Đây cụ ơi, Khổ hạnh hay 13 hạnh chính xác là như thế nào, hoặc đúng ra phải ntn nt kia cũng không quan trọng. Có thể có có thể không, bản chất nó cũng có phiên phiến, sai lệch, điều chỉnh...
Tuy nhiên, Theo quan điểm buông xả thì Khổ hạnh đương nhiên là tu hành theo hướng xa rời đám đông, xa rời chốn thị phi. (vì thế mứi ra nghĩa địa, gốc cây ngủ, hoặc lên núi đi tu là vì thế...)
View attachment 8975822
Cụ đọc Thanh tịnh đạo luận về hạnh đầu đà có giải thích rất rõ hanh đầu đà. Đây là cuốn Luận được cả Nam tông lẫn Bắc tông đánh giá cao.
Phẩm Giới: Hạnh Đầu Đà Khổ Hạnh
Khi một thiền giả theo đuổi con đường giới, vị ấy nên khởi sự thực hành khổ hạnh để kiện toàn các đức đặc biệt ít muốn, biết đủ v.v… nhờ đó giới, như đã mô tả, được thanh tịnh. Vì khi giới của vị ấy đã được thanh lọc khỏi các cấu uế bằng những thứ nước thiểu dục, tri túc, viễn ly, độc cư, ở những trú xứ vắng, tinh cần, ít nhu cầu, thì giới sẽ trở nên hoàn toàn thanh tịnh, vị ấy sẽ thành tựu, tất cả những ước nguyện của mình. Và khi toàn thể con người đã được thanh lọc bằng công đức giới và nguyện và đã an trú trong ba thánh tài đầu tiên, vị ấy bây giờ có thể xứng đáng đạt đến gia tài thứ tư gọi là “sự hân hoan trong tu tập” (A. ii, 27). Bởi vậy, chúng ta sẽ khởi sự giải thích các khổ hạnh.
Mười Ba Khổ Hạnh
Ðức Thế Tôn đã cho phép thực hành 13 khổ hạnh cho những thiện nàm tử đã từ bỏ những chuyện xác thịt và không kể thân mạng, mong muốn tu tập phù hợp với cứu cánh giải thoát. Mười ba khổ hạnh là:
Hạnh phấn tảo y
2. Hạnh ba y
3. Hạnh khất thực
4. Hạnh khất thực từng nhà
5. Hạnh nhất toạ thực
6. Hạnh ăn bằng bát
7. Hạnh không để dành đồ ăn (không nhận đồ ăn sau khi đã ăn xong)
8. Hạnh ở rừng
9. Hạnh ở gốc cây
10. Hạnh ở giữa trời
11. Hạnh ở nghĩa địa
12. Hạnh nghỉ chỗ nào cũng xong
13. Hạnh ngồi (không nằm)
Tiếp đó có giảng giải tỉ mỉ từng hạnh.