[Funland] Đoàn bộ hành về miền đất Phật của Hành giả Minh Tuệ

trananhbaotab03

Xe đạp
Biển số
OF-875414
Ngày cấp bằng
7/2/25
Số km
20
Động cơ
7,538 Mã lực
Tuổi
32
mình nghĩ là thầy lúc đầu tới giờ chưa biết sợ, vì đã thấy mối nguy nào đến đâu. Giờ nó đến thì thầy sợ, và thầy phải quán chiếu lại bản thân mình. Clip đt với Báu thì thầy rút lại là quay về tập lại tham sân si, rất là hay.

Ngoài lề là hy vọng Báu đã xin phép thầy trước khi đăng clip ĐT lên mạng. Tui kỵ nhất ai tự ý ghi âm cuộc gọi rồi đăng lên mà không xin phép.
anh Báu biết bên kia có người ghi âm, và sẽ cắt ghép câu chữ, nên đăng trước
 

hehehehihihi

Xe buýt
Biển số
OF-322738
Ngày cấp bằng
8/6/14
Số km
512
Động cơ
294,882 Mã lực
Sư tuy không cập nhập tin từ Youtube nhưng mấy chú sư non thì cập nhập không xót tý nào, bằng chứng là Sư biết a Báu "kiếm được 600 700, đến hơn 1 tỷ... sinh lòng ngã mạn" :))
Bịa đặt báu kiếm 600 triệu tới 1 tỏi. Trong khi báu được có 50 triệu và phải bán 2 cái xe hơi làm lộ phí mọi thứ đi theo minh tuệ
 
Biển số
OF-861460
Ngày cấp bằng
15/6/24
Số km
150
Động cơ
34,737 Mã lực
Nơi ở
Thái Bình
Lấy cái nhận thức hàng ngày có sự tích hợp thông tin nhiều chiều từ các nguồn để nói về một người tu tập không có kết nối với xã hội gần 3 tháng nay (tính từ ngày xuất cảnh rời Việt nam) là không tốt. Mấy ông hỗ trợ lúc nào cũng kè kè điện thoại lên sóng, nhiều mối quan hệ…Tới giờ chia tay nhau mà muốn không bị lôi ra nói mà còn phải xin và viện dẫn yếu tố gia đình ra nọ kia chứng tỏ là chơi bài tâm lý với Sư, rất không nên. Trong mấy ông đó im lặng như Giáp là hợp lý nhất. Ba ông thề thốt gì đó giữa đêm, bị ép lập lời thề thì đúng hơn…Giờ mỗi Hà-STP có nhắc về vụ giữ lời thề thôi.
Em nghĩ cụ cũng cần xem qua clip ấy rồi nói sau, để biết đc trọng tâm câu chuyện. Chứ ngồi múa phím kiểu này chán lắm
 

traitotbung

Xe tải
Biển số
OF-874264
Ngày cấp bằng
6/1/25
Số km
308
Động cơ
87,899 Mã lực
Sư tuy không cập nhập tin từ Youtube nhưng mấy chú sư non thì cập nhập không xót tý nào, bằng chứng là Sư biết a Báu "kiếm được 600 700, đến hơn 1 tỷ... sinh lòng ngã mạn" :))
Các cụ ít xem các clip từ thời mới qua Lào, kkk thế anh ý được các bà con quý mến tặng bao nhiêu đôi giày nike, das…đồ đạc hỗ trợ đoàn như chăn mền…chẳng lẽ Sư cũng phải kể ra à :))
Hài nhất là yêu cầu Sư phải kiểm chứng thông tin, không điện thoại với mạng xã hội thì kiểm chứng kiểu gì, thói quen nói một chiều về Sư quen rồi giờ bị nói lại thành khó chịu.
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
6,901
Động cơ
279,591 Mã lực
Cụ rất hay lặp lại ý này có vẻ bỡn cợt Sư?
Có biết bao nhiêu clip từ mấy năm trước Sư chỉ nhận chai nước buổi chiều, không khát nước thì nhận bố thí chai nước làm gì?
Nói về một người đang tránh xa xã hội là não hỏng…thì rất không tốt, mà có khi xung quanh cụ có khi có người thân cụ đã từng muốn nghe Sư, gặp Sư đấy mà cụ lại không biết, giả dụ vậy :))
em chả bỡn cợt.

em theo dõi rất kỹ vụ này, ko anti thầy hay achan Báu.

em gnhi ngờ não bị hỏng là nghi ngờ về mặt khoa học: Thiếu nước + thiếu dinh dưỡng.
 

