Portland – Oregon: Những bữa tối và những buổi gặp gỡ.
Khoảng thời gian ở Portland, Oregon là quảng thời gian em thích nhất ở nước Mỹ. Có lẽ em hợp với cuộc sống yên ả hơn là những nơi nhộn nhịp sầm uất. Ngoài ra con người ở nơi này cũng hết sức đáng mến và thân tình.
Có một tối thông qua tổ chức đoàn thể tại địa phươmg em được mời đến ăn cơm với gia đình của một cặp vợ chồng người Mỹ. Họ muốn em đến để nói chuyện với người con gái lớn nhất của mình được nhận nuôi từ khi còn nhở tại một tỉnh Tây Nguyên Việt nam năm nào. Bữa cơm rất ấm cúng, ngoài trời rất lạnh, có diệu vang đỏ, có thịt nướng và các món ăn ngon. Cô bé được nhận nuôi năm nào cũng thành thiếu nữ, không nói được tiếng Việt và cũng chỉ còn lại sự tò mò về 1 nơi xa lắc nào đó mà cô bé chưa được quay về. Hai vợ chồng nhận nuôi cứ nài nỉ em hãy kể về mọi thứ nơi cô bé được sinh ra để cô gái hình dung được dễ dàng hơn. Những cánh rừng giờ toàn trồng cà phê, những con đường bụi đỏ đất, những con phố xe máy nhiều hơn ô tô, những quán cà phê im ắng hay ầm ĩ đâu đó…là những gì em có thể kể. Không khí đôi lúc trầm xuống, đôi lúc ngập tiếng cười.
Bữa cơm tối thân mật (cô bé tóc đen ngồi bên trái người bố đầy râu là gốc Việt).
Em nhớ có một hôm, chính xác là ngày thứ 2 của tuần thứ 3 trong tháng 1 khi toàn nước Mỹ được nghỉ lễ để tưởng nhớ vị luật sư Martin Luther King, em đến thăm một trường trung học ở Oregon. Ngày lễ được tổ chức kỉ niệm hết sức trọng thể với tâm điểm là khi một bác trai người da màu lên đọc lại bài phát biểu bất hủ của M. King “Tôi có một giấc mơ”. Nếu cụ nào đã từng đến thăm đài tưởng niệm của tổng thống Lincoln tại D.C thì cũng nên biết đó chính là nơi bác King đọc bài diễn văn này (hiện vẫn còn khắc dòng chữ “I have a dream” năm nào). Một giấc mơ về sự bình quyền của các màu da được chính thức cụ thể hóa qua từng câu chữ, và thực ra vẫn còn ảnh hưởng đến nước Mỹ ngày nay. Em sẽ nói về phân biệt chủng tộc ở những phần sau.
Buổi lễ tưởng niệm bác M. King tại 1 trường trung học. Các bạn nữ học trung học mà nom gìa chát các cụ nhể:
Buổi lễ tại trường học được tiếp tục bằng các hoạt động cộng đồng. Bọn em đi cùng các bạn học sinh đến một trường tiểu học để dọn dẹp vệ sinh, trang trí lại phòng ốc. Cũng giống như những ngày “lao động xhcn” năm nao ở quê mình, đứa thì xúc rác, đứa đem đổ, đứa thì dán tường, đứa thì vẽ…..Nói chung bọn tư bản giãy chết cũng có biết lao động chân tay chứ không phải chỉ ngồi đó bóc lột. (Các cụ cười đểu em nhá, em biết).
Bọn em dọn rác vẽ tường tại một trường tiểu học:
Những ngày tiếp theo em được đi gặp gỡ thăm thú rất nhiều nơi ở Portland như tòa án nơi có buổi nói chuyện với một cô thẩm phán trẻ măng, hay một buổi tối gặp gỡ với một tổ chức xã hội của thanh niên địa phương (hẳn là giống kiểu Đoàn TNCS HCM ở quê mình). Nhìn chung là người Việt để lại ấn tượng tốt đối với người Mỹ bản địa ở những nơi em đến. Em nhớ mãi lần đến thăm cộng đồng người thổ dân da đỏ tại hạ lưu sông Columbia thuộc tiểu bang Oregon. Cộng đồng Indian này sinh sống trong một khu tự trị và hoạt động của họ chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ loài cá hồi đặc hữu trên dòng sông này chống lại các hoạt động xâm lấn, oánh bắt trái phép hay làm thủy điện xâm hại. Hôm đó có bác trai già (chức sắc kiểu như tù trưởng ý, nhưng không có lông tờ rym trên đầu đâu), cùng một số bác Idian đón bọn em cùng một đoàn người Maori ở bên Tân Tây Lan sang tơi. Khi em tự giới thiệu là người An Nam sang thăm, bác tù trưởng tỏ vẻ xúc động và nói chuyện với em rất lâu. Câu chuyện xoay quanh nước Mỹ, sự nô dịch và phân biệt chủng tộc. Trước khi tạm biệt nhau để em ra về, bác trai da đỏ ngân ngấn nước mắt bảo em một câu, em trích dẫn không nguyên văn: “Bên quê các cháu còn có cơ oánh thắng mấy thằng Mỹ và thực tế thì thắng cmnr. Còn chỗ bác, éo bao giờ thắng Mỹ luôn. Bác nói cho nó vuông là éo bao giờ có cơ hội bật lại bọn da trắng nữa. Thế mới đau”.
