[Funland] Đoàn bộ hành về miền đất Phật của Hành giả Minh Tuệ

antumyen

Xe tải
Biển số
OF-874814
Ngày cấp bằng
18/1/25
Số km
350
Động cơ
72,520 Mã lực
Thời mạt pháp, mấy thanh niên trẻ thì tư duy thế thôi, "ba mẹ em còn không khuyên được em huống hồ anh". Người xưa nói câu không bao giờ sai:
Tam thập nhi lập
Tứ thập nhi bất hoặc
Ngũ thập nhi tri thiên mệnh.

Tới tuổi tự khắc biết :D.
 
Biển số
OF-821564
Ngày cấp bằng
26/10/22
Số km
1,596
Động cơ
58,150 Mã lực
Thời mạt pháp, mấy thanh niên trẻ thì tư duy thế thôi, "ba mẹ em còn không khuyên được em huống hồ anh". Người xưa nói câu không bao giờ sai:
Tam thập nhi lập
Tứ thập nhi bất hoặc
Ngũ thập nhi tri thiên mệnh.
Bác gái up cái ảnh selfie quỳ chỗ cây bồ đề bên đất Phật không phải trẻ trâu đâu, tuổi chắc cũng tầm 5x rồi, nhưng tính thích phông bạt nên mới thế. ;)
 

zinger02

Xe buýt
Biển số
OF-872884
Ngày cấp bằng
9/12/24
Số km
528
Động cơ
56,911 Mã lực
Tuổi
45
Em thắc mắc một điều, đó là : đoàn bộ hành của sư MT đi về miền đất Phật là do được các sư ở Ấn độ mời đến để cùng tu luyện, đàm đạo, học tập, trao đổi chân kinh .... hay không.

Từ khi khởi hành đến giờ em chưa thấy có thông tin này.

Nếu đoàn sư MT đến đất Phật mà không có lời mời hoặc không có đồng đạo tiếp đón, vậy sang đấy xong rồi chỉ đi lang thang khắp chùa này đến chùa khác thôi à .

Ví như thầy trò Tôn Ngộ Không sang Tây thiên, trước đó đã có lời mời chính thức từ Phật tổ, quá trình đi bộ sang đó là để thử thách, mục đích sang là đem kinh về để dạy lại cho chúng sinh nhà Đường thời còn mông muội. Khi sang đến nơi được đón tiếp rất đàng hoàng .
bên ấn độ có ai theo đạo phật đâu

toàn mấy ông sư bị chèn ra rìa

ở ấn đạo hindu là số 1
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
13,777
Động cơ
759,560 Mã lực
Thanh niên thế hệ sau cách xa Phật giáo nhiều quá.
Họ cũng cách xa sự hiểu biết của lớp cha, anh đi trước, những người tạo ra nền độc lập tự do của nước nhà hiện nay nhiều quá.
Không biết thì không sao, nhưng không biết mà không chịu tìm hiểu học tập thì chịu rồi.

Cách xa Phật giáo là cách xa Chân lý và quy luật khách quan mất rồi
Cháu thì không theo đạo Phật và cũng chẳng theo đạo nào, tuy nhiên để nói câu cách xa Phật giáo là cách xa chân lý và quy luật khách quan nghe chừng có vẻ không đúng lắm. Số người trên thế giới cách xa Phật giáo chắc phải nhiều hơn số người hiểu biết về Phật giáo, tuy vậy thì xã hội vẫn vận động và phát triển vẫn theo quy luật khách quan như nó vẫn thế.
Còn cụ bảo thanh niên bây giờ không hiểu biết về lớp cha anh dựng nước thì có lẽ cụ cũng khá chủ quan khi đánh giá. Bởi vì cháu cũng may mắn có 1 thời gian khá dài làm công việc liên quan đến thanh niên, các bạn ấy thực sự rất khá, rất hiểu biết đó ạ.
Trong xã hội thì tất nhiên phải chấp nhận có người nọ người kia, nhưng nếu phải tiếp xúc với những người luôn có suy nghĩ tự cho mình là đúng, chúng mày trẻ biết gì thì khá là mệt. Đôi khi tranh luận với những người này khá là giống tranh luận với bà thým chưa bao giờ đi ra khỏi lũy tre làng, lúc nào cũng đòi lấy cái thành tích là sống nhiều hơn để áp chế đám con cháu nhưng quên mất 1 điều quan trọng là có những người tuy già nhưng vẫn có thể thiếu sự trải nghiệm cuộc sống như thường.
ví dụ có những người cho rằng chỉ có đạo Phật là chân lý mà thực ra không biết các tôn giáo khác cũng rất hay. Và tôn giáo nào cũng hướng con người làm thiện, nghĩ thiện chứ không riêng gì đạo Phật.
 