La già

Xe điện
Biển số
OF-16543
Ngày cấp bằng
21/5/08
Số km
2,117
Động cơ
513,706 Mã lực
Nơi ở
Gần trường bắn
Các cụ, mợ thử đọc qua đoạn này xem ntn ạ:
"Kết thúc buổi Livestream chiều nay, anh Báu bất ngờ hỏi tất cả các vị sự phụ có vị nào giữ được 250 giới không. Tiếp theo anh Báu lại quay qua hỏi sư Phúc Giác có biết giới sát sinh là gì không, khi sư Phúc Giác trả lời xong, anh Báu lại nói tiếp các vị sư phụ không biết giới là gì thì làm sao mà giữ giới.
Sau đó, anh Báu hỏi thầy 3 câu đầy ẩn ý:
- Con xin hỏi thầy là bây giờ thầy giữ được bao nhiêu giới?
Thầy bảo:
- Dạ vẫn có thể có giữ giới, cũng có thể không giữ giới, ai chấp vào đó cũng không gọi là giữ giới, cũng không gọi là phá giới. Mình tập học để mình đến cái đó, mình tập học để đến giữ cái giới đó. 250 giới con cũng thuộc và cũng không thuộc, cũng có và cũng không có.
Anh Báu hỏi tiếp:
- Thầy biết 250 giới không?
Thầy đáp:
- Dạ con cũng có đọc qua rồi nhưng mà không thuộc.
Anh Báu hỏi vặn tiếp:
- Thầy biết hết không ấy?
Thầy đáp:
- Dạ không biết hết.
Ba câu hỏi trên thầy đều trả lời gần như ngay lập tức, không có một chút đắn đo, không có một chút trốn tránh, cũng không có một chút nhíu mày nào cả.
Trong Phật Giáo, có một thứ gọi là "giới vô giới". tức là giữ giới nhưng không chấp vào giới. Đây là một tư tưởng phổ biến trong Kinh Kim Cang, Kinh Bát Nhã, và nhiều kinh điển Thiền tông.
1. “Vẫn có thể có giữ giới, cũng có thể không giữ giới”
Nếu giữ giới mà chấp vào giới, cho rằng “tôi giữ giới, tôi là người thanh tịnh,” thì vô tình rơi vào bản ngã, không đạt được sự giải thoát thực sự. Nếu không chấp, giữ giới trở thành tự nhiên, giống như nước chảy từ cao xuống thấp, không cần phải cố gắng miễn cưỡng.
Ví dụ :
Giống như một người lái xe theo luật giao thông.
Người chấp vào giới = đi đúng luật nhưng căng thẳng, sợ bị phạt, lúc nào cũng lo lắng.
Người hiểu bản chất giới = đi đúng luật nhưng tự nhiên, không cần nghĩ nhiều.
Trong Kinh Kim Cang (金剛經, Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra) có nói:
“Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”
(Nên không chấp vào bất cứ điều gì mà sinh tâm thanh tịnh.)
Có nghĩa là: Giữ giới nhưng không chấp vào giới, đó mới là giữ giới đúng nghĩa.
2. “250 giới cũng thuộc và cũng không thuộc, cũng có và cũng không có”
- “Thuộc” vì thầy đã học qua.
- “Không thuộc” vì thầy không cần bám chấp vào hình thức mà quan trọng là tinh thần của giới.
Ví dụ:
Một võ sư học hàng trăm thế võ, nhưng khi chiến đấu thì không nghĩ về từng thế mà để cơ thể phản xạ tự nhiên. Nếu cứ lo nhớ từng chiêu, người đó sẽ bị động.
Trong kinh Kinh Duy Ma Cật (維摩詰經, Vimalakīrti Nirdeśa Sūtra) có nói:
“Thọ trì giới cấm nhi bất trước giới tướng”
(Giữ giới nhưng không chấp vào tướng của giới.)
Có nghĩa là: Giữ giới là để rèn luyện tâm, không phải để khoe khoang hay chấp vào số lượng giới đã học.
3. “Dạ không biết hết”