Còn tiếp….
Khoảng thời gian ở Portland, Oregon là quảng thời gian em thích nhất ở nước Mỹ. Có lẽ em hợp với cuộc sống yên ả hơn là những nơi nhộn nhịp sầm uất. Ngoài ra con người ở nơi này cũng hết sức đáng mến và thân tình.
Có một tối thông qua tổ chức đoàn thể tại địa phươmg em được mời đến ăn cơm với gia đình của một cặp vợ chồng người Mỹ. Họ muốn em đến để nói chuyện với người con gái lớn nhất của mình được nhận nuôi từ khi còn nhở tại một tỉnh Tây Nguyên Việt nam năm nào. Bữa cơm rất ấm cúng, ngoài trời rất lạnh, có diệu vang đỏ, có thịt nướng và các món ăn ngon. Cô bé được nhận nuôi năm nào cũng thành thiếu nữ, không nói được tiếng Việt và cũng chỉ còn lại sự tò mò về 1 nơi xa lắc nào đó mà cô bé chưa được quay về. Hai vợ chồng nhận nuôi cứ nài nỉ em hãy kể về mọi thứ nơi cô bé được sinh ra để cô gái hình dung được dễ dàng hơn. Những cánh rừng giờ toàn trồng cà phê, những con đường bụi đỏ đất, những con phố xe máy nhiều hơn ô tô, những quán cà phê im ắng hay ầm ĩ đâu đó…là những gì em có thể kể. Không khí đôi lúc trầm xuống, đôi lúc ngập tiếng cười.
Bữa cơm tối thân mật (cô bé tóc đen ngồi bên trái người bố đầy râu là gốc Việt).
Em nhớ có một hôm, chính xác là ngày thứ 2 của tuần thứ 3 trong tháng 1 khi toàn nước Mỹ được nghỉ lễ để tưởng nhớ vị luật sư Martin Luther King, em đến thăm một trường trung học ở Oregon. Ngày lễ được tổ chức kỉ niệm hết sức trọng thể với tâm điểm là khi một bác trai người da màu lên đọc lại bài phát biểu bất hủ của M. King “Tôi có một giấc mơ”. Nếu cụ nào đã từng đến thăm đài tưởng niệm của tổng thống Lincoln tại D.C thì cũng nên biết đó chính là nơi bác King đọc bài diễn văn này (hiện vẫn còn khắc dòng chữ “I have a dream” năm nào). Một giấc mơ về sự bình quyền của các màu da được chính thức cụ thể hóa qua từng câu chữ, và thực ra vẫn còn ảnh hưởng đến nước Mỹ ngày nay. Em sẽ nói về phân biệt chủng tộc ở những phần sau.
Buổi lễ tưởng niệm bác M. King tại 1 trường trung học. Các bạn nữ học trung học mà nom gìa chát các cụ nhể:
Buổi lễ tại trường học được tiếp tục bằng các hoạt động cộng đồng. Bọn em đi cùng các bạn học sinh đến một trường tiểu học để dọn dẹp vệ sinh, trang trí lại phòng ốc. Cũng giống như những ngày “lao động xhcn” năm nao ở quê mình, đứa thì xúc rác, đứa đem đổ, đứa thì dán tường, đứa thì vẽ…..Nói chung bọn tư bản giãy chết cũng có biết lao động chân tay chứ không phải chỉ ngồi đó bóc lột. (Các cụ cười đểu em nhá, em biết).
Bọn em dọn rác vẽ tường tại một trường tiểu học:
Những ngày tiếp theo em được đi gặp gỡ thăm thú rất nhiều nơi ở Portland như tòa án nơi có buổi nói chuyện với một cô thẩm phán trẻ măng, hay một buổi tối gặp gỡ với một tổ chức xã hội của thanh niên địa phương (hẳn là giống kiểu Đoàn TNCS HCM ở quê mình). Nhìn chung là người Việt để lại ấn tượng tốt đối với người Mỹ bản địa ở những nơi em đến. Em nhớ mãi lần đến thăm cộng đồng người thổ dân da đỏ tại hạ lưu sông Columbia thuộc tiểu bang Oregon. Cộng đồng Indian này sinh sống trong một khu tự trị và hoạt động của họ chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ loài cá hồi đặc hữu trên dòng sông này chống lại các hoạt động xâm lấn, oánh bắt trái phép hay làm thủy điện xâm hại. Hôm đó có bác trai già (chức sắc kiểu như tù trưởng ý, nhưng không có lông tờ rym trên đầu đâu), cùng một số bác Idian đón bọn em cùng một đoàn người Maori ở bên Tân Tây Lan sang tơi. Khi em tự giới thiệu là người An Nam sang thăm, bác tù trưởng tỏ vẻ xúc động và nói chuyện với em rất lâu. Câu chuyện xoay quanh nước Mỹ, sự nô dịch và phân biệt chủng tộc. Trước khi tạm biệt nhau để em ra về, bác trai da đỏ ngân ngấn nước mắt bảo em một câu, em trích dẫn không nguyên văn: “Bên quê các cháu còn có cơ oánh thắng mấy thằng Mỹ và thực tế thì thắng cmnr. Còn chỗ bác, éo bao giờ thắng Mỹ luôn. Bác nói cho nó vuông là éo bao giờ có cơ hội bật lại bọn da trắng nữa. Thế mới đau”.
Còn tiếp….