Chỉnh sửa cuối:

traitotbung

Xe tải
Biển số
OF-874264
Ngày cấp bằng
6/1/25
Số km
340
Động cơ
88,078 Mã lực
Cuối năm chốt tạm sơ sơ số lượng người tham gia đoàn bộ hành tính tới ngày 24/1/2025:
- 9 sư
- Hộ pháp và TNV: anh Báu, Giáp, Hà, american boy, anh Hùng, anh tỷ phú Thái ốm nghỉ, anh Meifeng, team Jack 2-3 người.
- khoảng 20 chúng Youtuber, có một bóng hồng là em Thích ăn Chay.
Sơ sơ mỗi sáng riêng đoàn và chúng youtuber khoảng 40 người, chưa tính tới phật tử người Việt, bà con Thái bản địa tới bố thí.
 

antumyen

Xe tải
Biển số
OF-874814
Ngày cấp bằng
18/1/25
Số km
350
Động cơ
72,520 Mã lực
...
ví dụ có những người cho rằng chỉ có đạo Phật là chân lý mà thực ra không biết các tôn giáo khác cũng rất hay. Và tôn giáo nào cũng hướng con người làm thiện, nghĩ thiện chứ không riêng gì đạo Phật.
Đạo Phật có hai cách tu là dùng tự lực và tha lực.
Tha lực là niệm hồng danh đức Phật A Di Đà xong vãng sinh về quốc độ đó rồi tu tiếp. Điều này cũng xuất hiện ở các tôn giáo khác. Thậm chí các giáo phái gần đây cũng thế thôi.
Tự lực là tự mình nương tựa mình, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn “Vậy này Ᾱnanda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một điều gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một điều gì khác”.
Có giáo phái nào có phát biểu tương tự vậy không ? Tôi không chê bai gì, chỉ tò mò tìm hiểu.
 
Chỉnh sửa cuối:

evnspc

Xe tải
Biển số
OF-870777
Ngày cấp bằng
2/11/24
Số km
229
Động cơ
47,306 Mã lực
Tuổi
38
Qua còm của mợ MyMac ý kiến về việc Sư Tuệ trả lời ai rồi cũng ốm khi Anh Báu hỏi Sư xem có gọi điện về hỏi thăm hay không và còm này về chữ hiếu thì cháu có suy nghĩ cá nhân thế này:
Trong khi Sư Tuệ đang đi bộ hành ở xa (tương đương với người thường chúng ta đang đi công tác xa hoặc làm 1 nhiệm vụ đặc biệt nào đó không thể về được) thì bố mẹ ốm, thậm chí bố mẹ có qua đời mà ko có mặt thì vẫn có thể hiểu và chấp nhận được, tuy nhiên sẽ tùy người mà có sự tiếc nuối nhiều hay ít khi không có mặt tại thời điểm đó. Cái này chúng ta vẫn gọi là trường hợp bất khả kháng.
Tuy nhiên có những thứ mà chúng ta có thể làm được, nó trong tầm tay đó là gọi điện hỏi han sức khỏe, dặn dò động viên bố mẹ lúc đó.
Tất nhiên các cụ bảo rằng đi tu thì sẽ không ái luyến, do đó họ sẽ dứt hết các vướng bận hồng trần. nếu như vậy thì đương nhiên sẽ phải chấp nhận những lời nhận xét của đại chúng.
Ví dụ Đức Phật, khi Ngài bỏ đi tu khi con mới được mấy ngày tuổi thì Ngài cũng bị gia đình giận, mãi sau mới được tha thứ. Không biết Đức Phật sau có coi đó là 1 sai lầm của bản thân hay không nhưng trong kinh sách chép lại Gia đình của Ngài mãi sau mới tha thứ cho hành động đó của Ngài. Tất cả mọi thứ nó đều là quan hệ nhân-quả, do đó nếu Sư Tuệ nói như vậy, thì tất nhiên sẽ có người nhận xét (khi họ nhận xét, đánh giá 1 vấn đề đương nhiên sẽ dựa trên nhân sinh quan của họ).
Trong ví dụ của Sư về Tổng Bí thư, cháu nghĩ là nghĩ xuôi thì đúng, nếu như coi nhân dân đất nước là cha mẹ mình để chăm lo thì sẽ cống hiến hết mình, nhưng mà nghĩ ngược lại, nếu chỉ chăm lo cho nhân dân đất nước mà để lỡ việc chăm sóc cha mẹ thì cũng là sự tiếc nuối.
chấp nhận lời nhận xét của đại chúng là chính xác, nhưng nếu những người đó thuộc dạng vô thần, hoặc tôn giáo khác còn cái mợ U50 bữa giờ mình cứ tưởng người vô thần, nay để ý lại hình như là Phật tử, mà lại ko biết tiểu hiếu hay đại hiếu của nhà Phật nghĩ lạ thật, đấy là sư MT còn chưa có vợ con như Phật đấy nếu có chắc mợ ấy nói xối xả.
tiếc nuối là do mợ áp đặt suy nghĩ của mình vào, làm sao mợ có thể biết dc những vị đó suy nghĩ thế nào dc.
 