Một bậc chân tu có thể đọc qua 250 giới nhưng không chấp vào sự biết. Điều này liên quan đến tư tưởng "Vô trí diệc vô đắc" trong Bát Nhã Tâm Kinh.
Ví dụ:
Một đầu bếp giỏi không cần phải đọc công thức nấu ăn mỗi lần nấu. Người đó có thể nói "Tôi không biết hết công thức" nhưng lại nấu món ăn ngon một cách tự nhiên.
Trong Kinh Bát Nhã Tâm Kinh (般若波羅蜜多心經, Prajñāpāramitā Hṛdaya Sūtra) có nói:
“Vô trí diệc vô đắc”
(Không có trí, cũng không có chỗ đắc.)
Có nghĩa là: Không chấp vào sự hiểu biết cố định. Nếu cứ bám vào "tôi phải biết đủ 250 giới" thì lại rơi vào bản ngã.
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm (首楞嚴經, Śūraṅgama Sūtra) cũng có nói:
“Nhược ư giới trung, hữu sở trước giả, danh vi tự phược”
(Nếu chấp vào giới, đó là tự trói buộc mình.)
Trong tư tưởng thiền tông, nếu chấp vào giới như một thứ gì đó cố định, cứng nhắc, thì mất đi tinh thần giải thoát của đạo Phật.
Trong Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya), bài kinh Ví dụ cái bè (Kinh Kim Tỳ La, MN 22 – Alagaddūpama Sutta), Đức Phật kể một câu chuyện:
“Ví như có người đi đường, đến một con sông lớn, bờ này đầy nguy hiểm, bờ kia an toàn, nhưng không có cầu hay thuyền. Người ấy bèn tự gom cây, lá, cành để kết thành một chiếc bè. Nhờ bè ấy mà người đó có thể qua sông an toàn. Khi đến bờ bên kia, người ấy nghĩ: ‘Chiếc bè này đã giúp ta sang sông. Ta hãy đội nó lên đầu hay mang theo bên mình mà đi tiếp.’
Này các Tỳ kheo, các ông nghĩ sao? Người ấy có làm đúng không?”
Các Tỳ kheo thưa: “Bạch Thế Tôn, không ạ!”
Phật dạy tiếp:
“Cũng vậy, này các Tỳ kheo, giáo pháp như chiếc bè giúp các ông qua sông sinh tử. Khi đã qua rồi, chớ bám chấp vào nó.”
Giới luật giống như chiếc bè, giúp người tu hành từ bỏ những hành vi bất thiện, đạt đến thanh tịnh và giác ngộ. Khi chưa giác ngộ, ta cần giới luật để giữ tâm thanh tịnh, không phạm sai lầm. Khi đã giác ngộ, tâm tự nhiên thanh tịnh, không cần giới luật theo nghĩa ràng buộc nữa. Nếu cứ bám chấp vào luật như người vác thuyền lên vai, thì vô tình biến giới luật thành gánh nặng chứ không còn là phương tiện giúp ta giải thoát.
Anh Báu dùng cái sân để hỏi, ép thầy phải nhận là chính thầy cũng không biết hết 250 giới tại sao còn còn yêu cầu những người đi theo phải giữ 250 giới. Anh muốn dùng ngược lại "giới" như một sợi dây để trói buộc thầy. Thầy bình thản trả lời, không hề dao động, giống như có người quăng một hòn đá to xuống hồ với hi vọng mặt hồ dậy sóng, nhưng mặt hồ vẫn lăn tăn như thường không thay đổi gì.
Ai muốn cái gì thầy cho cái đó, anh Báu muốn thắng thầy thì thầy cho anh Báu thắng. Thầy không đôi co, cũng không biện bạch lý do này lý do kia. Đơn giản là "con có đọc nhưng con không nhớ", "con không biết hết".
Người hỏi dùng cái Sân để hỏi,người trả lời dùng cái Tuệ để trả lời. Bây giờ nghĩ lại, các bạn đã biết tại sao anh Báu lại hỏi như vậy, và tại sao thầy lại trả lời anh Báu như vậy chưa?


