- Biển số
- OF-801481
- Ngày cấp bằng
- 26/12/21
- Số km
- 113
- Động cơ
- 14,545 Mã lực
- Tuổi
- 40
Chắc hẳn nhiều anh em lái xe hoặc đạp xe hay lấy độ dốc phần trăm ra để so sánh, để thán phục bản thân mình vì đã vượt qua con dốc. Thậm trí còn có nhiều người quả quyết mình đã đạp xe vượt qua con dốc 35-40% vậy có đúng không? Bản chất các biển báo độ dốc phần trăm của đường bộ là gì? Hôm nay có thời gian rảnh nằm lại TP Lai Châu để hưởng thụ lòng hiếu khách của người dân nơi đây, mình viết bài này để anh em cùng hiểu thêm về bản chất độ dốc nhé!
Có nhiều người nói rằng Tứ Đại Đỉnh Đèo giờ bớt dốc rồi, ngày xưa dốc và nguy hiểm hơn chỉ đúng một phần nào đó thôi. Sự thật là các khúc cua gấp, dễ tai nạn thì sẽ được mở rộng cua để các xe tránh nhau, giảm nguy cơ lật xe hay tai nạn. Một số chỗ dốc gắt sẽ được kéo dài dốc ra để bớt gắt đi (thường là không quá 10% với đường quốc lộ) hay một giải pháp tiên tiến hơn đó là làm cầu cạn vượt qua eo núi (đường đi Sapa) hoặc làm hầm chui xuyên núi v.v nhưng về cơ bản nếu đạp xe, bạn chỉ được lợi hơn về mặt đường tốt còn lợi về lực lại thiệt về đường đi.
Trở lại với câu hỏi độ dốc phần trăm của đường bộ được tính như nào, xin trả lời ngắn gọn như sau:
- Độ dốc 10% là mặt đường có độ nghiêng so với phương ngang là 5°42' có thể gọi là 5,7 độ hoặc làm tròn 6 độ cũng được (ít thế thôi nhé). Hiểu một cách khác, dốc 10% là để leo được chênh cao 10m bạn sẽ phải đi quãng đường 100m, để leo được quả núi chênh cao 1000m nếu quãng đường lí tưởng và dốc 10% đều thì bạn ít nhất phải đi 10km. Đơn giản thế đó.
- Độ dốc 100% là mặt đường có độ nghiêng so với phương ngang là 45° hình học các bạn nhé.
- Như vậy hãng xe ô tô offroad hay vận động viên xe mô tô cào cào đi qua được độ dốc 120% hay lớn hơn 100% là họ không phải lộn đầu hay chồng cây chuối đâu các bạn nhé!
Những điều mình nói là của kỹ sư cầu đường, không cần phải nghi ngờ và đừng tra google nữa vì nếu bạn tra, có đến 60% anh hùng và bác học trên đó đang nói sai. Thật sự mình cũng ái ngại vì càng ngày anh hùng bàn phím càng lắm.
Giờ thì các bạn có thể tự do suy ngẫm, ướm thử vào các mốc cao mình đã leo và quang đường của nó để kiếm chứng công thức trên nhé, nó không sai được đâu. Có nhiều bạn thắc mắc là sao nhìn con dốc ở khúc cua tay áo (cua gập lại) nó dốc kinh khủng, không thể chỉ là 5-6 độ được như vậy vô lí. Các bạn nói không sai, vì cái góc các bạn nhìn thấy đó là hơn 10 độ hình học thật, nó gấp đôi độ dốc bạn đang leo, và cảm giác lúc đó nó dốc gấp đôi thực tế luôn, vì sao thì bạn hiểu rồi đó...
Chúc anh em đồng đạp một ngày mới tràn đầy năng lượng.
Hiện tại em đang tiêp tục hành trình chinh phục Tứ Đại Đỉnh Đèo + Đông Tây Bắc.
Các cụ có thể kết nối với em qua FB hoặc Zalo của em để trao đổi cũng như chia sẻ thêm về kinh nghiệm xe đạp
FB: https://www.facebook.com/hoangtkv
Zalo: 0975678775
Có nhiều người nói rằng Tứ Đại Đỉnh Đèo giờ bớt dốc rồi, ngày xưa dốc và nguy hiểm hơn chỉ đúng một phần nào đó thôi. Sự thật là các khúc cua gấp, dễ tai nạn thì sẽ được mở rộng cua để các xe tránh nhau, giảm nguy cơ lật xe hay tai nạn. Một số chỗ dốc gắt sẽ được kéo dài dốc ra để bớt gắt đi (thường là không quá 10% với đường quốc lộ) hay một giải pháp tiên tiến hơn đó là làm cầu cạn vượt qua eo núi (đường đi Sapa) hoặc làm hầm chui xuyên núi v.v nhưng về cơ bản nếu đạp xe, bạn chỉ được lợi hơn về mặt đường tốt còn lợi về lực lại thiệt về đường đi.
Trở lại với câu hỏi độ dốc phần trăm của đường bộ được tính như nào, xin trả lời ngắn gọn như sau:
- Độ dốc 10% là mặt đường có độ nghiêng so với phương ngang là 5°42' có thể gọi là 5,7 độ hoặc làm tròn 6 độ cũng được (ít thế thôi nhé). Hiểu một cách khác, dốc 10% là để leo được chênh cao 10m bạn sẽ phải đi quãng đường 100m, để leo được quả núi chênh cao 1000m nếu quãng đường lí tưởng và dốc 10% đều thì bạn ít nhất phải đi 10km. Đơn giản thế đó.
- Độ dốc 100% là mặt đường có độ nghiêng so với phương ngang là 45° hình học các bạn nhé.
- Như vậy hãng xe ô tô offroad hay vận động viên xe mô tô cào cào đi qua được độ dốc 120% hay lớn hơn 100% là họ không phải lộn đầu hay chồng cây chuối đâu các bạn nhé!
Những điều mình nói là của kỹ sư cầu đường, không cần phải nghi ngờ và đừng tra google nữa vì nếu bạn tra, có đến 60% anh hùng và bác học trên đó đang nói sai. Thật sự mình cũng ái ngại vì càng ngày anh hùng bàn phím càng lắm.
Giờ thì các bạn có thể tự do suy ngẫm, ướm thử vào các mốc cao mình đã leo và quang đường của nó để kiếm chứng công thức trên nhé, nó không sai được đâu. Có nhiều bạn thắc mắc là sao nhìn con dốc ở khúc cua tay áo (cua gập lại) nó dốc kinh khủng, không thể chỉ là 5-6 độ được như vậy vô lí. Các bạn nói không sai, vì cái góc các bạn nhìn thấy đó là hơn 10 độ hình học thật, nó gấp đôi độ dốc bạn đang leo, và cảm giác lúc đó nó dốc gấp đôi thực tế luôn, vì sao thì bạn hiểu rồi đó...
Chúc anh em đồng đạp một ngày mới tràn đầy năng lượng.
Hiện tại em đang tiêp tục hành trình chinh phục Tứ Đại Đỉnh Đèo + Đông Tây Bắc.
Các cụ có thể kết nối với em qua FB hoặc Zalo của em để trao đổi cũng như chia sẻ thêm về kinh nghiệm xe đạp
FB: https://www.facebook.com/hoangtkv
Zalo: 0975678775