conco1978

Xe điện
Biển số
OF-114194
Ngày cấp bằng
25/9/11
Số km
2,761
Động cơ
912,879 Mã lực
Nơi ở
HN
Cuối năm chốt tạm sơ sơ số lượng người tham gia đoàn bộ hành tính tới ngày 24/1/2025:
- 9 sư
- Hộ pháp và TNV: anh Báu, Giáp, Hà, american boy, anh Hùng, anh tỷ phú Thái ốm nghỉ, anh Meifeng, team Jack 2-3 người.
- khoảng 20 chúng Youtuber, có một bóng hồng là em Thích ăn Chay.
Sơ sơ mỗi sáng riêng đoàn và chúng youtuber khoảng 40 người, chưa tính tới phật tử người Việt, bà con Thái bản địa tới bố thí.
Lực lượng này sang đến Myanmar thì ko biết còn được mấy người
 

traitotbung

Xe tải
Biển số
OF-874264
Ngày cấp bằng
6/1/25
Số km
340
Động cơ
88,078 Mã lực
Lực lượng này sang đến Myanmar thì ko biết còn được mấy người
Từ giờ tới rằm tháng Giêng âm lịch chưa hết đất Thái lan, cụ tính xem với tốc độ 20km/ngày thì bao lâu nữa? Rong ruổi bên Thái bà con Việt nam qua bố thí đầu xuân, đi đâu mà vội.
 

antumyen

Xe tải
Biển số
OF-874814
Ngày cấp bằng
18/1/25
Số km
350
Động cơ
72,520 Mã lực
Video của Nhân gà khá hay nói về các vị sư ở Hy Mã Lạp Sơn, có vị cả ngàn tuổi.
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
13,777
Động cơ
759,560 Mã lực
chấp nhận lời nhận xét của đại chúng là chính xác, nhưng nếu những người đó thuộc dạng vô thần, hoặc tôn giáo khác còn cái mợ U50 bữa giờ mình cứ tưởng người vô thần, nay để ý lại hình như là Phật tử, mà lại ko biết tiểu hiếu hay đại hiếu của nhà Phật nghĩ lạ thật, đấy là sư MT còn chưa có vợ con như Phật đấy nếu có chắc mợ ấy nói xối xả.
tiếc nuối là do mợ áp đặt suy nghĩ của mình vào, làm sao mợ có thể biết dc những vị đó suy nghĩ thế nào dc.
Mình có thể bỏ qua cái tuổi tác khi tranh luận được không? Thế cho nó bình đẳng nhỉ?
Cháu thì không biết mợ ấy nghiên cứu sâu về Phật giáo đến đâu, nhưng cháu xin mạn phép bàn chút về “tiểu hiếu” và “đại hiếu”.
Theo như hiểu biết nông cạn của cháu thì tiểu hiếu là những hành động chăm sóc bố mẹ, mang lại cho bố mẹ một đời sống vật chất, tinh thần an lạc thông qua các hành động chăm sóc, nuôi dưỡng.
Đại hiếu không chỉ là sự chăm sóc nuôi dưỡng về mặt tinh thần mà là con cái giúp cha mẹ hiểu về đạo Phật, tu tập và giải thoát.
Các cụ thường hay nghĩ rằng Đại hiếu và Tiểu hiếu độc lập nhau, có nghĩa là chọn Đại hiếu thì không thực hành Tiểu hiếu, thực ra cháu cho rằng đây là các cấp độ khác nhau của sự hiếu thảo. Tiểu hiếu là nền tảng cơ sở, là sự thiết thực. Đại hiếu là sự thể hiện của cấp độ cao hơn, không những giúp cho cha mẹ kiếp này an lạc mà còn giải thoát cho những kiếp sau.
Nếu nói bằng ngôn ngữ toán học thì tiểu hiếu là tập con của đại hiếu. Một người theo đạo Phật nếu muốn thực hiện đại hiếu thì trước hết phải thực hành tiểu hiếu. Giống như câu nói “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” cứ phải tề được gia đã thì mới tính tiếp được các bước tiếp theo.
Về phần đậm đậm, cụ nói đúng 1 phần về ý kiến của cháu, đó là ý kiến cá nhân về sự tiếc nuối, tuy nhiên cháu không áp đặt lên các vị khác vì chảu thể hiện rất rõ ở cụm từ “cháu nghĩ là” . Có thể cụ đọc nhanh quá nên bỏ qua cụm từ ấy nên có chút hiểu nhầm chăng?
Sư Tuệ có câu “con coi thiên hạ là cha mẹ” nhưng hình như 1 số cụ lại hiểu thành “con coi cha mẹ là thiên hạ”
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: rfs