From FB: Quỳnh Lan

 

evnspc

Xe tải
Biển số
OF-870777
Ngày cấp bằng
2/11/24
Số km
227
Động cơ
47,306 Mã lực
Tuổi
38
em chả bỡn cợt.

em theo dõi rất kỹ vụ này, ko anti thầy hay achan Báu.

em gnhi ngờ não bị hỏng là nghi ngờ về mặt khoa học: Thiếu nước + thiếu dinh dưỡng.
cụ nghĩ người khác não hỏng, có khi nào chính cụ bị ko, cái này mình hỏi thiệt, ko bắt lỗi người tu, mà cc toàn bắt cụ Tuệ nhận xét các ông nhỏ có phạm giới hay tu đúng tu sai ko vậy.
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
13,765
Động cơ
429,976 Mã lực
em chả bỡn cợt.

em theo dõi rất kỹ vụ này, ko anti thầy hay achan Báu.

em gnhi ngờ não bị hỏng là nghi ngờ về mặt khoa học: Thiếu nước + thiếu dinh dưỡng.
Em cũng đã có cồng về quan tâm khoa học y khoa của ng tu hành r ợ.
K có xét nghiệm lâm sàng, xong biểu hiện ra bên ngoài là rõ ràng chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến não bộ.
 

traitotbung

Xe tải
Biển số
OF-874264
Ngày cấp bằng
6/1/25
Số km
308
Động cơ
87,899 Mã lực
em chả bỡn cợt.

em theo dõi rất kỹ vụ này, ko anti thầy hay achan Báu.

em gnhi ngờ não bị hỏng là nghi ngờ về mặt khoa học: Thiếu nước + thiếu dinh dưỡng.
Cụ cố ý nhắc về việc uống nước “một lần” trong ngày, chứ thiếu nước là như thế nào, da dẻ các Sư ổn, nói chuyện cả tiếng thì đâu thiếu nước nhỉ, chưa tính đi bộ, cơ thể thiếu nước như nào cụ?
Rất nhiều cụ vào sau không theo dõi hành trình từ ban đầu nên bị loạn hết.
Chắc cuối tuần này còn drama vụ HC, Sư trả dép cho con về nhưng con nhớ trả Sư HC nhé :)
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,055
Động cơ
477,401 Mã lực
Đầu tiên Báu bị xì vụ là công an cài vào đoàn, sau bị xì vụ giam pp, không biết còn bị xì gì nữa.
 

250cc

Xe điện
Biển số
OF-79930
Ngày cấp bằng
12/12/10
Số km
2,511
Động cơ
959,407 Mã lực
em chả bỡn cợt.

em theo dõi rất kỹ vụ này, ko anti thầy hay achan Báu.

em gnhi ngờ não bị hỏng là nghi ngờ về mặt khoa học: Thiếu nước + thiếu dinh dưỡng.
Em cùng ý kiến với cụ.
Não hay bất cứ bộ phận cơ thể nào đều phải được nuôi bằng dinh dưỡng phù hợp và đầy đủ. Không thì lâu ngày sẽ bị thoái hoá dần.
Cụ Tú mấy năm nay bộ hành bào cơ thể kinh khủng, đi bộ, ăn uống kham khổ, lại ăn chay, ngủ ngồi. Nên nếu năng lực trí não yếu hơn người bị thường thì không có gì lạ cả.
Em chỉ thấy buồn cười là nhiều cụ vẫn còn thần thánh hoá cụ Tuệ, cho rằng năng lực cụ Tuệ siêu phàm, biết thương lượng, thử thách, quay cho cụ Báu vào thế nọ thế kia. Em thì không tin thế.
1 cụ trung cấp lâm nghiệp, ăn uống kham khổ, tủ khổ hạnh nhiều năm, kiến thức xã hội ngây thơ Vs 1 cụ ăn uống đầy đủ, va chạm xã hội hơn người, thượng tá về hưu, tiến sĩ tâm lý học tội phạm tại Hv Annd.
Càng nghĩ em càng thấy cụ Báu 1 là quá hâm mộ hạnh tu của cụ Tuệ, 2 là cụ Báu cũng tính toán đc nhiều lợi ích khi cố đi theo.
 

