Cách đây chục năm em cũng làm nhà thầu, tham gia làm hồ sơ thầu rồi mở thầu cũng nhiều. Trong qui chế chấm thầu, yếu tố giá em nhớ chỉ chiếm khoảng 20÷30% tổng số điểm để xét đạt hay không đạt, còn lại là năng lực (nhân lực, thiết bị, kinh ngiệm, tài chính,....). Cái này em thấy hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, ngay sau khi mở thầu kết thúc (chưa cần biết kết quả chấm thầu), các nhà thầu đã biết 99% khả năng trúng hay là trượt sau khi so sánh giá của mình với các đơn vị khác cùng tham gia. Nên cạnh tranh về giá là điều đầu tiên đơn vị nào cũng nghĩ đến. Thành ra các nhà thầu tự làm khó mình.
Ngày trước em có đọc một bài báo (cũng lá cải thôi), họ nói rằng bên TQ các doanh nghiệp (nói chung, không riêng gì xây dựng) đi trước họ luôn có trách nhiệm dìu dắt các doanh nghiệp ra đời sau (họ sẵn sàng nhường khách nhỏ, phù hợp với doanh nghiệp mới, còn họ đi tìm kiếm những khách hàng lớn hơn, quá trình điều tiết này có sự tham dự của cơ quan quản lý NN). Thiết nghĩ ở mình theo em cũng vậy, các doanh nghiệp lớn nên trọn các gói phù hợp, các gói nhỏ hơn nên nhường các doanh nghiệp nhỏ hơn.
Nói đến đây, chắc có cụ lại nói "thị trường (thương trường) là chiến trường, ai mạnh hơn thì sống". Đúng, nói vậy cũng không sai, nhưng cứ cạnh tranh kiểu sát ván về giá thì kết quả ai cũng nhìn thấy rồi, to hay bé rồi cũng toi cả.