antumyen

Xe tải
Biển số
OF-874814
Ngày cấp bằng
18/1/25
Số km
350
Động cơ
72,520 Mã lực
K Báu chia sẻ vụ dùng tâm linh tìm đồ và sunsilk về 1 người mà sáng nói chuyện kiểu A tối nói chuyện kiểu B, chắc gọi là "nươn nẹo". No comment.
 

evnspc

Xe tải
Biển số
OF-870777
Ngày cấp bằng
2/11/24
Số km
229
Động cơ
47,306 Mã lực
Tuổi
38
Mình có thể bỏ qua cái tuổi tác khi tranh luận được không? Thế cho nó bình đẳng nhỉ?
Cháu thì không biết mợ ấy nghiên cứu sâu về Phật giáo đến đâu, nhưng cháu xin mạn phép bàn chút về “tiểu hiếu” và “đại hiếu”.
Theo như hiểu biết nông cạn của cháu thì tiểu hiếu là những hành động chăm sóc bố mẹ, mang lại cho bố mẹ một đời sống vật chất, tinh thần an lạc thông qua các hành động chăm sóc, nuôi dưỡng.
Đại hiếu không chỉ là sự chăm sóc nuôi dưỡng về mặt tinh thần mà là con cái giúp cha mẹ hiểu về đạo Phật, tu tập và giải thoát.
Các cụ thường hay nghĩ rằng Đại hiếu và Tiểu hiếu độc lập nhau, có nghĩa là chọn Đại hiếu thì không thực hành Tiểu hiếu, thực ra cháu cho rằng đây là các cấp độ khác nhau của sự hiếu thảo. Tiểu hiếu là nền tảng cơ sở, là sự thiết thực. Đại hiếu là sự thể hiện của cấp độ cao hơn, không những giúp cho cha mẹ kiếp này an lạc mà còn giải thoát cho những kiếp sau.
Nếu nói bằng ngôn ngữ toán học thì tiểu hiếu là tập con của đại hiếu. Một người theo đạo Phật nếu muốn thực hiện đại hiếu thì trước hết phải thực hành tiểu hiếu. Giống như câu nói “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” cứ phải tề được gia đã thì mới tính tiếp được các bước tiếp theo.
Về phần đậm đậm, cụ nói đúng 1 phần về ý kiến của cháu, đó là ý kiến cá nhân về sự tiếc nuối, tuy nhiên cháu không áp đặt lên các vị khác vì chảu thể hiện rất rõ ở cụm từ “cháu nghĩ là” . Có thể cụ đọc nhanh quá nên bỏ qua cụm từ ấy nên có chút hiểu nhầm chăng?
Sư Tuệ có câu “con coi thiên hạ là cha mẹ” nhưng hình như 1 số cụ lại hiểu thành “con coi cha mẹ là thiên hạ”
mợ ơi hình như mợ hiểu lầm khi nói ra các cụ thường nghĩ rằng 2 việc đó là độc lập, trong đây ko có ai nghĩ thế cả, ngay cả sư Tuệ còn nói chưa làm dc viêc nhỏ thì sao làm dc việc lớn, học xong tiểu học thì mới lên đại học dc.
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
13,777
Động cơ
759,560 Mã lực
mợ ơi hình như mợ hiểu lầm khi nói ra các cụ thường nghĩ rằng 2 việc đó là độc lập, trong đây ko có ai nghĩ thế cả, ngay cả sư Tuệ còn nói chưa làm dc viêc nhỏ thì sao làm dc việc lớn, học xong tiểu học thì mới lên đại học dc.
Vâng, cháu nghĩ như vậy bởi vì khi mợ MM bảo là Sư Tuệ không gọi điện về hỏi thăm mẹ khi mẹ ốm nằm viện, như vậy là bất hiểu, tu gì thì tu nhưng cha mẹ mà ko quan tâm săn sóc thì là không đúng. (Cái này cháu nhớ đại ý là vậy, có thể không chính xác từng câu chữ). Lúc này có một số cụ bảo mợ MM ko hiểu gì về tiểu hiếu và đại hiếu, việc gọi điện cho mẹ ấy là tiểu hiểu, là những người bình thường. Còn đại hiếu thì Sư sẽ đi tu tập để hướng tới những cái lớn lao hơn.
Như vậy ở đây hành động gọi điện hỏi han là thuộc tiểu hiếu, nhưng Sư Tuệ không làm là bởi vì Sư đang thực hành đại hiếu (đây là các cụ giải thích hành động của Sư nhé). Như vậy có thể suy ra là tiểu hiếu và đại hiếu độc lập nhau đúng không ạ?
 

