Thì cũng như ở một tập thể, một ông luôn nói: "Tôi thế nào cũng được", tuy chẳng động chạm ai và chẳng ai bắt bẻ được gì nhưng nó không có tinh thần xây dựng. Ai cũng như ông thì ai giải quyết công việc.
Rất nhiều cụ trên này có ý kiến tương tự như cụ, phê bình sư MT khi ông ấy luôn miệng "tùy duyên".
Em dạo này cũng ít theo dõi các clip về sư nhưng thi thoảng cũng có đọc một số bài phân tích của các facebooker, trong đó có bác Đỗ Trí Hùng - chuyên gia về Triết Học, có bài này khá hay liên quan đến "tùy duyên", mới các cụ cùng đọc cho vui:
ĐÚC PHẬT – NHÀ SƯ
1 – Đức Phật – một người đàn ông, vị hoàng tử - sinh ra trên đời như bao người bình thường khác và ông đã làm gì để trở thành một người thầy bất hủ?
Câu trả lời nên ngắn gọn thôi, ông sinh ra để “ thức tỉnh” chúng sanh đang u mê!
Vậy, cái gọi là “ sự thức tỉnh” ấy, thực chất là điều gì?
Cũng nên ngắn gọn thôi:
Đức Phật đã hiểu và chỉ cho chúng sinh thấy bản chất vạn vật như chúng vốn là.
2 – Vạn vật như chúng VỐN LÀ, nghĩa là sao?
Vì chúng ta “vô minh”, sống trong “vọng tưởng”, luôn gán cho sự vật cái “ vọng tưởng” đó của ta.
Ví dụ:
Trước mặt ta là một ngọn núi, thay vì nhìn nó như một ngọn núi, rằng nó cũng như bao sự vật khác có đấy nhưng cũng biến đi bất kỳ lúc nào, có thể bị động đất, bị lũ quét, sạt lở .v.v... tức là nó cũng tuân theo lẽ “ vô thường” như mọi sự vật khác, ta lại gán cho ngọn núi ấy một lô những “ý nghĩa” từ cái “ tâm vọng tưởng”, rằng ngọn núi ấy vĩ đại, thiêng liêng, bất tử.v.v...
Rồi một ngày, trận lũ quét san bằng ngọn núi đó, thế là ta bàng hoàng, sửng sốt rồi ... đau khổ, vì cái vĩ đại, cái bất tử, sao lại biến mất như chưa từng có...
Kết luận: Ta đắm mình trong vô minh, vọng tưởng nên ta tự chuốc lấy bất hạnh và khổ đau...
Bởi vậy, chữ “Phật” có nghĩa là “ giác ngộ”, là việc đã nhìn ra chân lý tối hậu của vạn vật, do đó, đã giải thoát bản thân vĩnh viễn khỏi khổ đau...
3 – Nhà sư – cụ thể là Minh Tuệ - cũng là người đàn ông bình thường, muốn trải nghiệm cuộc đời đức Phật ở giai đoạn đầu – bộ hành và khất thực – để từ đó thấm nhuần các “ giáo pháp” mà đức Phật đã truyền lại. Ông gọi việc làm của mình là " tập học theo đức Phật"
Nhưng, đám đông vô minh thì không chấp nhận nhìn “ sự vật như NÓ LÀ”, họ nhất định gán cái “ vọng tưởng” của mình cho đối tượng.
Họ thần thánh hóa một nhà sư, họ bám theo ông rầm rộ - trừ những nhà truyền thông tận dụng cơ hội kiếm xèng – thì hầu hết đều tin rằng, Minh Tuệ là bậc thánh thiêng, một đức Phật tái thế...
Họ bái vọng, họ xin được sờ vạt áo ông, họ chiêm ngưỡng ông rồi khóc mếu, họ quì từ xa, rồi lết lại gần, có người van xin ông để được ông “ đặt tay lên người” họ một lần, để họ được “ phước báo”
Họ “ dứt khoát” đôn một nhà sư đang “tập học” – như lời ông ấy nói – thành “ thần linh”, thành “ thánh nhân”
4 – Nguyên lý là, khi bạn tương tác với cái gì quá nhiều, bạn sẽ trở thành thứ đó.
Nếu bạn bị cả thiên hạ xúm lại, đôn lên thành thánh nhân, thành thần linh... thì sẽ đến một ngày bạn cũng tưởng rằng, mình là thánh, là thần linh thật và bạn sẽ hành xử đúng như một vị thánh.
Hầu hết các nhà độc tài, các vị hoàng đế chuyên chế trung cổ đều sa vào tình huống này.
Trừ những người tu tập dày công và có định lực cao cường, mới giữ được mình!
Vài ngày gần đây, từ cuộc chia rẽ của nhóm “ nhà sư bộ hành”, đám đông cũng chia hai phái.
Một phái đang ra sức đôn mấy anh “hộ pháp” lên làm thần linh, làm bồ tát, rằng chính mấy anh ấy mới là .... la hán đích thực
Còn nhà sư kia thì ... có vấn đề rồi, anh ta bắt đầu tưởng mình là ai rồi!
Và rồi họ lại đau đớn, thất vọng, phiền não ... chỉ vì cái “ bậc thánh” kia hóa ra “không thánh” như họ kỳ vọng!
Bộ phận thứ hai vẫn kiên trì coi Minh Tuệ là thánh, còn đám hộ pháp kia là ma quỉ
He he...
Quả nhiên là đám đông, vô minh vẫn hoàn vô minh!
5 – Xét cho cùng, khát vọng của Tất Đạt Đa từ hơn 2k năm trước, với giáo pháp, ông có thể “ thức tỉnh” con người, rằng ai cũng có thể “giác ngộ thành Phật”
... có lẽ chỉ là khát vọng viển vông!
Con người cần “ thần linh” chứ đâu cần giác ngộ!
Trên face của bác Hùng còn có bài TU LÀ GÌ? cũng khá hay, cụ nào thích có thể đạp vào đây
Đỗ Trí Hùng đang ở trên Facebook. Tham gia Facebook để kết nối với Đỗ Trí Hùng và những người khác mà có thể bạn biết. Facebook trao cho mọi người quyền chia sẻ và mở rộng và kết nối thế giới.
www.facebook.com