". Các pháp tu giờ dễ dàng hơn thế nào (tất nhiên là nó vẫn rất khoai với người bt nhé), chỉ so với thời cụ Tuệ đi 1 mình chưa nổi thôi:
- Mặc áo vá:Y phục được làm từ những miếng vải vụn, rách, không dùng đến được lấy từ nghĩa địa, bệnh viện, ở ngoài đường hay ở rừng --> mấy ông sư con toàn áo mới, có thể là vải mua hoặc vài cúng dường, ko đến mức phải nhặt vải rách, vải vụn.
- Chỉ mặc ba y: Chỉ mang 3 bộ y phục trên người. --> bình thường hoá.
- Ăn xin: Khất thực ăn uống từ người khác --> giờ toàn người ta đến "cúng dường" tận nơi, có phải đi xin đâu, chường cái mặt 1 mình đi ăn xin mà bị xua đuổi nó mới xả được bản ngã.
- Ăn một bữa: Chỉ ăn một bữa trong ngày --> bình thường hoá, làm nhiều quen
- Ăn trong bát: Thức ăn được đựng trong bát và ăn bằng tay --> bt
- Không ăn thêm: Từ chối nhận thêm đồ ăn khi đã đủ --> bt
- Sống ở nơi vắng vẻ: Sống ở những nơi yên tĩnh, xa lánh thành thị, ồn ào --> bt
- Ở dưới gốc cây: Ngủ và nghỉ ngơi dưới bóng cây --> bt
- Ở ngoài trời: Không tìm chỗ che chắn, sống ngoài trời --> hơi khoai tí
- Ở nghĩa địa: Sống và tu tập ở nghĩa địa --> cái này khó, nhưng đông người nó lại bt, đỡ "sợ"
- Nằm ngồi không trở mình: Không nằm nghiêng, chỉ ngồi hoặc đi --> khó
- Ở đâu cũng được: Không phân biệt chỗ ở, có thể ở bất cứ đâu --> bt vì đi cùng cả đoàn
- Không nằm ngủ: Không nằm duỗi thẳng, chỉ ngủ bằng tư thế ngồi --> khó
Do việc tu đông người này nó "bình thường hoá" cái khó của 13 hạnh đầu đà, lại kết hợp với việc youtube, quay phim pv nhiều quá, nhiều ông sư con phát biểu linh tinh, nhiều drama nên thực sự e nghĩ là nó cũng ảnh hưởng đến việc tu tập của cụ Tuệ và đánh giá tiêu cực của người xem về hành trình tụ của cụ ấy. Thôi chờ xem thế nào.