em không phải là nhà tu hành, nhưng rất có duyên với giáo lý của Đức Giác ngộ (Đức Phật - Ông Bụt - Đức Buddha), tiếng Phạn thì từ Buddha có nghĩa là người đã giác ngộ, phát âm tiếng Trung là Phật, tiếng Việt là Bụt. Qua hành xử của Đức Phật khi Ngài đã giác ngộ, giáo lý ngài đã truyền dạy, thì em đang có nhận thức là:
1- Để giác ngộ, việc đầu tiên phải làm cho bản thân mỗi người tu tinh tấn mỗi ngày, ngày sau phải tốt hơn ngày trước, liên tục cập nhật các phiên bản tốt hơn của bản thân, thông qua việc tu sửa bản thân mỗi ngày, giảm xấu tăng tốt, bằng nhiều cách, nhưng phải thực hành cụ thể. Đây là gốc ý nghĩa của từ ghép tu hành.
2- Việc tu hành tinh tấn nhắm tới mục đích giác ngộ (Phật tính của mỗi cá nhân hiện ra), để Phật tính hiện ra cần 02 nguyên liệu đầu vào là từ bi và trí tuệ, tu theo cách gì thì cách, vẫn phải nâng cái từ bi và trí tuệ của cá nhân lên, lên cao đến ngưỡng nào đó sẽ có sự giác ngộ từng tầng nấc tương ứng.
Thời Đức Phật thì Ngài dùng các phương cách phổ biến nhất trong việc hướng dẫn học trò tu tập là: tự tu tập đạo đức cá nhân bằng giữ giới; dạy giáo lý qua giảng giải, dạy học, tranh biện với các học giả các phái (ngoại đạo), đàm luận nội bộ (hội thảo, học hỏi mùa an cư kiết hạ); Thiền định, tự suy ngẫm, định tâm; Thâm nhập vào đời sống thực tế để tiếp xúc với các cảnh đời, cảnh khổ, gieo duyên với người lao khổ thông qua hoạt động khất sĩ...vv; Đăng đàn thuyết pháp cho các tầng lớp...
Các hoạt động này là miên mật, gắn kết, quan hệ biện chứng với nhau, bổ trợ nhau.
3- Hình tượng chuẩn mực nhất (formal) của Đức Phật hiện ra là một người Thầy giáo. Sau này học trò các thế hệ của Ngài cũng vừa tu hành tinh tấn vừa thường dùng hoạt động (giảng dạy giáo lý) này nhiều nhất để xây dựng phông nền đạo đức cho nhân gian, gieo duyên, là con đường (Đạo) cho nhân gian tự tu rèn cá nhân noi theo (đưa Đạo Phật nhập thế).... Nên khi ta khấu đầu trước tượng Ngài, ta luôn dùng cụm tự Nam mô (cúi đầu kính ngưỡng) Bổn sư (Nhà giáo) Thích Ca Mâu Ni (tên riêng của Ngài) Phật (đã giác ngộ trọn vẹn).
Học trò các thế hệ của Ngài ta hay dùng từ gọi và xưng hô Thầy Tu; Sư Thầy; Thầy Chùa; Sư Phụ...đều có gốc từ là Nhà giáo là vì thế.
4- Nên khi ta định nương theo một vị Thầy tinh thần nào, ta cứ đặt các câu hỏi theo giáo lý của Đức Phật: việc này có giúp giữ giới nâng cao đạo đức cá nhân không ? việc thực hành phép tu tập này có nâng cao từ bi + trí tuệ của bản thân ta không ? việc này có gieo duyên lành với nhân gian không ? những thủ pháp - biện pháp gieo duyên với nhân gian có lợi lạc với chúng sinh không ?...., lúc đó chân lý bắt đầu dần hiện ra khá rõ, ma tăng hay đức tăng lại càng rõ hơn...
Vài dòng lan man đầu xuân...