beloren2021

Xe tăng
Biển số
OF-799574
Ngày cấp bằng
7/12/21
Số km
1,239
Động cơ
229,704 Mã lực
Tuổi
36
Vâng, cháu nghĩ như vậy bởi vì khi mợ MM bảo là Sư Tuệ không gọi điện về hỏi thăm mẹ khi mẹ ốm nằm viện, như vậy là bất hiểu, tu gì thì tu nhưng cha mẹ mà ko quan tâm săn sóc thì là không đúng. (Cái này cháu nhớ đại ý là vậy, có thể không chính xác từng câu chữ). Lúc này có một số cụ bảo mợ MM ko hiểu gì về tiểu hiếu và đại hiếu, việc gọi điện cho mẹ ấy là tiểu hiểu, là những người bình thường. Còn đại hiếu thì Sư sẽ đi tu tập để hướng tới những cái lớn lao hơn.
Như vậy ở đây hành động gọi điện hỏi han là thuộc tiểu hiếu, nhưng Sư Tuệ không làm là bởi vì Sư đang thực hành đại hiếu (đây là các cụ giải thích hành động của Sư nhé). Như vậy có thể suy ra là tiểu hiếu và đại hiếu độc lập nhau đúng không ạ?
Em không phải người hiểu biết sâu sắc về PG, cũng không có tài ăn nói. Nhưng theo suy nghĩ của em không phải sư Minh Tuệ không gọi điện về khi mẹ ốm là chưa thực hành Tiểu hiếu đâu. Người xuất gia họ khác người thường chúng ta nhiều. Họ xả ly khỏi tham ái dục trần. Sư từ bỏ tài sản, từ bỏ gia đình để đi theo con đường mình chọn. Khi được hỏi có nhớ bố mẹ không, sư trả lời có lúc nhớ có lúc không. Dù xuất gia thì Sư cũng là một con người, cách Sư làm khi nghe tin cha mẹ ốm đau chắc cũng khác người thường chúng ta, bởi họ tu tập thì Tuệ của họ cũng phát triển hơn người ít tu tập. Sư sẽ không giãi bày sự lo lắng với người xung quanh như bình thường chúng ta hay làm. Nhưng lúc thiền định, có thể Sư hồi hướng công đức cho cha mẹ, mong an lạc, mạnh khoẻ cho cha mẹ, sao chúng ta biết được ạ. Nên đừng vội kết luận gì khi chúng ta chỉ nhìn mọi thứ ở bề mặt.
Chúc các cụ, mợ ngày mới tốt lành.
 