Vịtcỏ73

Xe buýt
Biển số
OF-199139
Ngày cấp bằng
20/6/13
Số km
800
Động cơ
1,827,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ, mợ thử đọc qua đoạn này xem ntn ạ:
"Kết thúc buổi Livestream chiều nay, anh Báu bất ngờ hỏi tất cả các vị sự phụ có vị nào giữ được 250 giới không. Tiếp theo anh Báu lại quay qua hỏi sư Phúc Giác có biết giới sát sinh là gì không, khi sư Phúc Giác trả lời xong, anh Báu lại nói tiếp các vị sư phụ không biết giới là gì thì làm sao mà giữ giới.
Sau đó, anh Báu hỏi thầy 3 câu đầy ẩn ý:
- Con xin hỏi thầy là bây giờ thầy giữ được bao nhiêu giới?
Thầy bảo:
- Dạ vẫn có thể có giữ giới, cũng có thể không giữ giới, ai chấp vào đó cũng không gọi là giữ giới, cũng không gọi là phá giới. Mình tập học để mình đến cái đó, mình tập học để đến giữ cái giới đó. 250 giới con cũng thuộc và cũng không thuộc, cũng có và cũng không có.
Anh Báu hỏi tiếp:
- Thầy biết 250 giới không?
Thầy đáp:
- Dạ con cũng có đọc qua rồi nhưng mà không thuộc.
Anh Báu hỏi vặn tiếp:
- Thầy biết hết không ấy?
Thầy đáp:
- Dạ không biết hết.
Ba câu hỏi trên thầy đều trả lời gần như ngay lập tức, không có một chút đắn đo, không có một chút trốn tránh, cũng không có một chút nhíu mày nào cả.
Trong Phật Giáo, có một thứ gọi là "giới vô giới". tức là giữ giới nhưng không chấp vào giới. Đây là một tư tưởng phổ biến trong Kinh Kim Cang, Kinh Bát Nhã, và nhiều kinh điển Thiền tông.
1. “Vẫn có thể có giữ giới, cũng có thể không giữ giới”
Nếu giữ giới mà chấp vào giới, cho rằng “tôi giữ giới, tôi là người thanh tịnh,” thì vô tình rơi vào bản ngã, không đạt được sự giải thoát thực sự. Nếu không chấp, giữ giới trở thành tự nhiên, giống như nước chảy từ cao xuống thấp, không cần phải cố gắng miễn cưỡng.
Ví dụ :
Giống như một người lái xe theo luật giao thông.
Người chấp vào giới = đi đúng luật nhưng căng thẳng, sợ bị phạt, lúc nào cũng lo lắng.
Người hiểu bản chất giới = đi đúng luật nhưng tự nhiên, không cần nghĩ nhiều.
Trong Kinh Kim Cang (金剛經, Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra) có nói:
“Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”
(Nên không chấp vào bất cứ điều gì mà sinh tâm thanh tịnh.)
Có nghĩa là: Giữ giới nhưng không chấp vào giới, đó mới là giữ giới đúng nghĩa.
2. “250 giới cũng thuộc và cũng không thuộc, cũng có và cũng không có”
- “Thuộc” vì thầy đã học qua.
- “Không thuộc” vì thầy không cần bám chấp vào hình thức mà quan trọng là tinh thần của giới.
Ví dụ:
Một võ sư học hàng trăm thế võ, nhưng khi chiến đấu thì không nghĩ về từng thế mà để cơ thể phản xạ tự nhiên. Nếu cứ lo nhớ từng chiêu, người đó sẽ bị động.
Trong kinh Kinh Duy Ma Cật (維摩詰經, Vimalakīrti Nirdeśa Sūtra) có nói:
“Thọ trì giới cấm nhi bất trước giới tướng”
(Giữ giới nhưng không chấp vào tướng của giới.)
Có nghĩa là: Giữ giới là để rèn luyện tâm, không phải để khoe khoang hay chấp vào số lượng giới đã học.
3. “Dạ không biết hết”
Một bậc chân tu có thể đọc qua 250 giới nhưng không chấp vào sự biết. Điều này liên quan đến tư tưởng "Vô trí diệc vô đắc" trong Bát Nhã Tâm Kinh.
Ví dụ:
Một đầu bếp giỏi không cần phải đọc công thức nấu ăn mỗi lần nấu. Người đó có thể nói "Tôi không biết hết công thức" nhưng lại nấu món ăn ngon một cách tự nhiên.
Trong Kinh Bát Nhã Tâm Kinh (般若波羅蜜多心經, Prajñāpāramitā Hṛdaya Sūtra) có nói:
“Vô trí diệc vô đắc”
(Không có trí, cũng không có chỗ đắc.)
Có nghĩa là: Không chấp vào sự hiểu biết cố định. Nếu cứ bám vào "tôi phải biết đủ 250 giới" thì lại rơi vào bản ngã.
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm (首楞嚴經, Śūraṅgama Sūtra) cũng có nói:
“Nhược ư giới trung, hữu sở trước giả, danh vi tự phược”
(Nếu chấp vào giới, đó là tự trói buộc mình.)
Trong tư tưởng thiền tông, nếu chấp vào giới như một thứ gì đó cố định, cứng nhắc, thì mất đi tinh thần giải thoát của đạo Phật.
Trong Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya), bài kinh Ví dụ cái bè (Kinh Kim Tỳ La, MN 22 – Alagaddūpama Sutta), Đức Phật kể một câu chuyện:
“Ví như có người đi đường, đến một con sông lớn, bờ này đầy nguy hiểm, bờ kia an toàn, nhưng không có cầu hay thuyền. Người ấy bèn tự gom cây, lá, cành để kết thành một chiếc bè. Nhờ bè ấy mà người đó có thể qua sông an toàn. Khi đến bờ bên kia, người ấy nghĩ: ‘Chiếc bè này đã giúp ta sang sông. Ta hãy đội nó lên đầu hay mang theo bên mình mà đi tiếp.’
Này các Tỳ kheo, các ông nghĩ sao? Người ấy có làm đúng không?”
Các Tỳ kheo thưa: “Bạch Thế Tôn, không ạ!”
Phật dạy tiếp:
“Cũng vậy, này các Tỳ kheo, giáo pháp như chiếc bè giúp các ông qua sông sinh tử. Khi đã qua rồi, chớ bám chấp vào nó.”
Giới luật giống như chiếc bè, giúp người tu hành từ bỏ những hành vi bất thiện, đạt đến thanh tịnh và giác ngộ. Khi chưa giác ngộ, ta cần giới luật để giữ tâm thanh tịnh, không phạm sai lầm. Khi đã giác ngộ, tâm tự nhiên thanh tịnh, không cần giới luật theo nghĩa ràng buộc nữa. Nếu cứ bám chấp vào luật như người vác thuyền lên vai, thì vô tình biến giới luật thành gánh nặng chứ không còn là phương tiện giúp ta giải thoát.
Anh Báu dùng cái sân để hỏi, ép thầy phải nhận là chính thầy cũng không biết hết 250 giới tại sao còn còn yêu cầu những người đi theo phải giữ 250 giới. Anh muốn dùng ngược lại "giới" như một sợi dây để trói buộc thầy. Thầy bình thản trả lời, không hề dao động, giống như có người quăng một hòn đá to xuống hồ với hi vọng mặt hồ dậy sóng, nhưng mặt hồ vẫn lăn tăn như thường không thay đổi gì.
Ai muốn cái gì thầy cho cái đó, anh Báu muốn thắng thầy thì thầy cho anh Báu thắng. Thầy không đôi co, cũng không biện bạch lý do này lý do kia. Đơn giản là "con có đọc nhưng con không nhớ", "con không biết hết".
Người hỏi dùng cái Sân để hỏi,người trả lời dùng cái Tuệ để trả lời. Bây giờ nghĩ lại, các bạn đã biết tại sao anh Báu lại hỏi như vậy, và tại sao thầy lại trả lời anh Báu như vậy chưa?

From FB: Quỳnh Lan
Nội dung dài và trích dẫn rất công phu - tất cả đến khúc cuối kết dẫn "Ai muốn cái gì thầy cho cái đó, anh Báu muốn thắng thầy thì thầy cho anh Báu thắng" tự phủ nhận toàn bộ phần trên, ai không đọc hết và không chú ý đến phần này thì ngộ nhận sai ngay.
Lại chấp rồi, xạ thu - xạ thu
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top