monetaboot

Xe hơi
Biển số
OF-815309
Ngày cấp bằng
5/7/22
Số km
198
Động cơ
17,231 Mã lực
Tuổi
25
Em không phải người hiểu biết sâu sắc về PG, cũng không có tài ăn nói. Nhưng theo suy nghĩ của em không phải sư Minh Tuệ không gọi điện về khi mẹ ốm là chưa thực hành Tiểu hiếu đâu. Người xuất gia họ khác người thường chúng ta nhiều. Họ xả ly khỏi tham ái dục trần. Sư từ bỏ tài sản, từ bỏ gia đình để đi theo con đường mình chọn. Khi được hỏi có nhớ bố mẹ không, sư trả lời có lúc nhớ có lúc không. Dù xuất gia thì Sư cũng là một con người, cách Sư làm khi nghe tin cha mẹ ốm đau chắc cũng khác người thường chúng ta, bởi họ tu tập thì Tuệ của họ cũng phát triển hơn người ít tu tập. Sư sẽ không giãi bày sự lo lắng với người xung quanh như bình thường chúng ta hay làm. Nhưng lúc thiền định, có thể Sư hồi hướng công đức cho cha mẹ, mong an lạc, mạnh khoẻ cho cha mẹ, sao chúng ta biết được ạ. Nên đừng vội kết luận gì khi chúng ta chỉ nhìn mọi thứ ở bề mặt.
Chúc các cụ, mợ ngày mới tốt lành.
Ông này nói hay quá, thầy đã vượt khỏi cách suy nghĩ thông thường
 

tomza

Xe buýt
Biển số
OF-538143
Ngày cấp bằng
22/10/17
Số km
587
Động cơ
31,230 Mã lực
Nơi ở
Chủ yếu trong nhà
Cháu thì không theo đạo Phật và cũng chẳng theo đạo nào, tuy nhiên để nói câu cách xa Phật giáo là cách xa chân lý và quy luật khách quan nghe chừng có vẻ không đúng lắm. Số người trên thế giới cách xa Phật giáo chắc phải nhiều hơn số người hiểu biết về Phật giáo, tuy vậy thì xã hội vẫn vận động và phát triển vẫn theo quy luật khách quan như nó vẫn thế.
Còn cụ bảo thanh niên bây giờ không hiểu biết về lớp cha anh dựng nước thì có lẽ cụ cũng khá chủ quan khi đánh giá. Bởi vì cháu cũng may mắn có 1 thời gian khá dài làm công việc liên quan đến thanh niên, các bạn ấy thực sự rất khá, rất hiểu biết đó ạ.
Trong xã hội thì tất nhiên phải chấp nhận có người nọ người kia, nhưng nếu phải tiếp xúc với những người luôn có suy nghĩ tự cho mình là đúng, chúng mày trẻ biết gì thì khá là mệt. Đôi khi tranh luận với những người này khá là giống tranh luận với bà thým chưa bao giờ đi ra khỏi lũy tre làng, lúc nào cũng đòi lấy cái thành tích là sống nhiều hơn để áp chế đám con cháu nhưng quên mất 1 điều quan trọng là có những người tuy già nhưng vẫn có thể thiếu sự trải nghiệm cuộc sống như thường.
ví dụ có những người cho rằng chỉ có đạo Phật là chân lý mà thực ra không biết các tôn giáo khác cũng rất hay. Và tôn giáo nào cũng hướng con người làm thiện, nghĩ thiện chứ không riêng gì đạo Phật.
Mợ fun nghĩ vậy là phải, em thấy, việc tu học có thể hợp với người nay mà không hợp với người khác là lẽ thường, và vì thế không nên áp đặt nhận thức về tôn giáo của mình vào người khác, hơn nữa lại bẩu là thanh niên phải thế này thế kia bla bla, em cho là tư duy đáy giếng, hoặc cụ ấy cũng chỉ nói phong long cho vui hết ngày, mà thôi, khà khà.

Phật giáo tốt, nhưng tốt phần nào đó, tốt cho ai đó chứ không cho tất cả. Với quan niệm vô vi (không hành động gì) mà áp cho thanh niên là rất không ổn rồi. Với thanh niên, chúng phải làm việc, phải tích lũy kiến thức tiền bạc từ lao động, phải yêu, phải xoạc và phải bung lụa, chứ lị. Nên, Phật giáo chỉ nở rộ ở những nước nghèo của thế giới, như thái miến miên tạng…

Phật giáo tốt, nhưng tốt với thành phần không nặng cơm áo gạo tiền muốn sống đời yên ả, tạng như các offer dư giả hay chạnh chọe thì cũng nên vào tu học cho bớt đành hanh, thì rất tốt đẹp. Nhưng học theo giáo trình nào, khi thị trường tâm linh đang loạn đao pháp thì lựa chọn đúng tốt phải có đủ cơ duyên và trí tuệ.

Em tặng mợ và mợ em mấy dòng thơ bất hủ:

Ở đời học đạo, cũng tùy duyên
Đói ăn, khát uống, mệt nghỉ liền
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền.

*** Ther của Phật hoàng Trần Nhân Tông, cụ nào dịch em quên mẹ, nhưng em có edit theo ý mình tý ty. :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top